Danh mục

Nhân tố tác động đến quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 - 2016)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tế cho thấy, sự phát triển của quan hệ LB Nga – Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến những thay đổi của môi trường địa chính trị thế giới và khu vực đầu thế kỉ XXI, lợi ích và tính toán chính sách của hai bên trong bối cảnh mới và cả những tác động của nhân tố lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố tác động đến quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 - 2016) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 125-133 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0018 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LIÊN BANG NGA – VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2000 – 2016) Vũ Thị Hồng Chuyên Khoa Du lịch, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Liên Xô - Việt Nam trước đây, hiện nay là quan hệ Liên bang (LB) Nga - Việt Nam là một trong những mối quan hệ hữu nghị hợp tác có lịch sử lâu đời và có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả hai bên. Trải qua hơn 65 năm phát triển kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 đến nay, với những biến động thăng trầm của tình hình thế giới, khu vực, cùng những điều chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi nước, quan hệ LB Nga – Việt Nam được nâng lên tầm cao mới: quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Thực tế cho thấy, sự phát triển của quan hệ LB Nga – Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến những thay đổi của môi trường địa chính trị thế giới và khu vực đầu thế kỉ XXI, lợi ích và tính toán chính sách của hai bên trong bối cảnh mới và cả những tác động của nhân tố lịch sử. Từ khóa: Quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam, chính sách đối ngoại Liên bang Nga, chính sách đối ngoại Việt Nam, nhân tố quốc tế, nhân tố khu vực. 1. Mở đầu Quan hệ LB Nga – Việt Nam đã trải qua chặng đường phát triển 65 năm và là mối quan hệ có nền tảng vững chắc trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống từ nhiều năm trong lịch sử. Để có thể hiểu rõ những chuyển biến trong quan hệ LB Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, một trong những vấn đề quan trọng là đặt mối quan hệ này trong bối cảnh chung của tình hình thế giới, khu vực cũng như sự tương đồng lợi ích chiến lược từ hai phía. Một số công trình của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: Công trình Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới [9] của tác giả Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh đã trình bày khái quát những thay đổi của điều kiện quốc tế, cũng như của Nga và Việt Nam, trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích hiện trạng và tiềm năng hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế. Trong công trình Hợp tác chiến lược Việt – Nga, những quan điểm, thực trạng và triển vọng [7], tác giả Vũ Đình Hòe - Nguyễn Đình Giáp đã tập trung phân tích các quan điểm, quan niệm đối tác chiến lược, nội dung, yêu cầu của nó và thực trạng của quan hệ Việt – Nga, cũng như có chỉ ra một số nhân tố chủ yếu tác động đến hợp tác chiến lược hai nước. Các công trình viết về quan hệ Nga – ASEAN cũng đã dành một số trang nhất định để viết về vị trí của Việt Nam trong quan hệ Nga – ASEAN và khái quát về bối cảnh quốc tế, khu vực Ngày nhận bài: 13/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017 Liên hệ: Vũ Thị Hồng Chuyên, e-mail: vuhongchuyenhp@gmail.com 125 Vũ Thị Hồng Chuyên những năm đầu thế kỉ XXI [11, 12]. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế và kỉ yếu hội thảo khoa học...Tác giả Đinh Công Tuấn đã đi vào khai thác nhân tố quốc tế, khu vực và yếu tố tính chất quốc gia tác động đến quan hệ Nga – Việt vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI [15]. Tác giả Mai Hoài Anh cũng đã khái quát về tình hình thế giới và khu vực tác động đến hợp tác phát triển giữa Việt Nam – ASEAN với LB Nga những năm đầu thế kỉ XXI [1]. Về phía các học giả Nga, có một số bài viết đề cập đến quan hệ LB Nga – Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, tiêu biểu là bài viết Liên Bang Nga-Việt Nam: Tiến tới đối tác chiến lược toàn diện [16]. Trong bài viết này, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về những tiền đề cần thiết để phát triển năng động và bền vững quan hệ đối tác chiến lược toàn diện LB Nga – Việt Nam. Trong cuốn sách Việt Nam Today (xuất bản bằng tiếng Nga năm 2015), Giáo sư Vladimir M. Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga đã có những đánh giá tích cực về vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên trường quốc tế và triển vọng phát triển quan hệ song phương. Nhìn chung các công trình, bài viết nêu trên có đề cập đến một số nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Việt đầu thế kỉ XXI dưới góc độ khái quát hoặc nếu có đi sâu thì chỉ tập trung khai thác ở một số nhân tố chủ yếu. Cho đến nay, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện về những nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Việt giai đoạn (2000 – 2016). Đây chính là nội dung bài viết muốn quan tâm giải quyết. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Nhân tố quốc tế: Những chuyển biến của tình hình thế giới đầu thế kỉ XXI Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những chuyển biến sâu sắc, trước hết đó là quá trình toàn cầu hóa - quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế bao trùm, lôi cuốn các nước trên thế giới tham gia. Các nước vừa tăng cường hợp tác vừa gia tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới, dù ở bất cứ cấp độ phát triển nào đều nỗ lực hợp tác, liên kết và hội nhập. Bị kiềm chế bởi các vấn đề: vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học nên giữa các nước lớn khó có thể xảy ra cuộc chiến tranh toàn diện thay vào đó là công nhận duy trì nền hòa bình. Các nước đang phát triển tranh thủ môi trường hòa bình để tập trung phát triển nội lực, khai thác lợi thế bên ngoài bằng việc gia tăng hợp tác và liên kết với nước khác nhằm tạo nên đối trọng với các cường quốc hoặc những nước lớn hơn. Do đó, xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, là xu thế đáp ứng nguyện vọng của tất cả quốc gia trên thế giới bao gồm cả nước lớn - nhỏ, phát triển - đang phát triển, trong đó có LB Nga và Việt Nam. Chiến tranh Lạnh kết thúc, chấm dứt thời kì chạy đua vũ trang giữa hai phe đối lập, trật tự thế giới chuyển từ trật tự hai cực sang trạng thái “nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều: