Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 138.41 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) có sức thu hút đặc biệt đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước. Bởi trong kiệt tác này, Nguyễn Du đã tái hiện được cả một thế giới với những nhân vật thật hơn cả người thật. Hoạn Thư là một trong số đó. Sự phức tạp và tính đa diện của nhân vật này có phải là mâu thuẫn trong thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả?Đã có rất nhiều nhận xét, đánh giá khác nhau và nhiều khi mâu thuẫn, đối lập nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) có sức thu hút đặc biệt đối với giớinghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước. Bởi trong kiệt tác này, Nguyễn Duđã tái hiện được cả một thế giới với những nhân vật thật hơn cả người thật. Hoạn Thưlà một trong số đó. Sự phức tạp và tính đa diện của nhân vật này có phải là mâu thuẫntrong thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả? Đã có rất nhiều nhận xét, đánh giá khác nhau và nhiều khi mâu thuẫn, đối lậpnhau về Hoạn Thư. Nhìn chung, những nghiên cứu này có thể chia làm hai hướng. Thứ nhất, Hoạn Thư được nhìn nhận như là một nhân vật phản diện và cùngvới các nhân vật phản diện khác, Hoạn Thư là nguyên nhân làm cho Kiều phải gánhchịu bao nỗi bất hạnh. Như vậy thì về cơ bản, Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanhchỉ là một bản sao từ Kim Vân Kiều truyện. Các tác giả đều thống nhất với nhau rằng,Hoạn Thư là biểu tượng của cái ghen khủng khiếp, một con người lắm mưu, nhiều kế,một kẻ ác độc đến tàn nhẫn, sẵn sàng chà đạp lên phẩm giá con người để trả mối tưthù. Ngược lại với cách nhìn trên, có một số nhà nghiên cứu lại coi Hoạn Thư cũngchỉ là một nhân vật bi kịch, một nạn nhân trong tác phẩm. Điều này được họ chứngminh khi chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du trong các tình tiết, sự thay đổi tính chấtmối quan hệ giữa Hoạn Thư, Thúy Kiều và Thúc Sinh trong Đoạn trường tân thanh. Đặc biệt, giữa Hoạn Thư và Thúy Kiều không tồn tại mối quan hệ đối lập màhọ là những người “tri âm, tri kỉ” của nhau. Như thế, bước sang Đoạn trường tânthanh, Hoạn Thư đã trở thành một con người mới. Nguyễn Du đã thể hiện tài năngxuất sắc của mình trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật này. Vậy thìcuối cùng, Hoạn Thư là nhân vật phản diện hay bi kịch? Và điều đó có ý nghĩa nhưthế nào khi nghiên cứu Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du trong tương quan sosánh với Kim Vân Kiều truyện? Thiển nghĩ, đó là câu hỏi không dễ trả lời trong mộtbài viết. Con người không thể tồn tại tách rời xã hội, nói cách khác con người luôn phảisống trong một môi trường nhất định và bản chất con người luôn được bộc lộ thôngqua những mối quan hệ trong môi trường ấy. Mác nói: “Con người là tổng hoà cácmối quan hệ xã hội”. Nghĩa là, khi ta muốn tìm hiểu bản chất một con người cụ thể thìcần phải xem xét đến những mối quan hệ xã hội của con người đó. Con người trong văn học cũng luôn được đặt trong những mối quan hệ phongphú, phức tạp và qua đó, nhà văn sẽ xây dựng cho nhân vật của mình những cuộc đời,số phận và tính cách khác nhau. Trong Đoạn trường tân thanh, bên cạnh Thúy Kiều,Hoạn Thư là một nhân vật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nghiên cứu Đông Hồ từng nhận xét, nếu không có Hoạn Thư thì Đoạntrường tân thanh sẽ “sụt đi hết nửa phần giá trị”. Ông khẳng định Hoạn Thư là “mộtnhân vật lạ lùng kì tuyệt phi thường” và “ví phỏng không có vai trò của Hoạn Thư thìquyển Truyện Kiều là một câu chuyện nhạt quá”. Nghiên cứu về thân phận của HoạnThư thì không gì bằng đặt nhân vật này trong mối quan hệ với Kiều và Thúc Sinh. Để làm thay đổi tính cách của Hoạn Thư, trước hết Nguyễn Du đã làm thay đổitính cách của Thúc Sinh. Sang đến Đoạn trường tân thanh, chàng Thúc không còn mộtchút chí khí nào (dù cũng là ít ỏi) như trong Kim Vân Kiều truyện. Một chàng Thúccó đôi lúc cương cường biến mất để nhường chỗ cho một Thúc Sinh trí tuệ thấp kém,đớn hèn và bạc nhược. Vì vậy, Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh trở nên bảnlĩnh, thông minh, sắc sảo, “thiệp thế biết điều” hơn rất nhiều so với Hoạn Thư trongnguyên tác. Việc lược bớt, đảo và thêm vào một số chi tiết cũng làm thay đổi tính cáchcủa Hoạn Thư. Đến Đoạn trường tân thanh, một Hoạn Thư nanh nọc và tàn ác đã được thay thếbởi một Hoạn Thư vị tha, độ lượng. Với việc lược đi một số tình tiết biểu hiện sự ghêgớm, tàn độc của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã chứng tỏ ông rất đề cao tấm lòng liên tài,sự tri ngộ, biết cảm thông, chia sẻ ở nhân vật này. Đây là điều khác nhau cơ bản giữaHoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh và Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện. Từ việc thay đổi tính cách của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã làm thay đổi số phậncủa nhân vật này. Bước sang Đoạn trường tân thanh, Hoạn Thư đã trở thành một nhânvật bi kịch và để làm được điều này, Nguyễn Du đã thay đổi tính chất mối quan hệgiữa Hoạn Thư và Thúc Sinh, Hoạn Thư với Thúy Kiều. Quan hệ vợ chồng giữa Thúc Sinh và Hoạn Thư không hề bình thường bởitrước hết đây là mối quan hệ mang tính đẳng cấp. Thúc Sinh chưa bao giờ là mộtngười chồng theo đúng nghĩa của nó mà trong tay Hoạn Thư, trước sau anh ta cũngchỉ là một con rối, một thằng hề mà thôi. Sự đối lập - tương phản về tính cách giữa vợchồng Thúc - Hoạn chưa phải là bi kịch lớn nhất của Hoạn Thư mà ở nàng còn mộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) có sức thu hút đặc biệt đối với giớinghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước. Bởi trong kiệt tác này, Nguyễn Duđã tái hiện được cả một thế giới với những nhân vật thật hơn cả người thật. Hoạn Thưlà một trong số đó. Sự phức tạp và tính đa diện của nhân vật này có phải là mâu thuẫntrong thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả? Đã có rất nhiều nhận xét, đánh giá khác nhau và nhiều khi mâu thuẫn, đối lậpnhau về Hoạn Thư. Nhìn chung, những nghiên cứu này có thể chia làm hai hướng. Thứ nhất, Hoạn Thư được nhìn nhận như là một nhân vật phản diện và cùngvới các nhân vật phản diện khác, Hoạn Thư là nguyên nhân làm cho Kiều phải gánhchịu bao nỗi bất hạnh. Như vậy thì về cơ bản, Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanhchỉ là một bản sao từ Kim Vân Kiều truyện. Các tác giả đều thống nhất với nhau rằng,Hoạn Thư là biểu tượng của cái ghen khủng khiếp, một con người lắm mưu, nhiều kế,một kẻ ác độc đến tàn nhẫn, sẵn sàng chà đạp lên phẩm giá con người để trả mối tưthù. Ngược lại với cách nhìn trên, có một số nhà nghiên cứu lại coi Hoạn Thư cũngchỉ là một nhân vật bi kịch, một nạn nhân trong tác phẩm. Điều này được họ chứngminh khi chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du trong các tình tiết, sự thay đổi tính chấtmối quan hệ giữa Hoạn Thư, Thúy Kiều và Thúc Sinh trong Đoạn trường tân thanh. Đặc biệt, giữa Hoạn Thư và Thúy Kiều không tồn tại mối quan hệ đối lập màhọ là những người “tri âm, tri kỉ” của nhau. Như thế, bước sang Đoạn trường tânthanh, Hoạn Thư đã trở thành một con người mới. Nguyễn Du đã thể hiện tài năngxuất sắc của mình trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật này. Vậy thìcuối cùng, Hoạn Thư là nhân vật phản diện hay bi kịch? Và điều đó có ý nghĩa nhưthế nào khi nghiên cứu Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du trong tương quan sosánh với Kim Vân Kiều truyện? Thiển nghĩ, đó là câu hỏi không dễ trả lời trong mộtbài viết. Con người không thể tồn tại tách rời xã hội, nói cách khác con người luôn phảisống trong một môi trường nhất định và bản chất con người luôn được bộc lộ thôngqua những mối quan hệ trong môi trường ấy. Mác nói: “Con người là tổng hoà cácmối quan hệ xã hội”. Nghĩa là, khi ta muốn tìm hiểu bản chất một con người cụ thể thìcần phải xem xét đến những mối quan hệ xã hội của con người đó. Con người trong văn học cũng luôn được đặt trong những mối quan hệ phongphú, phức tạp và qua đó, nhà văn sẽ xây dựng cho nhân vật của mình những cuộc đời,số phận và tính cách khác nhau. Trong Đoạn trường tân thanh, bên cạnh Thúy Kiều,Hoạn Thư là một nhân vật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nghiên cứu Đông Hồ từng nhận xét, nếu không có Hoạn Thư thì Đoạntrường tân thanh sẽ “sụt đi hết nửa phần giá trị”. Ông khẳng định Hoạn Thư là “mộtnhân vật lạ lùng kì tuyệt phi thường” và “ví phỏng không có vai trò của Hoạn Thư thìquyển Truyện Kiều là một câu chuyện nhạt quá”. Nghiên cứu về thân phận của HoạnThư thì không gì bằng đặt nhân vật này trong mối quan hệ với Kiều và Thúc Sinh. Để làm thay đổi tính cách của Hoạn Thư, trước hết Nguyễn Du đã làm thay đổitính cách của Thúc Sinh. Sang đến Đoạn trường tân thanh, chàng Thúc không còn mộtchút chí khí nào (dù cũng là ít ỏi) như trong Kim Vân Kiều truyện. Một chàng Thúccó đôi lúc cương cường biến mất để nhường chỗ cho một Thúc Sinh trí tuệ thấp kém,đớn hèn và bạc nhược. Vì vậy, Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh trở nên bảnlĩnh, thông minh, sắc sảo, “thiệp thế biết điều” hơn rất nhiều so với Hoạn Thư trongnguyên tác. Việc lược bớt, đảo và thêm vào một số chi tiết cũng làm thay đổi tính cáchcủa Hoạn Thư. Đến Đoạn trường tân thanh, một Hoạn Thư nanh nọc và tàn ác đã được thay thếbởi một Hoạn Thư vị tha, độ lượng. Với việc lược đi một số tình tiết biểu hiện sự ghêgớm, tàn độc của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã chứng tỏ ông rất đề cao tấm lòng liên tài,sự tri ngộ, biết cảm thông, chia sẻ ở nhân vật này. Đây là điều khác nhau cơ bản giữaHoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh và Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện. Từ việc thay đổi tính cách của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã làm thay đổi số phậncủa nhân vật này. Bước sang Đoạn trường tân thanh, Hoạn Thư đã trở thành một nhânvật bi kịch và để làm được điều này, Nguyễn Du đã thay đổi tính chất mối quan hệgiữa Hoạn Thư và Thúc Sinh, Hoạn Thư với Thúy Kiều. Quan hệ vợ chồng giữa Thúc Sinh và Hoạn Thư không hề bình thường bởitrước hết đây là mối quan hệ mang tính đẳng cấp. Thúc Sinh chưa bao giờ là mộtngười chồng theo đúng nghĩa của nó mà trong tay Hoạn Thư, trước sau anh ta cũngchỉ là một con rối, một thằng hề mà thôi. Sự đối lập - tương phản về tính cách giữa vợchồng Thúc - Hoạn chưa phải là bi kịch lớn nhất của Hoạn Thư mà ở nàng còn mộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngữ văn phổ thông văn mẫu lớp 10 tài liệu lớp 10 ôn thi văn lớp 10 bài giảng văn lớp 10Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 66 0 0 -
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học
6 trang 58 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích truyện Tam đại con gà
9 trang 43 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về lòng yêu thương con người
7 trang 36 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
27 trang 32 0 0 -
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 trang 31 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 29 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong Ramayana
7 trang 29 0 0 -
Tìm hiểu Một thời đại trong thi ca
7 trang 29 0 0