Nhân vật huyền thoại trong chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 135.33 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyện cũ viết lại là một trong ba tập truyện ngắn của nhà văn Lỗ Tấn. Không mô phỏng hiện thực một cách đơn thuần, tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao để ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, qua đó thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Với phương thức huyền thoại, Chuyện cũ viết lại thể hiện một tâm thức mới, đề cao tính chất hư cấu, tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật huyền thoại trong chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 9-16 NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI TRONG CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: maichanhnguyen@gmail.com Tóm tắt. Chuyện cũ viết lại là một trong ba tập truyện ngắn của nhà văn Lỗ Tấn. Không mô phỏng hiện thực một cách đơn thuần, tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao để ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, qua đó thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Với phương thức huyền thoại, Chuyện cũ viết lại thể hiện một tâm thức mới, đề cao tính chất hư cấu, tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật. Cách làm đó gợi nhiều điều thú vị cho độc giả khi thưởng thức tác phẩm. Từ khóa: Chuyện cũ viết lại, Lỗ Tấn, nhân vật huyền thoại, hình tượng nghệ thuật. 1. Mở đầu Lỗ Tấn là nhà văn có bút pháp sáng tác đa dạng. Hai mươi nhăm truyện ngắn trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng của ông đã chứng minh điều đó, mỗi tác phẩm là một hình thức mới, không hề lặp lại. Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) mặc dù không được đánh giá cao như hai tập truyện trên nhưng cũng mang phong cách thể hiện hết sức mới mẻ. Tác phẩm được coi là “một đóng góp lớn trong việc tìm tòi hình thức nghệ thuật ở Trung Quốc” [1]. Tuy nhiên, khác với truyện ngắn lịch sử truyền thống, Chuyện cũ viết lại không tuân thủ tiêu chí phản ánh hiện thực “giống như thật”, mà có sự sáng tạo theo tinh thần nghệ thuật hiện đại, chuyên chở những thông điệp gắn với các vấn đề “nhạy cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Hiện thực ở đây cũng không tuân theo nguyên tắc “chân thực, lịch sử, cụ thể” như các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực đương thời, mà được phản ánh thông qua phương thức nghệ thuật có xu hướng trở thành kĩ thuật sáng tác của văn chương hiện đại - đó là phương thức huyền thoại. 2. Nội dung nghiên cứu Huyền thoại là khái niệm chỉ hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thuỷ: lấy tưởng tượng để giải thích các hiện tượng thế giới. Theo quan điểm hiện đại, huyền thoại cũng có nghĩa là những câu chuyện có tính chất hư tưởng và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Huyền thoại gắn với yếu tố hoang đường, ở đó sự thật được che giấu bởi lớp áo kì ảo. Huyền thoại hiện đại có thể không sử dụng đậm đặc các yếu tố hoang đường, 9 Nguyễn Thị Mai Chanh tính kì lạ thể hiện qua việc nhà văn “nhào nặn khác đi những chi tiết đời thường để tạo nên một thế giới của riêng tác phẩm, thế giới ấy gợi nên mối tương đồng nào đó với thế giới hiện thực” [2]. Chuyện cũ viết lại thuộc dạng vẫn giữ nguyên cốt truyện và nhân vật trong các huyền thoại xưa, đồng thời có sự bổ sung những chi tiết mới. Sử dụng phương thức huyền thoại, mục đích chính của tác giả không nhằm “vượt thoát” cái nhìn thiên kiến, tập thể về các nhân vật lịch sử hay “cảm nhận lịch sử khác đi”, mà để thông qua đó, thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao, nhà văn ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, huyền thoại còn là cách thức hữu hiệu giúp nhà văn tìm lối thoát về tinh thần sau một loạt vấn đề tư tưởng khiến ông rơi vào tâm trạng cô đơn, bế tắc trong một giai đoạn khổ đau của cuộc đời, đúng như lời tâm sự của tác giả trong bài tựa tập truyện: “. . . tôi một mình sống trong ngôi nhà xây đá ở Hạ Môn, nhìn ra biển cả, dở chồng sách cổ, xung quanh không có sự sống của con người, trong lòng hết sức trống trải. . . Lúc bấy giờ, tôi không muốn nghĩ đến chuyện trước mắt, vì thế mà hồi ức lại thời dĩ vãng, viết mười thiên Nhặt cánh hoa tàn và lượm lặt truyền thuyết đời xưa, chuẩn bị viết thành tám truyện trong Chuyện cũ viết lại này” [4]. 2.1. Lấy nguyên liệu từ những mẩu “chuyện xưa, tích cũ” để xây dựng cốt truyện, các thiên truyện trong Chuyện cũ viết lại một mặt vẫn mang đậm màu sắc “cổ xưa”. Người đọc không tìm thấy nơi đây “nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình”, mà bắt gặp các nhân vật thần thoại và lịch sử quen thuộc. Lỗ Tấn ngược dòng thời gian tìm về với những con người xa xưa trong quá khứ. Đó là Nữ Oa luyện đá vá trời (Vá trời); Thường Nga ăn trộm thuốc trường sinh, bay lên mặt trăng (Lên trăng); Vũ trị thuỷ ngăn lũ (Trị thuỷ); Bá Di, Thúc Tề giữ nghĩa, quyết không ăn lúa nhà Chu, nhịn đói chết ở núi Thú Dương (Hái rau vi); Mi Gian Xích báo thù cho cha (Luyện kiếm); Lão tử “xuất quan” lui về ở ẩn (Xuất quan); Mặc tử sang Sở “phản đối chiến tranh” (Phản đối chiến tranh)... Ngoài ra, chúng ta còn thấy thấp thoáng bóng dáng một số nhân vật lịch sử khác qua những huyền thoại ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật huyền thoại trong chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 9-16 NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI TRONG CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: maichanhnguyen@gmail.com Tóm tắt. Chuyện cũ viết lại là một trong ba tập truyện ngắn của nhà văn Lỗ Tấn. Không mô phỏng hiện thực một cách đơn thuần, tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao để ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, qua đó thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Với phương thức huyền thoại, Chuyện cũ viết lại thể hiện một tâm thức mới, đề cao tính chất hư cấu, tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật. Cách làm đó gợi nhiều điều thú vị cho độc giả khi thưởng thức tác phẩm. Từ khóa: Chuyện cũ viết lại, Lỗ Tấn, nhân vật huyền thoại, hình tượng nghệ thuật. 1. Mở đầu Lỗ Tấn là nhà văn có bút pháp sáng tác đa dạng. Hai mươi nhăm truyện ngắn trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng của ông đã chứng minh điều đó, mỗi tác phẩm là một hình thức mới, không hề lặp lại. Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) mặc dù không được đánh giá cao như hai tập truyện trên nhưng cũng mang phong cách thể hiện hết sức mới mẻ. Tác phẩm được coi là “một đóng góp lớn trong việc tìm tòi hình thức nghệ thuật ở Trung Quốc” [1]. Tuy nhiên, khác với truyện ngắn lịch sử truyền thống, Chuyện cũ viết lại không tuân thủ tiêu chí phản ánh hiện thực “giống như thật”, mà có sự sáng tạo theo tinh thần nghệ thuật hiện đại, chuyên chở những thông điệp gắn với các vấn đề “nhạy cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Hiện thực ở đây cũng không tuân theo nguyên tắc “chân thực, lịch sử, cụ thể” như các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực đương thời, mà được phản ánh thông qua phương thức nghệ thuật có xu hướng trở thành kĩ thuật sáng tác của văn chương hiện đại - đó là phương thức huyền thoại. 2. Nội dung nghiên cứu Huyền thoại là khái niệm chỉ hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thuỷ: lấy tưởng tượng để giải thích các hiện tượng thế giới. Theo quan điểm hiện đại, huyền thoại cũng có nghĩa là những câu chuyện có tính chất hư tưởng và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Huyền thoại gắn với yếu tố hoang đường, ở đó sự thật được che giấu bởi lớp áo kì ảo. Huyền thoại hiện đại có thể không sử dụng đậm đặc các yếu tố hoang đường, 9 Nguyễn Thị Mai Chanh tính kì lạ thể hiện qua việc nhà văn “nhào nặn khác đi những chi tiết đời thường để tạo nên một thế giới của riêng tác phẩm, thế giới ấy gợi nên mối tương đồng nào đó với thế giới hiện thực” [2]. Chuyện cũ viết lại thuộc dạng vẫn giữ nguyên cốt truyện và nhân vật trong các huyền thoại xưa, đồng thời có sự bổ sung những chi tiết mới. Sử dụng phương thức huyền thoại, mục đích chính của tác giả không nhằm “vượt thoát” cái nhìn thiên kiến, tập thể về các nhân vật lịch sử hay “cảm nhận lịch sử khác đi”, mà để thông qua đó, thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao, nhà văn ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, huyền thoại còn là cách thức hữu hiệu giúp nhà văn tìm lối thoát về tinh thần sau một loạt vấn đề tư tưởng khiến ông rơi vào tâm trạng cô đơn, bế tắc trong một giai đoạn khổ đau của cuộc đời, đúng như lời tâm sự của tác giả trong bài tựa tập truyện: “. . . tôi một mình sống trong ngôi nhà xây đá ở Hạ Môn, nhìn ra biển cả, dở chồng sách cổ, xung quanh không có sự sống của con người, trong lòng hết sức trống trải. . . Lúc bấy giờ, tôi không muốn nghĩ đến chuyện trước mắt, vì thế mà hồi ức lại thời dĩ vãng, viết mười thiên Nhặt cánh hoa tàn và lượm lặt truyền thuyết đời xưa, chuẩn bị viết thành tám truyện trong Chuyện cũ viết lại này” [4]. 2.1. Lấy nguyên liệu từ những mẩu “chuyện xưa, tích cũ” để xây dựng cốt truyện, các thiên truyện trong Chuyện cũ viết lại một mặt vẫn mang đậm màu sắc “cổ xưa”. Người đọc không tìm thấy nơi đây “nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình”, mà bắt gặp các nhân vật thần thoại và lịch sử quen thuộc. Lỗ Tấn ngược dòng thời gian tìm về với những con người xa xưa trong quá khứ. Đó là Nữ Oa luyện đá vá trời (Vá trời); Thường Nga ăn trộm thuốc trường sinh, bay lên mặt trăng (Lên trăng); Vũ trị thuỷ ngăn lũ (Trị thuỷ); Bá Di, Thúc Tề giữ nghĩa, quyết không ăn lúa nhà Chu, nhịn đói chết ở núi Thú Dương (Hái rau vi); Mi Gian Xích báo thù cho cha (Luyện kiếm); Lão tử “xuất quan” lui về ở ẩn (Xuất quan); Mặc tử sang Sở “phản đối chiến tranh” (Phản đối chiến tranh)... Ngoài ra, chúng ta còn thấy thấp thoáng bóng dáng một số nhân vật lịch sử khác qua những huyền thoại ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyện cũ viết lại Lỗ Tấn Nhân vật huyền thoại Hình tượng nghệ thuật Cố sự tân biên Văn học Trung QuốcTài liệu liên quan:
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Bảy Mươi
7 trang 294 0 0 -
Phân tích thành ngữ bốn chữ tiếng Trung chủ đề 'tính cách – thái độ con người'
7 trang 102 0 0 -
2 trang 80 0 0
-
VỀ TRUYỆN NGẮN THUỐC CỦA LỖ TẤN
7 trang 44 0 0 -
7 trang 38 0 0
-
Giáo trình Văn học Trung Quốc (dùng cho hệ đào tạo từ xa): Phần 1
255 trang 38 0 0 -
2 trang 34 0 0
-
thư gửi về trung quốc xa xưa: phần 2
136 trang 33 0 0 -
Nghiên cứu văn hóa và văn học Trung Quốc: Phần 1
139 trang 32 0 0 -
Truyện dài - Lão Tàn du ký: Phần 1
124 trang 30 0 0