Danh mục

Nhân vật ma trong tập truyện ngắn Cô gái áo xanh của Nguyễn Quang Thiều

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thế giới nhân vật ma trong tập truyện ngắn Cô gái áo xanh của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Bằng cách tiếp cận mới mẻ, độc đáo, Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên một thế giới hình tượng ma khá đa dạng: Có khi là những hồn ma hiện về để thực hiện những khát vọng, đam mê còn dang dở; có khi là những hồn ma quay lại dương gian để đền đáp ơn nghĩa hoặc để báo thù.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật ma trong tập truyện ngắn Cô gái áo xanh của Nguyễn Quang Thiều TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 2 (2024): 319-328 Vol. 21, No. 2 (2024): 319-328 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.2.4069(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 NHÂN VẬT MA TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN CÔ GÁI ÁO XANH CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU Đào Thị Nguyệt Ánh Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Đào Thị Nguyệt Ánh – Email daothinguyetanh@iuh.edu.vn Ngày nhận bài: 21-12-2023; ngày nhận bài sửa: 21-02-2024; ngày duyệt đăng: 22-02-2024TÓM TẮT Bài viết phân tích thế giới nhân vật ma trong tập truyện ngắn Cô gái áo xanh của nhà vănNguyễn Quang Thiều. Bằng cách tiếp cận mới mẻ, độc đáo, Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên mộtthế giới hình tượng ma khá đa dạng: Có khi là những hồn ma hiện về để thực hiện những khát vọng,đam mê còn dang dở; có khi là những hồn ma quay lại dương gian để đền đáp ơn nghĩa hoặc để báothù. Nhìn chung, những hồn ma kì bí đó thực chất lại là những con người thật với những tình cảm,tính cách, số phận khác nhau. Thông qua hình ảnh những con ma, Nguyễn Quang Thiều muốn gửigắm những thông điệp nhân văn về cuộc sống, cũng như những triết lí về lẽ sống chết ở đời. Từ khóa: Cô gái áo xanh; nhân vật ma; Nguyễn Quang Thiều; truyện ngắn1. Đặt vấn đề Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa tài của nền văn học đương đại Việt Nam. Đạt nhiềugiải thưởng văn học cao quý trong nước và quốc tế, Nguyễn Quang Thiều đã khẳng định vịtrí quan trọng của mình trong nền văn học nước nhà. Khởi đầu, Nguyễn Quang Thiều đượcđộc giả đón nhận với tư cách một nhà thơ có những cách tân độc đáo, nhưng sau đó ông tiếptục lấn sân sang lĩnh vực văn xuôi. Ở lĩnh vực này, Nguyễn Quang Thiều ghi dấu ấn vớinhiều thể loại như truyện ngắn, tản văn, dịch thuật… Gần đây, nhà văn còn gây bất ngờ khiông đạt cả thành tựu ở lĩnh vực hội họa. Ở thể loại nào ông cũng tạo được dấu ấn riêng, đặcbiệt là truyện ngắn. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều không chỉ gây ấn tượng ở cáchkể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới nhân vật mà còn lôi cuốn người đọc bằng nhữnghình tượng đậm màu sắc kì ảo, ma mị. Nhà xuất bản Kim Đồng (2003) nhận định: “NguyễnQuang Thiều là một cây bút truyện ngắn tài hoa. Anh có lối kể chuyện hư hư thực thực, ẩnhiện mê hoặc… văn chương và con người anh như một thứ rượu để lâu, uống vào dễ say.”(Nguyen, 2003, p.4). Đúng vậy, người đọc đã rất say Mùa hoa cải bên sông, Trong ngôi nhàcủa mẹ, Cô gái áo xanh... Một trong những nét độc đáo khiến người đọc nồng nhiệt đónnhận truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều chính là cách mà nhà văn đã “gửi thông điệpCite this article as: Dao Thi Nguyet Anh (2024). Ghosts in the short story collection Girl in Blue byNguyen Quang Thieu. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 21(2), 319-328. 319Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Đào Thị Nguyệt Ánhnhân văn qua những con ma thuần Việt” (Pham, 2018). Có thể nói, yếu tố ma mị có vai tròrất quan trọng tạo nên một phong cách sáng tạo mới mẻ, độc đáo, khiến nhà văn trở thànhhiện tượng văn chương đương đại thu hút được sự quan tâm của người đọc và giới phê bình. Bài viết này phân tích nhân vật ma trong tập truyện ngắn Cô gái áo xanh của NguyễnQuang Thiều. Đi sâu tìm hiểu yếu tố ma mị trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều,chúng tôi muốn khám phá thêm một lối đi riêng trong nghệ thuật viết truyện ngắn của nhàvăn, đồng thời thấy được chiều sâu nhân văn và những triết lí cuộc sống ẩn sau mỗi câuchuyện được kể.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số thuật ngữ liên quan Ma – xuất phát từ tiếng La tinh là anima, là “phi vật chất và bất tử, chịu trách nhiệmtrước thượng đế và những hành vi của con người khi sống tạm thời trên mặt đất” (Thiollier,2001, p.18). Theo Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (1970), “ma” là hồnngười chết không được cúng giỗ, không nơi nương tựa, hiện ra phá quấy người sống (Le,1970, p.873), còn theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “ma” là người đãchết, sự hiện diện của người đã chết theo mê tín (Hoang, 2003, p.604). Theo tín ngưỡngdân gian, “ma” là hồn người chết, động vật, thực vật chết nhưng vẫn tồn tại cùng với ngườiđang sống. Ma có thật sự tồn tại? Về mặt khoa học, điều này rõ ràng không được công nhậnnhưng thực tế thì khoa học cũng chưa thể lí giải một cách thuyết phục về hiện tượng này.Ma xuất hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật, đặc biệt là trong văn học. Các nền văn học từcổ chí kim, từ Đông sang Tây, nền văn học nào cũng có ma. Ma quỷ tồn tại như một hìnhtượng nghệ thuật để nhà văn thể hiện những quan niệm về nghệ thuật, về cuộc sống. Ma trởthành kĩ thuật để người nghệ sĩ thể hiện tài năng và ý đồ nghệ thuật của mình. Kiểu nhân vật ma là kiểu nhân vật khá phổ biến trong văn học nước ta từ xưa đến nay.Ma là nhân vật chính của các thể loại từ cổ tích đến truyền kì thời trung đại… Đến nửa đầuthế kỉ XX, kiểu nhân vật này được các nhà văn như Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Khái Hưng… kếthừa ở các truyện phỏng truyền kì. Gần đây nhiều tác giả đã sử dụng các yếu tố kì ảo và hìnhtượng nhân vật ma như một phương tiện chính để xây dựng thế giới nghệ thuật đặc sắc, tạonên nét riêng cho con đường nghệ thuật của mình như Nguyễn Huy Thiệp với Giọtmáu và Những ngọn gió Hua tát, Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốchành, Cỏ lau, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất ...

Tài liệu được xem nhiều: