Danh mục

Nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.10 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo tìm hiểu về đặc điểm nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Hai dạng xuất hiện độc đáo của loại nhân vật này là: người mẹ cùng các dạng hóa thân của người mẹ và con hổ. Đặc điểm này thể hiện sự chi phối mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật tổ và tô tem giáo nguyên thủy đối với những chủ nhân của các truyện kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam NHÂN VẬT TRỢ GIÚP TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ NGƯỜI CON RIÊNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Minh Thu* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo tìm hiểu về đặc điểm nhân vật trợ giúp trong truyện cổ tích về người con riêng của một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Hai dạng xuất hiện độc đáo của loại nhân vật này là: người mẹ cùng các dạng hóa thân của người mẹ và con hổ. Đặc điểm này thể hiện sự chi phối mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật tổ và tô tem giáo nguyên thủy đối với những chủ nhân của các truyện kể. Ngoài ra, đứng về phương diện xã hội học, sự trở lại của người mẹ chính là sự khẳng định tinh thần đấu tranh, khát vọng được sống, được có vị trí trong gia đình của những người vợ cả bất hạnh trong chế độ xã hội phụ hệ, đồng thời thể hiện tiếng nói chia sẻ, bênh vực của các tác giả dân gian với những con người này. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định sự đan cài giữa yếu tố hoang đường kỳ ảo với hiện thực, giữa yếu tố tín ngưỡng nguyên thủy với đời sống thực tế là một nét đặc trưng trong truyện cổ tích về người con riêng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Từ khóa: nhân vật trợ giúp, kiểu truyện cổ tích về người con riêng, truyện cổ dân tộc thiểu số, văn học dân gian, văn hóa dân gian  Kiểu truyện về người con riêng (hay còn gọi là kiểu truyện Tấm Cám) là một trong những kiểu truyện cổ tích thần kỳ phổ biến trong kho tàng cổ tích các dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới. Hầu như dân tộc nào cũng lưu giữ được trong kho truyện kể của mình ít nhất một cốt truyện về số phận người con riêng, một kiểu nhân vật bất hạnh điển hình trong chế độ xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo, sự phân biệt giai cấp. Một trong những đặc sắc của truyện cổ tích thần kỳ nói chung, trong đó có truyện về người con riêng là sự xuất hiện thường xuyên của nhân vật, lực lượng trợ giúp thần kỳ. Mỗi khi nhân vật người con riêng gặp khó khăn và cần phải vượt qua thử thách thì nhân vật thần kỳ lại xuất hiện để bày cách hoặc ban cho một vật màu nhiệm nào đó trợ giúp các nhân vật. Tuy nhiên, xem xét loại nhân vật này ở các nhóm truyện kể về người con riêng ở các dân tộc ở các vùng miền khác nhau chúng ta có thể nhận ra nhiều nét tương đồng và không ít những điểm khác biệt. Về điều này, tác giả Đinh Gia Khánh cũng đã nhận xét “Trong cuộc đấu tranh chống lại mụ gì ghẻ, cô gái được những thế lực siêu nhiên giúp đỡ. Thế lực siêu nhiên này cũng tùy theo từng nước  mà thay đổi” [3, tr 37]. Tác giả Đường Tiểu Thi trong luận án tiến sĩ “So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam” cũng có những mục, đoạn viết về vấn đề này. Tác giả khẳng định “Sự xuất hiện “người trợ giúp” trong truyện Cô Lọ Lem nói riêng và trong kho tàng truyện cổ tích nói chung là một nhu cầu tự nhiên của tâm lý loài người và là “những phương pháp không thể thiếu để đạt cân bằng tâm lý và bù đắp tâm lý”. Nhưng người trợ giúp xuất hiện với bộ mặt nào thì điều đó lại có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng của nơi mà bản kể đó lưu truyền… “Người trợ giúp thần kỳ” là sự kết hợp giữa nhu cầu tâm lý chung và tôn giáo tín ngưỡng riêng của từng địa phương” [4, tr 87-88]. Chúng tôi nhận thấy đây là ý kiến xác đáng, có thể coi là cơ sở khoa học đáng tin cậy để tiếp tục khảo sát, phân tích vấn đề này trong những trường hợp cụ thể. Thông qua khảo sát 19 truyện kể về kiểu truyện người con riêng trong kho tàng truyện kể các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (qua 9 tập truyện), chúng tôi nhận thấy chỉ có một truyện không xuất hiện nhân vật này (Chị em Vùi và Lu (dân tộc Lô Lô)) số truyện còn lại có nhân vật trợ giúp người con riêng xuất hiện ở hai dạng: nhân vật trực tiếp là người Tel: 0982810816; Email: thuntm@tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 50 Nguyễn Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ mẹ (hoặc là hóa thân của người mẹ) và nhân vật là con hổ - một loại động vật đặc trưng của miền núi, trong đó, 14/18 truyện nhân vật STT Tên truyện Chang Boong Nheng Mường 2 Con Côi Mường 3 Mẹ con nàng Hổ Thái 4 Nàng Khao, nàng Đăm Thái 5 Nàng Trắng nàng Đen Thái 6 Ý ưởi - Ý noọng Thái 7 Cầu nồ, cầu sênh Dao 8 Mùi Mụi, Mùi Nái Dao 9 Người dì ghẻ độc ác Dao 10 Con trâu hoa Mông 11 Gầu na Mông 12 Tua Tềnh, Tua Nhì Tày 13 Nhị và Tươi Tày, Nùng 14 15 Tua Gia, Tua Nhi Nàng Bjoóc Rồm trợ giúp liên quan đến người mẹ (77,8%). Dưới đây là bảng thống kê cụ thể về loại nhân vật này: Dân tộc 1 Tày Tày 16 Người con riêng Tày 17 Dì ghẻ con chồng Tày 18 Inh và Ính Pu Péo 19 Chị em Vùi và Lu Lô Lô Nguồn truyện Truyện cổ Mường Hà Sơn Bình, Bùi Thiện, Đặng Văn Tu, Nguyễn Hữu Thức, Bùi Minh Chức st và bs, Sở VHTT Hà Sơn Bình, tr140 Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Tập 2, Nxb Đà Nẵng, 1999, tr 200 Truyện cổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: