1. Ngu Thuấn: lòng hiếu cảm động trời2. Lưu Hằng (tức Hán Văn Đế): người con nếm thuốc3. Tăng Tử: mẹ cắn ngón tay, tim con đau xót4. Mẫn Tử Khiên: nghe lời mẹ với quần áo đơn giản5. Trọng Do: vác gạo nuôi cha mẹ6. Đàm Tử: cho cha mẹ bú sữa hươu7. Lão Lai Tử: đùa giỡn làm vui cha mẹ8. Đổng Vĩnh: bán thân chôn cha9. Quách Cự: chôn con cho mẹ10. Khương Thi: suối chảy cá nhảy11. Thái Thuận: nhặt dâu cho mẹ12. Đinh Lan: khắc gỗ thờ cha mẹ13. Lục Tích: giấu quýt cho mẹ14....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhị thập tứ hiếu - 24 mẫu gương hiếu thảoNHỊ THẬPTỨ HIẾU二十四孝 Quách Cư Nghiệp Lý Văn Phức Mục Lục1. Giới thiệu2. Tác giả3. Khai mở của tác giả4. Phụ chú - giảng bình của Khổng Tử5. TRUYỆN THỨ I : NGU THUẤN6. TRUYỆN THỨ II : VĂN ĐẾ7. TRUYỆN THỨ III : TĂNG TỬ8. TRUYỆN THỨ IV : MẪN TỬ KHIÊN9. TRUYỆN THỨ V : TRỌNG DO10. TRUYỆN THỨ VI : DIỄM TỪ11. TRUYỆN THỨ VII : LÃO LAI TỬ12. TRUYỆN THỨ VIII : ĐỒNG VĨNH13. TRUYỆN THỨ IX : QUÁCH CỰ14. TRUYỆN THỨ X : KHƯƠNG THI15. TRUYỆN THỨ XI : THÁI THUẬN16. TRUYỆN THỨ XII : ĐINH LAN17. TRUYỆN THỨ XIII : LỤC TÍCH18. TRUYỆN THỨ XIV : GIANG CÁCH19. TRUYỆN THỨ XV : HOÀNG HƯƠNG20. TRUYỆN THỨ XVI : VƯƠNG THÔI21. TRUYỆN THỨ XVII : NGÔ MÃNH22. TRUYỆN THỨ XVIII : VƯƠNG TƯỜNG23. TRUYỆN THỨ XIX : DƯƠNG HƯƠNG24. TRUYỆN THỨ XX : MẠNH TÔNG25. TRUYỆN THỨ XXI : DU KIỀM LÂU26. TRUYỆN THỨ XXII : ĐƯỜNG THỊ vợ Họ THÔI27. TRUYỆN THỨ XXIII : CHÂU THỌ XƯƠNG28. TRUYỆN THỨ XXIV : HOÀNG ĐÌNH KIÊN 2 Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán: 二十四孝) làmột tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sựtích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách CưNghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh 郭居敬,bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biênsoạn. Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo,và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này.Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báohiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảyra từ thời Thuấn Đế đến đời ông. Ở Việt Nam, ông Lý Văn Phức (1785-1849), đậu Cử Nhân, làm quan dưới ba triều vuanhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lànhà văn chủ trương đạo đức, liền dịch truyện Nhịthập tứ Hiếu của Quách Cự Nghiệp ra quốc văntheo thể thơ song thất lục bát, để dễ truyền bá màrăn dạy người đời là phải có hiếu với cha mẹ. Nho giáo dạy rất kỹ về Nhơn đạo, lấy chữHiếu làm căn bản đạo đức con người (Khai nhơntâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu). Người khônghiếu với cha mẹ thì nhứt định không có đạo đức,không dùng được. 3 NHỊ THẬP TỨ HIẾU Lý Văn Phức Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, người làng Hồ Khẩu,huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm Ất Tỵ (1785). Ông thi đỗ Cử nhân vào năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18. Ông trải qua ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức. Trong cuộc đời làm quan, ông bị nhiều lần thăng giáng, và được cử đicông cán nhiều nước ở Viễn đông. Vào năm 1849, ông bị bệnh mà mất, nhà vua liền cho truy thụLễ Bộ Hữu Thị Lang. Nhị Thập Tứ Hiếu diễn âm (hai mươi bốn truyện hiếu diễn ra quốc âm) Người tai mắt đứng trong trời đất, Ai là không cha mẹ sinh thành, Gương treo đất nghĩa, trời kinh, ở sao cho xứng chút tình làm con. Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, Thì suy ra trăm nết đều nên, Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền, Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu 4 Giới thiệu và Kết luận Để giới thiệu truyện Nhị Thập Tứ Hiếu, trong phần Khai Mào, Lý VănPhức đã nói qua về sự hiếu thân là trọng trong đạo làm người. Con người quêncông sinh thành của cha mẹ không còn xứng đáng đứng trong trời đất nữa: Người tai mắt đứng trong trời đất Ai là không cha mẹ sinh thành, Gương treo đất nghĩa trời kinh, Ở sao cho xứng chút tình làm con. Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết Thì suy ra trăm nết đều nên, Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền, Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu. Trong phần Kết luận, tác giả tóm tắt lại những ý chính trong bao nhiêutruyện của các bậc hiếu tử, từ những người đỗ đạt ra làm quan cho đến nhữnghạng thứ dân, không ai có thể vượt qua đạo lý cổ nhân, và không ai quên đượcTam cương và Ngũ thường. Cho nên, mọi người đều phải xem chữ hiếu là trọng: Bấy nhiêu cổ tích cổ nhân về trước. Cách nghìn xưa như tạc một lòng, Kể chi kẻ đạt người cùng, Lọt lòng ai trốn khỏi vòng di luân, Buổi công hạ cảm thân dày đội, Xa hương quan gần cõi Thánh Hiền, Trông vào những thẹn bóng đèn, Muốn lưu gia phạm, nên truyền quốc âm 5 Phụ chúKhổng tử ở nhà. ...