Danh mục

Nhìn lại chặng đường 5 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.67 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ một cơ sở đào tạo trung cấp năng khiếu nghệ thuật, trải qua hơn 45 năm phát triển với những cái tên Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa đã trở thành lịch sử và nhường lại sứ mạng cho một trường đại học đa ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại chặng đường 5 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG 5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA TS. Lê Thanh Hà1 Tóm tắt: Ngày 22/7/2011 đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển củaTrường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Từ một cơ sở đào tạo trungcấp năng khiếu nghệ thuật, trải qua hơn 45 năm phát triển với những cái tên Trung cấpVăn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa đã trởthành lịch sử và nhường lại sứ mạng cho một trường đại học đa ngành. 5 năm, với sựnỗ lực, cố gắng của các thế hệ lãnh đạo và tập thể cán bộ giảng viên nhà trường đã vàđang đặt lên những “viên gạch hồng” để tạo dựng nền tảng vững chắc xây dựngTrường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trở thành một địa chỉ uy tíncung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và dulịch cho xứ Thanh cũng như khu vực nam sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Từ khóa: Xây dựng, phát triển, đại học, giáo dục đại học, đổi mới. Ngày 22/7/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyếtđịnh số 1221/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịchThanh Hóa trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa. Đâycó thể được xem là dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của Trường, đồng thời làsự thừa nhận của người học và xã hội đối với chất lượng đào tạo của nhà trường. Trảiqua 5 năm xây dựng và phát triển, phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thứcnhư: sự cạnh tranh gay gắt của thị trường giáo dục đại học trong nước ngày càng giatăng; vấn đề quốc tế hóa trong giáo dục đại học; sự đòi hỏi ngày càng cao của người họcvà xã hội về chất lượng đào tạo; các nghị quyết của Đảng, Nghị định, Luật của Chínhphủ và Quốc hội về đổi mới giáo dục đào tạo, giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế… nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của các cấplãnh đạo cùng với sự quyết tâm đổi mới của Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ giảngviên (CBGV), nhà trường đã đạt được một số thành tựu quan trọng: Thứ nhất, ổn định tư tưởng chính trị, xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, nềnếp, minh bạch, hiệu quả. Nhờ có sự đồng thuận, nhận thức đúng đắn, đoàn kết, giúp đỡ, trong nhiều nămqua tập thể CBGV của Trường luôn kiên định, phấn đấu, quyết tâm đổi mới và hoàn1 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 5 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠOthành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy,nghiên cứu khoa học (NCKH), hoạt động chuyên môn, hành chính giáo dục; từng bướcxây dựng môi trường giáo dục dân chủ, minh bạch, thân thiện, kỷ cương nhằm thu hútngười học và các giảng viên giỏi, nhà khoa học giỏi trong nước, quốc tế đến tham giagiảng dạy và nghiên cứu. Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ CBGV đáp ứng yêu cầu phát triển Nhà trường luôn quan tâm chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên,xem đây là yếu tố then chốt để duy trì và đảm bảo chất lượng đào tạo. Triết lý “thầy giỏithì trò mới giỏi” đã trở thành mục tiêu, động lực, quyết tâm tự đào tạo của mỗi cán bộgiảng viên nhà trường. Trong 5 năm (2011 - 2016), Trường đã cử nhiều giảng viên điđào tạo tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và nước ngoài.Hiện nay, toàn trường có 216 cán bộ công chức, viên chức, với số cán bộ tham gia giảngdạy là 195 người, bao gồm 20 phó giáo sư và tiến sĩ, 175 thạc sĩ (trong đó có 30 lànghiên cứu sinh). Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên mời đội ngũ giáo sư, phógiáo sư và tiến sĩ từ các Viện nghiên cứu, cơ sở kinh tế, văn hóa, du lịch, thể thao ngoàixã hội tham gia giảng dạy và NCKH. Do vậy, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ giảngviên không ngừng được nâng cao. Thứ ba, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo Công tác đào tạo được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiếnlược phát triển. Trên cơ sở năng lực, điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, hệthống giáo trình và nhu cầu của xã hội, tính đến nay nhà trường đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo cấp phép 01 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (Quản lý Văn hóa); 16 ngànhtrình độ đại học (Quản lý Văn hóa, Thông tin học, Việt Nam học - chuyên ngành Dulịch, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Giáo dục mầm non, Sưphạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế Thời trang, Đồ họa, Hội họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: