Chủ nghĩa Hiện thực trong nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng là một ngôi đền thiêng của nhiều nghệ sĩ. Ngôi đền ấy cũng hay bị các anh chàng trẻ, hăng tiết vịt xúc phạm, cũng là bởi giới hạn của nó khá mông lung, và các tiêu chuẩn của nó không rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách. G.Courbet (1819 - 1877) họa sĩ Pháp người mở ra trường phái Hiện thục đầu tiên, nhằm thay đổi tính lý tưởng hóa, luôn quay lại với quá khứ Hy - La của nghệ thuật Cổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÌN LẠI HIỆN THỰC TRONG HỘI HỌA
NHÌN LẠI HIỆN THỰC TRONG HỘI
HỌA
Một tác phẩm của ĐỖ QUANG EM
Chủ nghĩa Hiện thực trong nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng là một
ngôi đền thiêng của nhiều nghệ sĩ. Ngôi đền ấy cũng hay bị các anh chàng
trẻ, hăng tiết vịt xúc phạm, cũng là bởi giới hạn của nó khá mông lung, và
các tiêu chuẩn của nó không rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách.
G.Courbet (1819 - 1877) họa sĩ Pháp người mở ra trường phái Hiện thục đầu
tiên, nhằm thay đổi tính lý tưởng hóa, luôn quay lại với quá khứ Hy - La của
nghệ thuật Cổ điển và sự hư tưởng thái quá của nghệ thuật Lãng mạn. Đối
với ông, không có gì mà mắt nhìn thấy không phải là hiện thực và không
đáng vẽ. Courbet đã đặc tả một bộ phận từ bụng cho đến đùi của phụ nữ
thành một tác phẩm, mà tất cả những ai muốn bàn về hiện thực đều chết
khiếp. Khi đến Nga, nghệ thuật Hiện thực trở thành một phương tiện hữu
hiệu cho các họa sĩ trường họa Lưu động, khi hướng nghệ thuật về đời sống
nhân dân Nga. Song có một thời, nghệ thuật Hiện thực được quan niệm một
cách cực đoan người ta coi xã hội này là quá tuyệt đẹp, đến mức nghệ thuật
chỉ làm mỗi việc là phản ánh nó sao cho thật giống. Cái giống tự nhiên trở
thành tiêu chuẩn của nghệ thuật Hiện thực và chết nỗi cái giống ở đây được
giới hạn trong một số khu vực nhất định, ngoài khu vực đó ra hình như
không được công nhận là hiện thực. Trên thực tế, không nghệ sĩ nào có thể
làm việc máy móc như thế. Tả thực chỉ là bài học đầu tiên của nghệ thuật,
không phải là cái đích cuối cùng, và có thể đi đến hiện thực bằng nhiều con
đường, thay cho một sự duy nhất đúng.
Ngay từ đầu, hội họa Hiện thực Việt Nam không rơi vào giáo điều. Một mặt
do truyền thống nghệ thuật phương Đông luôn mang tính tượng trưng, lấy
quan sát, tâm tưởng thay cho trực họa, mặt khác nghệ thuật Việt Nam dù có
ảnh hưởng phương Tây đến đâu cũng chưa bao giờ trải qua cổ điển. Nhưng
sự hạn hẹp cũng đã có, có một thời ngoài sinh hoạt tập thể của công nông
binh, dường như họa sĩ không dám vẽ gì khác, cũng như các bức họa nặng
về ngợi ca, không có một ý kiến cá nhân nào. Nếu như tranh trừu tượng là
nơi trú ẩn của nhiều tay kém tài, thì tranh hiện thực cũng là đất sống của
những tay cơ hội. Với những bức tranh về chiến đấu sản xuất hời hợt mô tả
cái vẻ bên ngoài, họ tham dự mọi triển lãm và coi mình như là thứ nghệ
thuật chính thống.
Khi thời của chủ nghĩa đề tài qua đi, hội họa Hiện thực không hề mất giá trị,
mà nó mở ra nhiều chiều, nhiều mặt hơn nữa. Họa sĩ không phải là cái máy
ảnh vụng về, hiện thực không phải là những cái tương tự với đời sống, hiện
thực bao gồm cả những nhận thức nhiều chiều về nó, cả sự phê phán và phủ
nhận với ý nghĩa một hiện tượng có thể có nhiều cách quan sát và trình bày
khác nhau. Một bức tranh tĩnh vật không chỉ là lọ hoa đẹp, hoặc đĩa quả, cốc
chén được mô tả tài tình, mà còn là đời sống tự thân của đồ vật, nếp ăn ở của
gia chủ, và thái độ nghệ thuật như thế nào đó. Một bức tranh phong cảnh là
tình cảm thực tại của họa sĩ đối với cảnh vật, đem đến cái đẹp dị thường qua
những cảnh vật ta vẫn trông thấy hàng ngày. Đương nhiên, trước hết người
ta cũng xem họa sĩ có khả năng mô tả như thế nào. Cảm giác về vật chất
trong tĩnh vật và sự thay đổi của nó trong ánh sáng. Nét bút tạo mây mưa,
cây cỏ, hơi nước, ánh sáng trong tranh phong cảnh: Đương nhiên sau đó là
tâm trạng của nghệ sĩ hàm chứa trong từng nhát bút. Từ hiện thực vật thể
đến hiện thục tâm lý và sự thống nhất của nó chính là giá trị của hội họa hiện
thực. Bùi Xuân Phái đã kể ra cả một lai lịch Hà Nội cổ, khắc họa ấn tượng
về đời sống thị dân qua từng mái ngói, bờ tường, cột điện, trong đó là nỗi lo
lắng bâng khuâng về một quá khứ đẹp đẽ sắp mất đi. Những bức chân dung
của Nguyễn Sáng luôn là cái gì đó có tính chất số phận, luôn lơ lửng câu hỏi
tao là ai? và mày là ai?. Vào hội họa hiện thực không thể y nguyên như đối
tượng. Họa sĩ cắt xén, thêm bớt và có thể vì thế mà nó trở nên chân thục
hơn. Nó bị phơi bầy, làm lộ rõ cái gì là bản chất. Cái này mới là hiện thực.
Hội họa hiện thực như vậy có thể làm chết khiếp những tay tưởng rằng hiện
thực chỉ là mô tả.
Phát triển trong thời văn học đóng vai trò chính yếu trong văn nghệ, lý luận
về nghệ thuật hiện thực chủ yếu dành cho văn học, còn các lĩnh vục khác lý
luận này chưa khai triển được ở ngôn ngữ chuyên ngành. Việc xây dựng
hình tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình không hẳn phù hợp với hội
họa, vì hội họa không biểu hiện được quá trình và quan hệ nhân quả. Nếu chỉ
khuôn hội họa vào một không gian và thời điểm duy nhất thì tự làm hạn chế
khả năng biểu hiện của nó. Thủ pháp đồng hiện ra đời, có lẽ từ hội họa
hoành tráng Mehico, và được hội họa Việt Nam chấp nhận, nhằm tăng khả
năng biểu hiện hiện thực đa thời và đa chiều. Thủ pháp này thịnh hành từ
những năm 1980, họa sĩ có thể vẽ nhiều hình thể khác nhau không theo trật
tự không gian và thời gian lên tranh. Hình ảnh chiến sĩ ra trận, cô gái ở nhà,
một góc chùa, một tượng Phật, vài cây cỏ t ...