Danh mục

Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.54 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tếNguyễn Văn Tuấn Đứng trên bình diện quần thể, số lượng và chất lượng bài báo công bố trên các tập san khoa học quốc tế được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất khoa học của một quốc gia, một trường đại học, hay một nhà khoa học. Thật vậy, ở các nước phát triển và đang phát triển, người ta có hẳn vài nhóm chuyên theo dõi và so sánh các công trình nghiên cứu để dựa vào đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc tế Nguyễn Văn Tuấn Đứng trên bình diện quần thể, số lượng và chất lượng bài báo công bố trêncác tập san khoa học quốc tế được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá năng suất khoa học của một quốc gia, một trường đại học, hay một nhàkhoa học. Thật vậy, ở các nước phát triển và đang phát triển, người ta có hẳn vàinhóm chuyên theo dõi và so sánh các công trình nghiên c ứu để dựa vào đó màđiều chỉnh chính sách cung cấp ngân sách cho nghiên cứu khoa học. Các trườngđại học xem con số bài báo khoa học và chỉ số trích dẫn là một đo lường về uy tínkhoa bảng của trường, một chỉ tiêu để thu hút tài trợ cho nghiên cứu. Đối với mộtcá nhân nhà khoa học, có thể nói rằng con số công trình nghiên cứu được công bốlà chỉ tiêu chính để được đề bạt các chức vụ khoa bảng. Trong thời gian gần đây, vấn đề hiệu suất nghi ên cứu khoa học ở nước ta đãđược đặt ra nhiều lần. Một số phân tích của người viết bài này cho thấy con số bàibáo khoa học của nước ta trong vòng 10 năm qua vẫn còn rất khiêm tốn so với cácnước trong vùng. Khi tính đến các chỉ số về phẩm chất nghiên cứu khoa học, cáccông trình khoa học xuất phát từ nước ta cũng chưa thể so sánh với các nước trongvùng, chứ chưa nói đến các nước phát triển. Mới đây nhất, có phân tích cho thấycon số bài báo khoa học ở nước ta không bằng con số bài báo khoa học của mộttrường đại học Thái Lan! Mỗi năm, Nhà nước chi ra khoảng 400 triệu USD cho nghiên cứu khoahọc. Do đó, câu hỏi đặt ra là trong năm vừa qua, năng suất khoa học của n ước tara sao, có xứng đáng với đồng tiền của người dân đóng thuế bỏ ra cho nghiên cứukhoa học hay không? Để trả lời câu hỏi này, tôi đã làm một phân tích đơn giản vềcon số bài báo khoa học xuất phát từ Việt Nam trong năm qua và so sánh với mộtsố nước trong khối ASEAN để cho thấy vị thế của nền khoa học n ước ta.Năng suất khoa học 2004-2008 Trong năm 2008 (tính đến tháng 10), các nhà khoa học Việt Nam công bốđược 910 bài báo khoa học trên 512 tập san khoa học quốc tế. So với các nướctrong vùng, con số bài báo khoa học nước ta đứng hàng thứ 4 (sau Singapore, TháiLan, và Mã Lai), và vị trí này không thay đổi trong 5 năm qua. Trong cùng năm2008, Singapore công bố được 5553 bài báo khoa học (cao hơn nước ta gấp 6 lần);Thái Lan công bố được 3310 bài (hơn Việt Nam 3,6 lần), và Mã Lai công bố 2194bài (hơn Việt Nam khoảng 2,5 lần). Tuy nhiên, so sánh tỉ lệ tăng trưởng trong thời gian 2004 đến 2008, năngsuất khoa học Việt Nam có chiều hướng tích cực. Con số bài báo khoa học củaViệt Nam trong năm 2008 phản ảnh một tỉ lệ tăng trường gần 2 lần so với năm2004. Trong cùng thời gian này, Thái Lan tăng 78%, Mã Lai tăng 95%, vàSingapore tăng 21%. Các nước như Philippines và Insonesia có tỉ lệ tăng trườngkhoảng 30 đến 40% (Bảng 1). Bàng 1. Số lượng bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế trong thời gian 2004-2008 Tỉ lệ tăng trưởng Số lượng bài báo khoa học trong năm 2008 so Nước với năm 2004 2005 2006 2007 2008 2004 2007 Việt Nam 478 669 681 792 910 1,90 1,15 Thái Lan 1860 2333 2733 3112 3310 1,78 1,06 Malaysia 1126 1474 1618 1842 2194 1,95 1,19 Indonesia 419 532 542 575 544 1,30 0,95 Philippines 383 464 443 436 531 1,39 1,22 Singapore 4594 5514 5640 5726 5553 1,21 0,97Lĩnh vực nghiên cứu Trái lại với nhiều người lầm tưởng, lĩnh vực nghiên cứu “mạnh” của ViệtNam không phải là toán hay vật lí, mà là y học. Thật vậy, Trong năm 2008, consố bài báo liên quan đến y khoa (như tế công cộng, y học nhiệt đới và bệnh truyềnnhiễm) là 156, chiếm 17% tổng số bài báo của cả nước. Trong khi đó, ngành vật lílí thuyết và vật lí ứng dụng “sản xuất” được 141 bài (chiếm 15% tổng số bài báokhoa học Việt Nam), và toán 120 bài (13%). Như vậy, chỉ ba ngành y học, vật lívà toán đã chiếm khoảng 45% các công trình nghiên cứu khoa học từ Việt Nam(xem Bảng 2). Trong khi đó, các lĩnh vực nghiên cứu “mạnh” của Thái Lan tập trung vàocác ngành khoa học ứng dụng và y sinh học. Chỉ riêng ngành dược, với 189 bàibáo khoa học, chiếm gần 6% tổng số bài báo quốc tế từ Thái Lan. Các lĩnh vực“top 10” hàng đầu của Thái Lan là: công nghệ thực phẩm (5,1%), công nghệ sinhhọc (~5%), sinh học phân tử (~5%), khoa học vật liệu (4%), vi sinh học (~4%),khoa học môi trường (~4%), bệnh truyền nhiễm (~4%), polymer (~4%), và hóahọc (~3,7%) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: