Danh mục

Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt" nhằm khái quát một số kết quả trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những kết quả trong việc dạy và học về văn học dân gian dân tộc thiểu số Tây Nguyên; những thành tựu trong việc nghiên cứu và công bố công trình khoa học của giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở Trường Đại học Đà Lạt NHÌN LẠI VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TS. Lê Hồng Phong 34 Tóm tắt Từ cái nhìn tổng hợp và chủ yếu vận dụng phương pháp thực chứng, bài viết nhằmkhái quát một số kết quả trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian các dân tộcthiểu số Tây Nguyên; những kết quả trong việc dạy và học về văn học dân gian dân tộc thiểusố Tây Nguyên; những thành tựu trong việc nghiên cứu và công bố công trình khoa học củagiảng viên, học viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Phạm vi các nội dung trình bày trongbài báo này được giới hạn trong thực tiễn đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đạihọc Đà Lạt từ 1986 đến nay mà tác giả, đồng nghiệp và người học đã thực hiện.Từ khóa: Sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy, văn học dân gian, Tây Nguyên, Trường Đại họcĐà Lạt REVIEWING THE RESEARCH AND TEACHING OF FOLKLORE OF ETHNIC MINORITIES IN THE CENTRAL HIGHLANDS AT DALAT UNIVERSITYAbstract From a comprehensive perspective, primarily employing empirical methods, the articleaims to provide an overview of major outcomes in collecting and publishing folklore worksof ethnic minorities in the Central Highlands, the results in teaching and learning aboutfolklore of ethnic minorities in the Central Highlands, the achievements in researching andpublishing scientific works of lecturers, students, and researchers in this field. The scope ofthe contents presented in this paper is limited to the practical training and scientific researchactivities at Dalat University from 1986 to the present, undertaken by the author, and hiscolleagues, and students.Keywords: Collecting, researching, teaching, folklore, Central Highlands, Dalat University. 1. Đặt vấn đề Văn học địa phương nói riêng, văn nghệ địa phương nói chung là một bộ phận của vănhọc nghệ thuật Việt Nam, trước hết phải phản ánh hiện thực đời sống, con người địa phương;do tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả, nó sẽ vượt thoát khỏi tầm địa phương để vươn lêntầm quốc gia, chưa dám nói tầm quốc tế. Gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, cũng gần 50 năm xây dựng và phát triểnTrường Đại học Đà Lạt (1976-2024), rất cần có những đánh giá, nhận xét về văn học dân gianTây Nguyên, xem nó có đặc điểm và có giá trị gì nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát34. Chi Hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian Lâm Đồng, nguyên Giảng viên Trường Đại học Đà Lạt 149huy giá trị của tài sản ấy. Và muốn biết giá trị của nó thì không thể không tập hợp và nhìn lạimột cách khái quát nhất những thành tựu trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy và họctập về văn học dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Bởi vậy, từ cái nhìn tổng hợp và chủ yếu vận dụng phương pháp thực chứng, bài viếtnhằm khái quát một số kết quả trong sưu tầm và xuất bản tác phẩm văn học dân gian các dântộc thiểu số Tây Nguyên; những kết quả trong việc dạy và học về văn học dân gian dân tộcthiểu số Tây Nguyên; những thành tựu trong việc nghiên cứu và công bố công trình khoa họccủa giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh về lĩnh vực này. Phạm vi các nội dung trình bàytrong bài báo này được giới hạn trong thực tiễn đào tạo và nghiên cứu khoa học của TrườngĐại học Đà Lạt từ 1986 đến nay mà tác giả, đồng nghiệp và người học đã thực hiện. 2. Kết quả sưu tầm và xuất bản văn học dân gian Tây Nguyên Khác với nghiên cứu văn học viết, muốn nghiên cứu văn học dân gian thì việc tất yếutrước tiên là phải tiến hành điền dã tại thực địa, trực tiếp sưu tầm tác phẩm đang lưu giữ trongký ức của nhân dân. Nhà nghiên cứu phải sưu tầm tác phẩm thì mới có tư liệu để nghiên cứuvà giảng dạy về văn học dân gian nói riêng, văn hóa Tây Nguyên nói chung. Về thể loại sử thi, sau hàng chục năm sưu tầm sử thi của dân tộc Bana tại Kon Tum, nhànghiên cứu Phan Thị Hồng đã công bố một số sử thi sau đây: - Giông nghèo tám vợ - Tre Vắt ghen ghét Giông, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; - Giớ dòi (Gió hrai), Giông đi săn (Giông bok loa), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội; - Giông, Giớ mô côi từ thuở bé, NXB Tổng hợp Đà Nẵng.35 Về loại hình truyện kể dân gian, với sự hỗ trợ vô tư và nhiệt tình của các già làng, cộngtác viên, với sự tham gia của giảng viên và sinh viên Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt, đãsưu tầm được khoảng 400 truyện cổ Mạ và K’Ho. Được sự quan tâm của Hội Văn nghệ dângian Việt Nam và Viện Nghiên cứu văn hóa, một số truyện cổ của hai dân tộc này đã đượcxuất bản. Việc làm này đã góp phần bảo tồn và phổ biến tài sản văn học dân gian, cung cấpthêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn học địa phương, văn học các dân tộcthiểu s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: