Danh mục

Nhớ lại và suy nghĩ - Chương 11: Từ En-nha đến Leningrad

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.66 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi dừng lại ở bộ tham mưu phương diện quân không lâu. Sau khi tìm hiểu những tình hình mới nhất trên các khu vực thuộc phạm vi phụ trách của phương diện quân, tôi cùng với đồng chí tư lệnh pháo binh, tướng L.A. Gô-vô-rốp, tới vùng En-nha, đến bộ tham mưu tập đoàn quân 24. Khuya chúng tôi mới tới nơi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ lại và suy nghĩ - Chương 11: Từ En-nha đến LeningradNhớ lại và suy nghĩ_Phần 2Chương 11: Từ En-nha đến LeningradTôi dừng lại ở bộ tham mưu phương diện quân không lâu. Sau khi t ìm hiểu những t ìnhhình mới nhất trên các khu vực thuộc phạm vi phụ trách của phương diện quân, tôi cùngvới đồng chí tư lệnh pháo binh, tướng L.A. Gô-vô-rốp, tới vùng En-nha, đến bộ thammưu tập đoàn quân 24. Khuya chúng tôi mới tới nơi. Trên đường đi, chúng tôi thấy ánhlửa của những đám cháy lớn ở vào khoảng vùng Yác-xê-vô và En-nha.Chưa biết cái gì cháy, nhưng thấy có đám cháy lớn là lòng chúng tôi nặng trĩu. Lửa đãthiêu cháy của cải của nhân dân Xô-viết, kết quả lao động bao nhiêu năm của họ. Tôi tựhỏi: đối với bọn giặc gieo rắc tai họa trên bước đường đẫm máu của nó, thì nhân dân Xô-viết phải trả lời thế nào và bằng gì đây? Bằng gươm súng, chỉ bằng gươm súng, tiêu diệtkhông thương tiếc. Đó là cách trả lời duy nhất đối với kẻ thù độc ác đó ...Đón chúng tôi ở bộ tham mưu tập đoàn quân 24 có đồng chí tư lệnh K.I. Ra-cu-tin và cácđồng chí chỉ huy các binh chủng. K.I. Ra-cu-tin là người mà trước đây tôi chưa biết. Khibáo cáo về tình hình bố trí lực lượng, đồng chí đã gây cho tôi ấn tượng tốt. Nhưng trìnhđộ chiến dịch - chiến thuật của đồng chí rõ ràng là còn yếu. Đó cũng là chỗ yếu chungcủa các đồng chí sĩ quan và tướng lĩnh trước đây công tác trong bộ đội biên phòng thuộcBộ Ủy viên nhân dân nội vụ. Ở đó, anh em hầu như không được bồi dưỡng về nghệ thuậttác chiến.Sáng sớm hôm sau chúng tôi cùng với đồng chí K.I. Ra-cu-tin đến En-nha để trực tiếptrinh sát thực địa. Lúc đó ta và địch đang bắn nhau. Sau khi bàn bạc về tình hình với cácđồng chí chỉ huy các đơn vị chúng tôi thấy rằng, quân Đức ở đây đã tổ chức phòng ngựrất vững, rồi đây chắc chúng sẽ chống cự ác liệt. Ngo ài tiền duyên và trong tung thâmphòng ngự địch đã đặt xe tăng, pháo và các loại súng tấn công chìm dưới đất và đã biếnmũi En-nha thành một khu vực đặc biệt kiên cố.Khi nghiên cứu t ình hình, chúng tôi thấy ta chưa phát hiện được hết hệ thống hỏa lực củađịch, vì vậy, các đơn vị của chúng ta khi bắn thường không phải nhằm vào những hỏađiểm thật mà phần nhiều là những mục tiêu phán đoán là có.Tập đoàn quân 24 rõ ràng không đủ sức phản kích.Sau khi tính toán kỹ càng mọi thứ cần thiết để tổ chức phản kích và trao đổi ý kiến vớiđồng chí tư lệnh tập đoàn quân và các đồng chí chỉ huy binh chủng, chúng tôi kết luận:cần 10 đến 12 ngày để tập trung thêm 2 đến 3 sư đoàn bộ binh và đơn vị pháo binh, đểnghiên cứu sâu hơn nữa toàn bộ hệ thống phòng ngự địch và vận chuyển những phươngtiện vật chất, kỹ thuật tới. Như thế thì cuộc tấn công chỉ có thể tiến hành sớm nhất làtrong nửa tháng 8 về sau. Trước thời gian đó quân ta phải tiếp tục tích cực đánh tiêu haoquân địch, nghiên cứu hệ thống phòng ngự của chúng và bố trí lại lực lượng và phươngtiện, chuẩn bị cho những hoạt động kiên quyết sắp tới.Đến giữa tháng 8, chúng tôi đã có tài liệu đầy đủ về quân địch, hệ thống hỏa lực và hầmhào của chúng.Ngày 12-8, tôi có dịp hỏi cung tên tù binh Mít-téc-man bị bắt trong một trận phản côngcủa quân Đức.Tên Mít-téc-man 19 tuổi, bố hắn là đảng viên quốc xã, bản thân hắn cũng ở trong tổ chức“I-u-ghen-phôn-ke[1]”, hắn đã cùng với sư đoàn đi đánh ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và Nam Tư.Hắn khai như sau:- Phần lớn lính trong sư đoàn đều từ 19 đến 20 tuổi. Từng người đều được chọn lọc theothể thức đặc biệt. Sư đoàn SS này tới En-nha theo sau sư đoàn xe tăng 10.Theo Mít-téc-man, vùng En-nha được coi là tuyến phía trước để từ đó tiếp tục tiến sâuvào trong nước. Hắn cho rằng, dừng lại 3 tuần lễ và chuyển sang phòng ngự ở vùng En-nha là một cách tranh thủ thời gian để bộ tư lệnh Đức đưa thêm lực lượng dự bị và quânbổ sung tới.Tên tư lệnh tập đoàn quân Đức, tướng Gu-đê-ri-an đã ra mệnh lệnh đặc biệt giải thích:“Chúng ta đã vượt xa rồi, bây giờ cần đưa lực lượng dự bị tới để tiếp tục tiến lên”.(Thậtlà một cách giải thích kỳ lạ cho binh lính về việc quân đội chúng phải dừng lại và chuyểnsang phòng ngự. Cái đó người ta gọi là lừa bịp, nói trắng ra đen).- Trung đoàn “Đớt-sơ-lan” của chúng tôi phòng ngự trong vùng En-nha, - Mít-téc-mankhai tiếp - Trung đoàn này đã được rút ra cho nghỉ ngơi nhưng rồi lại bị đẩy lên trận địaphía trước vì các trung đoàn bị thiệt hại nhiều và các hành động phòng ngự bị thất bại.Trung đoàn bị thiệt hại nặng đến nỗi người ta phải tống bọn lính ở cơ quan hậu cần bổsung vào các phân đội bộ binh. Quân Đức thiệt hại nhiều nhất là vì pháo binh Xô-viết.Pháo binh của người Nga đánh rất ác, làm ảnh hưởng đến tinh thần lính Đức.Qua mệnh lệnh giải thích của bộ t ư lệnh Đức về phong trào du kích ở vùng bị chiếm, Mít-téc-man được biết rằng trong rừng có nhiều đơn vị vũ trang xô-viết luôn luôn bắn vàoquân Đức...Mọi người đều biết là vào giữa tháng 7-1941, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ra mộtnghị quyết riêng về “Tổ chức chiến đấu trong vùng sau lưng quân đội Đức”. Đảng đã cónhững biện pháp rất kiên quyết ...

Tài liệu được xem nhiều: