Nhớ lại và suy nghĩ -Chương 3: Tham gia nội chiến
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 264.86 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chính phủ Nga hoàng đưa nước nhà đến chỗ suy sụp hoàn toàn. Tình hình càng rắc rối thêm khi bọn ngoại quốc và bọn bạch vệ phiến loạn chiếm đóng một số vùng kinh tế quan trọng trong nước. Trong vòng vây lửa đạn của bọn can thiệp và bạch vệ, nước Cộng hòa Xô-viết trẻ tuổi đã tiến hành một cuộc chiến đấu rất quyết liệt. Những ai đã sống, làm việc và chiến đấu cho lý tưởng Cách mạng tháng Mười trong thời đó hẳn còn nhớ những giờ phút nặng nề mà nhân dân Xô-viết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ lại và suy nghĩ -Chương 3: Tham gia nội chiến Nhớ lại và suy nghĩ_Phần 1 Chương 3: Tham gia nội chiến Chính phủ Nga hoàng đưa nước nhà đến chỗ suy sụp hoàn toàn. Tình hình càng rắc rối thêm khi bọn ngoại quốc và bọn bạch vệ phiến loạn chiếm đóng một số vùng kinh tế quan trọng trong nước. Trong vòng vây lửa đạn của bọn can thiệp và bạch vệ, nước Cộng hòa Xô-viết trẻ tuổi đã tiến hành một cuộc chiến đấu rất quyết liệt. Những ai đã sống, làm việc và chiến đấu cho lý tưởng Cách mạng tháng Mười trong thời đó hẳn còn nhớ những giờ phút nặng nề mà nhân dân Xô-viết đã phải trải qua như thế nào. Mùa xuân năm 1918, quân đội Đồng minh chiếm miền Bắc và Viễn Đông. Tháng 5, một quân đoàn Tiệp Khắc, phục vụ cho khối các nước Anh - Pháp, đã mở rộng các hoạt động chống chính quyền Xô-viết ở U-ran, Xi-bê-ri và Pô-vôn-giê. Quân đội Đức chiếm phần lớn đất U-crai-na và vùng Pri-ban-tích. Nửa cuối năm 1918, quân đội đế quốc và bạch vệ ở Nga có đến gần 1 triệu t ên lính và sĩ quan, huấn luyện và trang bị hiện đại. Phân tích cho nhân dân biết nguy cơ ấy, V.I. Lê-nin kêu gọi đảng và nhân dân lao động nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Tháng 9-1918, Ban Chấp hành trung ương Đảng toàn Nga ban hành nghị quyết biến nước Cộng hòa thành một trại quân đội thống nhất. Tháng 11, thành lập Hội đồng quốc phòng công nông do V.I. Lê-nin làm chủ tịch. Hội đồng quốc phòng thống nhất hoạt động của các cơ quan quân sự và cơ quan liên quan đến quốc phòng, của ủy ban cung cấp đặc biệt cho Hồng quân, nó giải quyết những vấn đề quan trọng nhất về tổ chức quân đội và bảo đảm những nhu cầu cần thiết cho quân đội, cụ thể là tìm mọi biện pháp phát hiện và thu thập vũ khí và đồ dùng quân sự do quân đội cũ bỏ lại, động viên sự nỗ lực của công nghiệp, nối liền hậu phương với tiền tuyến. Hội đồng quốc phòng và Hội đồng quân sự cách mạng toàn quốc áp dụng mọi biện pháp để thực hiện chương trình của Lê-nin về xây dựng một quân đội thường trực đông đảo. Đầu năm 1919, Hồng quân có 42 sư đoàn bộ binh trang bị bằng súng trường và súng máy “Mắc-xim”, súng lục, thủ pháo. Kỵ binh có 4 vạn tay gươm; trong quân đội tác chiến có 1.700 khẩu pháo. Lực lượng thiết giáp được mở rộng, trong đó gồm đội xe hỏa bọc thép của quân đội Nga (nó chỉ có một đầu máy hơi nước bọc thép, 2 toa có mui và 2 - 3 toa trần bọc thép) và một đội ô-tô thiết giáp có 150 xe bọc thép. Không quân chiến đấu có gần 450 máy bay. Trong Hải quân tác chiến có 2 t àu bọc thép, 2 tàu tuần dương, 24 tàu khu trục, 6 tàu ngầm, 8 tàu đặt mìn, 11 tàu vận tải và các tàu khác. Ở Pê-tơ-rô-grát, bộ tham mưu phòng không được thành lập, tiểu đoàn cao xạ đầu tiên được hình thành, tổ chức hậu cần của quân đội được cải tiến, tổ chức quân y được điều chỉnh, mạng lưới các lớp đào tạo cán bộ chỉ huy được mở rộng. Tất nhiên, đấy mới chỉ là những lực lượng vũ trang nhỏ bé. Vậy thì làm sao mà Hồng quân đã chiến thắng được một kẻ địch thường được trang bị đầy đủ hơn nhiều? Chính là nhờ ở lòng yêu nước nồng nàn, chất lượng chính trị và tinh thần đặc biệt của một quân đội công nông chiến đấu để bảo vệ tự do và độc lập của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mùa xuân năm 1919, bọn đế quốc tổ chức một cuộc hành quân hợp nhất chống chính quyền Xô-viết. Lúc bấy giờ ở phía đông nước ta quân đội của Côn-chắc chiếm trận tuyến Péc-mơ - Oóc- xcơ. Quân bạch vệ Cô- dắc đóng gần U-ran và chiếm Gu-ri-ép. Quân bạch vệ của Đê-ni- kin đã chuẩn bị sẵn sàng trên sông Tê-réc, chiếm Nô-vô-chéc-ca-xcơ, Rô-xtốp trên sông Đông, Yu-dốp-ca và nhiều vị trí khác ở vùng Đôn-bát. Quân đội Đồng minh và chính phủ phản cách mạng U-crai-na (cái gọi là chính phủ Đốc chính) sau khi chiếm U-crai-na, đóng trên tuyến Héc-xôn - Ni-cô-lai-ép - Gi-tô-mia - Cô-rô-xten. Bọn bạch vệ La-tứt ở vùng biên giới Sa-vli - Mi-ta-va, quân của Yu-đê-nít và bọn bạch vệ E-xtô-ni đóng trên tuyến Vôn-ma - Nác-va nhằm đánh vào Pê-tơ-rô-grát. Bọn Phần Lan trắng, bọn can thiệp và bọn bạch vệ chiếm vùng phía bắc nước ta, chuẩn bị đánh vào Pê-tơ-rô-grát, Vô-lốc-đe, cốt-la-xa. Bọn can thiệp còn làm chủ vùng Cra-xnô-vốt-xcơ, Ba-tum, Nô-vô-rô-xi-xcơ, Xê-vát-xtô-pôn, Ô-đét-xa. Nhằm mục đích tiêu diệt chính quyền Xô-viết, các chính phủ đế quốc thỏa thuận với nhau phân chia nước Nga. Chúng âm mưu chia cắt U-crai-na, Bê-lô-ru-xi, Pri-ban-tích, Cáp- ca-dơ, phần đất ở phía bắc và những khu vực quan trọng khác trong nước. Các nước Đồng minh đã công nhận Côn-chắc là “người cầm quyền tối cao”. Mùa xuân năm 1919, riêng quân đội của hắn đã có 30 vạn tên được trang bị đầy đủ, bao gồm bọn phú nông và bọn Cô-dắc phản cách mạng ở vùng Da-bai-can, Xi-bê-ri và cả bọn Cô-dắc trắng ở vùng Ô-ren-bua và U-ran. Ngoài ra, ở hậu phương quân đội Côn-chắc, còn tập trung đến 15 vạn t ên can thiệp Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, ý, một quân đoàn Tiệp Khắc phản loạn và những đơn vị quân đội các nước khác. Các chính phủ phương Tây cũng tăng cường cung cấp trang bị cho quân đội của Đê-ni- kin. Bản thân Đê-ni-kin dược các nước Đồng minh liệt vào hàng “người cầm quyền thứ hai”. Hành động đó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ lại và suy nghĩ -Chương 3: Tham gia nội chiến Nhớ lại và suy nghĩ_Phần 1 Chương 3: Tham gia nội chiến Chính phủ Nga hoàng đưa nước nhà đến chỗ suy sụp hoàn toàn. Tình hình càng rắc rối thêm khi bọn ngoại quốc và bọn bạch vệ phiến loạn chiếm đóng một số vùng kinh tế quan trọng trong nước. Trong vòng vây lửa đạn của bọn can thiệp và bạch vệ, nước Cộng hòa Xô-viết trẻ tuổi đã tiến hành một cuộc chiến đấu rất quyết liệt. Những ai đã sống, làm việc và chiến đấu cho lý tưởng Cách mạng tháng Mười trong thời đó hẳn còn nhớ những giờ phút nặng nề mà nhân dân Xô-viết đã phải trải qua như thế nào. Mùa xuân năm 1918, quân đội Đồng minh chiếm miền Bắc và Viễn Đông. Tháng 5, một quân đoàn Tiệp Khắc, phục vụ cho khối các nước Anh - Pháp, đã mở rộng các hoạt động chống chính quyền Xô-viết ở U-ran, Xi-bê-ri và Pô-vôn-giê. Quân đội Đức chiếm phần lớn đất U-crai-na và vùng Pri-ban-tích. Nửa cuối năm 1918, quân đội đế quốc và bạch vệ ở Nga có đến gần 1 triệu t ên lính và sĩ quan, huấn luyện và trang bị hiện đại. Phân tích cho nhân dân biết nguy cơ ấy, V.I. Lê-nin kêu gọi đảng và nhân dân lao động nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Tháng 9-1918, Ban Chấp hành trung ương Đảng toàn Nga ban hành nghị quyết biến nước Cộng hòa thành một trại quân đội thống nhất. Tháng 11, thành lập Hội đồng quốc phòng công nông do V.I. Lê-nin làm chủ tịch. Hội đồng quốc phòng thống nhất hoạt động của các cơ quan quân sự và cơ quan liên quan đến quốc phòng, của ủy ban cung cấp đặc biệt cho Hồng quân, nó giải quyết những vấn đề quan trọng nhất về tổ chức quân đội và bảo đảm những nhu cầu cần thiết cho quân đội, cụ thể là tìm mọi biện pháp phát hiện và thu thập vũ khí và đồ dùng quân sự do quân đội cũ bỏ lại, động viên sự nỗ lực của công nghiệp, nối liền hậu phương với tiền tuyến. Hội đồng quốc phòng và Hội đồng quân sự cách mạng toàn quốc áp dụng mọi biện pháp để thực hiện chương trình của Lê-nin về xây dựng một quân đội thường trực đông đảo. Đầu năm 1919, Hồng quân có 42 sư đoàn bộ binh trang bị bằng súng trường và súng máy “Mắc-xim”, súng lục, thủ pháo. Kỵ binh có 4 vạn tay gươm; trong quân đội tác chiến có 1.700 khẩu pháo. Lực lượng thiết giáp được mở rộng, trong đó gồm đội xe hỏa bọc thép của quân đội Nga (nó chỉ có một đầu máy hơi nước bọc thép, 2 toa có mui và 2 - 3 toa trần bọc thép) và một đội ô-tô thiết giáp có 150 xe bọc thép. Không quân chiến đấu có gần 450 máy bay. Trong Hải quân tác chiến có 2 t àu bọc thép, 2 tàu tuần dương, 24 tàu khu trục, 6 tàu ngầm, 8 tàu đặt mìn, 11 tàu vận tải và các tàu khác. Ở Pê-tơ-rô-grát, bộ tham mưu phòng không được thành lập, tiểu đoàn cao xạ đầu tiên được hình thành, tổ chức hậu cần của quân đội được cải tiến, tổ chức quân y được điều chỉnh, mạng lưới các lớp đào tạo cán bộ chỉ huy được mở rộng. Tất nhiên, đấy mới chỉ là những lực lượng vũ trang nhỏ bé. Vậy thì làm sao mà Hồng quân đã chiến thắng được một kẻ địch thường được trang bị đầy đủ hơn nhiều? Chính là nhờ ở lòng yêu nước nồng nàn, chất lượng chính trị và tinh thần đặc biệt của một quân đội công nông chiến đấu để bảo vệ tự do và độc lập của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mùa xuân năm 1919, bọn đế quốc tổ chức một cuộc hành quân hợp nhất chống chính quyền Xô-viết. Lúc bấy giờ ở phía đông nước ta quân đội của Côn-chắc chiếm trận tuyến Péc-mơ - Oóc- xcơ. Quân bạch vệ Cô- dắc đóng gần U-ran và chiếm Gu-ri-ép. Quân bạch vệ của Đê-ni- kin đã chuẩn bị sẵn sàng trên sông Tê-réc, chiếm Nô-vô-chéc-ca-xcơ, Rô-xtốp trên sông Đông, Yu-dốp-ca và nhiều vị trí khác ở vùng Đôn-bát. Quân đội Đồng minh và chính phủ phản cách mạng U-crai-na (cái gọi là chính phủ Đốc chính) sau khi chiếm U-crai-na, đóng trên tuyến Héc-xôn - Ni-cô-lai-ép - Gi-tô-mia - Cô-rô-xten. Bọn bạch vệ La-tứt ở vùng biên giới Sa-vli - Mi-ta-va, quân của Yu-đê-nít và bọn bạch vệ E-xtô-ni đóng trên tuyến Vôn-ma - Nác-va nhằm đánh vào Pê-tơ-rô-grát. Bọn Phần Lan trắng, bọn can thiệp và bọn bạch vệ chiếm vùng phía bắc nước ta, chuẩn bị đánh vào Pê-tơ-rô-grát, Vô-lốc-đe, cốt-la-xa. Bọn can thiệp còn làm chủ vùng Cra-xnô-vốt-xcơ, Ba-tum, Nô-vô-rô-xi-xcơ, Xê-vát-xtô-pôn, Ô-đét-xa. Nhằm mục đích tiêu diệt chính quyền Xô-viết, các chính phủ đế quốc thỏa thuận với nhau phân chia nước Nga. Chúng âm mưu chia cắt U-crai-na, Bê-lô-ru-xi, Pri-ban-tích, Cáp- ca-dơ, phần đất ở phía bắc và những khu vực quan trọng khác trong nước. Các nước Đồng minh đã công nhận Côn-chắc là “người cầm quyền tối cao”. Mùa xuân năm 1919, riêng quân đội của hắn đã có 30 vạn tên được trang bị đầy đủ, bao gồm bọn phú nông và bọn Cô-dắc phản cách mạng ở vùng Da-bai-can, Xi-bê-ri và cả bọn Cô-dắc trắng ở vùng Ô-ren-bua và U-ran. Ngoài ra, ở hậu phương quân đội Côn-chắc, còn tập trung đến 15 vạn t ên can thiệp Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, ý, một quân đoàn Tiệp Khắc phản loạn và những đơn vị quân đội các nước khác. Các chính phủ phương Tây cũng tăng cường cung cấp trang bị cho quân đội của Đê-ni- kin. Bản thân Đê-ni-kin dược các nước Đồng minh liệt vào hàng “người cầm quyền thứ hai”. Hành động đó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di tích lịch sử lịch sử thế giới tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử tác phẩm Nhớ lại và suy nghĩGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 187 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 113 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 95 1 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 68 0 0 -
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 60 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 52 0 0 -
86 trang 50 0 0
-
10 trang 48 0 0
-
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 41 0 0 -
Giải bài Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 SGK Lịch sử 12
3 trang 39 0 0