Danh mục

Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời điểm hiện nay khi thế giới đang từng bước tiến sâu vào nền kinh tế tri thức, Việt Nam đang vừa phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu thì một điều không thể phủ nhận là năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh của mỗi công dân đã trở thành một nhu cầu cấp bách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt NamNGÔN NGỮSỐ 82012NHU CẦU NGOẠI NGỮ VÀ THÁI ĐỘ CỦA CÔNG CHỨCĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI NGỮ HIỆN NAYỞ VIỆT NAM(Nghiên cứu trường hợp công chức tỉnh Thái Bìnhvà thành phố Đà Nẵng)PGS.TS VŨ THỊ THANH HƯƠNG1. Dẫn nhậpTrong thời điểm hiện nay khi thếgiới đang từng bước tiến sâu vào nềnkinh tế tri thức, Việt Nam đang vừaphát triển công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, vừa từng bước hội nhậpsâu rộng với nền kinh tế toàn cầu thìmột điều không thể phủ nhận là nănglực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếngAnh của mỗi công dân đã trở thànhmột nhu cầu cấp bách. Nhận thức đượctầm quan trọng và vai trò của ngoạingữ, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạoxây dựng và phê duyệt đề án Dạy vàhọc ngoại ngữ trong hệ thống giáo dụcquốc dân giai đoạn 2008 - 2020 nhằmgiúp Việt Nam đạt được một bước tiếnbộ rõ rệt về trình độ và năng lực sửdụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực,nhằm biến ngoại ngữ trở thành thếmạnh của người Việt Nam. Theo đềán, đến năm 2018 - 2020 sẽ có 100%sinh viên đại học được đào tạo tăngcường về ngoại ngữ, 30% cán bộ, côngchức và viên chức làm việc trong cáccơ quan nhà nước có trình độ ngoạingữ bậc 3 trở lên trên tổng số 6 bậctrình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng,tức là có khả năng giao tiếp độc lậptrong một số tình huống quen thuộc(tương đương với cử nhân ngoại ngữchương trình chuẩn của ĐHQG Hà Nội).Thực trạng sử dụng và năng lựcngoại ngữ của cán bộ, công chức vàviên chức Việt Nam hiện nay như thếnào? Nhu cầu về ngoại ngữ của họ rasao? Có lẽ chúng ta mới chỉ biết mộtcách định tính rằng năng lực ngoạingữ của người Việt Nam nói chungvà của đội ngũ cán bộ và công chứcnhà nước nói riêng là chưa đáp ứngđược yêu cầu của công việc, chứ chưakhẳng định được chắc chắn là họ chưađáp ứng được yêu cầu ở mức nào, họcó những khó khăn gì khi học ngoạingữ và liệu đến năm 2020 ta có đạt đượcmục tiêu mà đề án đề ra hay không.Để có cơ sở thực tế đánh giá tính khảthi của đề án, bài viết này sẽ cung cấpmột cái nhìn khái quát về thực trạngsử dụng, năng lực, nhu cầu ngoại ngữvà thái độ đối với chính sách sử dụngvà dạy - học ngoại ngữ hiện nay ở ViệtNam của giới công chức đang côngtác ở một số cơ quan nhà nước tại tỉnhThái Bình và thành phố Đà Nẵng.14Ngôn ngữ số 8 năm 20122. Cơ sở lí luận2.1. Nhu cầu ngoại ngữ và phântích nhu cầu2.1.1. Khái niệm nhu cầu ngoại ngữNhu cầu trong mối quan hệ vớingoại ngữ là một khái niệm tuy đượcdùng nhiều trong ngôn ngữ học ứngdụng nhưng lại khá mập mờ và đanghĩa nên cần được làm rõ một số khíacạnh, chẳng hạn chúng ta đang nóiđến nhu cầu của ai (chủ thể của nhucầu)? Nhu cầu ở cấp cá nhân ngườisử dụng hay nhu cầu ở cấp thể chế(người sử dụng lao động) hay là cảhai? Nhu cầu ngoại ngữ ở công sở baogồm những nội dung gì (đối tượng củanhu cầu)? Nhu cầu liên quan đến sửdụng ngoại ngữ trong thời điểm hiệntại hay trong tương lai (khung quy chiếuthời gian của nhu cầu)? Chúng ta sẽlựa chọn đánh giá cái gì của nội dungnhu cầu (đặc điểm của nhu cầu: ngoạingữ nào, sử dụng ở những chức năngnào, kĩ năng nào...)? Nội hàm của kháiniệm nhu cầu ngoại ngữ vì vậy sẽ domục đích nghiên cứu quyết định. Trongnghiên cứu này, với mục đích đánhgiá tính khả thi của mục tiêu đề ra trongĐề án ngoại ngữ, chủ thể của nhu cầuđược hiểu là cán bộ công chức đanglàm việc trong các cơ quan nhà nước,khái niệm nhu cầu ngoại ngữ đượchiểu ở cấp độ thể chế, tức là nhu cầuđối với công việc hiện tại theo yêu cầucủa nhà tuyển dụng. Nội dung của nhucầu là các kĩ năng cần thiết cho cáchoạt động chuyên môn.2.1.2. Phân tích nhu cầuPhân tích nhu cầu xuất hiện từnhững năm 1960 [4] và đã được cácnhà giáo học pháp sử dụng rộng rãinhư một công cụ trợ giúp trong dạyhọc ngoại ngữ. Theo Van Hest & Oudde Glas [6], phân tích nhu cầu có thểđược sử dụng để (i) cải tiến các chươngtrình giảng dạy ngoại ngữ, (ii) xác địnhcác mục tiêu dạy - học ngoại ngữ phùhợp cho các chương trình đào tạo củacác tổ chức, cá nhân, (iii) phát triểncác chương trình đào tạo ngoại ngữphù hợp, (iv) hoạch định các chínhsách ngoại ngữ của quốc gia, và (v)khởi tạo mối liên hệ giữa các kĩ năngngoại ngữ và nhu cầu chuyên môn vàthúc đẩy nghiên cứu liên quan đến lĩnhvực này. Ở một cấp độ chi tiết hơnDudley-Evans & St. John [2] đã cungcấp một khung phân tích nhu cầu vớinhững cấu phần như sau:A. Những thông tin nghề nghiệpcủa người sử dụng/ người học ngoạingữ (nhu cầu khách quan: ngoại ngữsẽ được dùng cho những hoạt độnggì trong công việc)B. Những thông tin cá nhân vềngười sử dụng/ người học ngoại ngữ những nhân tố có thể tác động đếnviệc học của họ như kinh nghiệm họcngoại ngữ và các thông tin văn hóakhác như mong muốn, phương tiệnhọc tập, nhu cầu chủ quanC. Những thông tin về năng lựcngoại ngữ hiện tại của người sử dụng/người học (họ biết ngoại ngữ gì, cáckĩ năng hiện tại như thế nào...). Nhữngthông tin này sẽ giúp cho nhà nghiêncứu xác định đ ...

Tài liệu được xem nhiều: