Nhu cầu xây dựng luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.22 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích sự cần thiết phải luật hóa quyền tự do lập hội, các rào cản ngăn cản sự ra đời của Luật về Hội và đề xuất một số giải pháp xây dựng, ban hành đạo luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu xây dựng luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” NHU CẦU XÂY DỰNG LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Ở VIỆT NAM THE NEED FOR BUIDING THE LAW ON FREEDOM OF ASSOCIATIONS RIGHTS IN VIETNAM NCS. Nguyễn Nhật Khanh1 Tóm tắt – Tự do lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Để quyền này được thực hiện trên thực tế, Quốc hội phải xây dựng một đạo luật chuyên ngành, trong đó quy định chi tiết các nội dung của việc thực hiện quyền tự do lập hội cũng như quản lí nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của hội. Mặc dù đã được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội, song qua nhiều lần, dự thảo Luật về Hội vẫn chưa được thông qua. Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền hiến định của công dân. Bài viết phân tích sự cần thiết phải luật hóa quyền tự do lập hội, các rào cản ngăn cản sự ra đời của Luật về Hội và đề xuất một số giải pháp xây dựng, ban hành đạo luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam. Từ khóa: tự do lập hội, quyền công dân, luật về quyền tự do lập hội. 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LUẬT HÓA QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Quyền tự do lập hội xuất phát từ nhu cầu tập hợp lực lượng để tạo nên sức mạnh của Nhân dân. Nhu cầu này xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Người nguyên thủy có thể hái quả một mình nhưng để canh tác hoặc săn thú thì phải đông người mới thành công được. Đó là hình thức sơ khai về việc tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh. Xã hội loài người càng phát triển thì các hình thức tập hợp lực lượng ngày càng phong phú, đa dạng và tổ chức chặt chẽ hơn. Khi nhà nước xuất hiện và thực hiện quản lí xã hội, việc lập hội từ nhu cầu tự nhiên chuyển thành quyền lập hội. Việc ghi nhận và bảo đảm quyền lập hội là biểu hiện của một nhà nước dân chủ và văn minh [1, tr18]. Khái niệm “hội” trong tiếng Anh và tiếng Pháp tuy phát âm khác nhau nhưng đều viết là “Association”. Trong tiếng Pháp, hội được định nghĩa là sự liên kết nhiều người vì một lợi ích chung (union des personnes dans un interet commun). Trong tiếng Anh, hội được định nghĩa là một nhóm người công khai liên kết vì một mục đích đặc biệt (an official group of people who have joined together for a particular purpose) [2, tr37]. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn 1 Trường Đại học Luật TP.HCM; Email: nnkhanh@hcmulaw.edu.vn 417 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” giản rằng hội là sự liên kết một số người để cùng thực hiện một công việc hay một mục đích, lợi ích chung nào đó. Tuy nhiên, cần phải thống nhất rằng, việc các cá nhân liên kết với nhau để thành lập hội không nhằm mục đích kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận bởi nếu họ liên kết với nhau vì lợi nhuận thì sẽ tạo ra tổ chức kinh tế chứ không phải các hội. Trong trường hợp này, hoạt động của các tổ chức trên sẽ chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, luật thương mại chứ không phải luật về hội. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất với nhận thức này về hội. Đơn cử, Khoản 1, Điều 2 Luật về Hội của Cộng hòa Ba Lan năm 1989 (Law on Associations 7 April 1989) quy định: ‘Hội là sự liên kết tự nguyện, tự quản, bền vững và không vì mục đích lợi nhuận’ [3]. Điều 2, Luật về Hội của Cộng hòa Serbia năm 2009 (The law on Associations 14 July 2009) cũng quy định: ‘Theo mục đích của luật này, hội là một tổ chức tự nguyện, tự quản và phi lợi nhuận dựa trên sự tự do của của hội, của các cá nhân và pháp nhân, được thành lập để theo đuổi và thúc đẩy sự chia sẻ đặc biệt hoặc các mục tiêu, lợi ích chung mà không bị cấm bởi Hiến pháp và Luật’ [4]. Qua đó, có thể thấy, đặc trưng cơ bản của hội là sự liên kết của những cá nhân không vì mục đích lợi nhuận, không phải là tổ chức của chính phủ, thực hiện tự quản và tự chủ về tài chính. Có thể thấy rằng, ghi nhận quyền lập hội phản ánh tính dân chủ trong nhà nước pháp quyền. Trong xã hội dân chủ, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lí và điều hành xã hội. Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có dân chủ. Nói cách khác, dân chủ sẽ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần túy. Các chuẩn mực như vậy chưa thể tạo ra cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển dân chủ bởi những cam kết và chuẩn mực có tính chất chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục không đủ sức cương tỏa tính tùy tiện của con người [5, tr6]. Chính vì vậy, trong một xã hội, những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp [6, tr106-107]. Bên cạnh đó, việc ghi nhận và khẳng định quyền lập hội chính là cơ sở khẳng định quyền dân sự hợp pháp của người dân [7]. Do đó, việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền lập hội là phương tiện quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị và các quyền về văn hóa, kinh tế, xã hội khác. Ở tầm quốc tế, quyền lập hội lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 (Điều 20) và được khẳng định lại trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Điều 21, 22). 418 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Ở Việt Nam, quyền lập hội đã được ghi nhận từ rất sớm trong Hiến pháp năm 1946 (Điều 10), sau đó được tiếp tụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu xây dựng luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” NHU CẦU XÂY DỰNG LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Ở VIỆT NAM THE NEED FOR BUIDING THE LAW ON FREEDOM OF ASSOCIATIONS RIGHTS IN VIETNAM NCS. Nguyễn Nhật Khanh1 Tóm tắt – Tự do lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Để quyền này được thực hiện trên thực tế, Quốc hội phải xây dựng một đạo luật chuyên ngành, trong đó quy định chi tiết các nội dung của việc thực hiện quyền tự do lập hội cũng như quản lí nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của hội. Mặc dù đã được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội, song qua nhiều lần, dự thảo Luật về Hội vẫn chưa được thông qua. Điều này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền hiến định của công dân. Bài viết phân tích sự cần thiết phải luật hóa quyền tự do lập hội, các rào cản ngăn cản sự ra đời của Luật về Hội và đề xuất một số giải pháp xây dựng, ban hành đạo luật về quyền tự do lập hội ở Việt Nam. Từ khóa: tự do lập hội, quyền công dân, luật về quyền tự do lập hội. 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LUẬT HÓA QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI Quyền tự do lập hội xuất phát từ nhu cầu tập hợp lực lượng để tạo nên sức mạnh của Nhân dân. Nhu cầu này xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Người nguyên thủy có thể hái quả một mình nhưng để canh tác hoặc săn thú thì phải đông người mới thành công được. Đó là hình thức sơ khai về việc tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh. Xã hội loài người càng phát triển thì các hình thức tập hợp lực lượng ngày càng phong phú, đa dạng và tổ chức chặt chẽ hơn. Khi nhà nước xuất hiện và thực hiện quản lí xã hội, việc lập hội từ nhu cầu tự nhiên chuyển thành quyền lập hội. Việc ghi nhận và bảo đảm quyền lập hội là biểu hiện của một nhà nước dân chủ và văn minh [1, tr18]. Khái niệm “hội” trong tiếng Anh và tiếng Pháp tuy phát âm khác nhau nhưng đều viết là “Association”. Trong tiếng Pháp, hội được định nghĩa là sự liên kết nhiều người vì một lợi ích chung (union des personnes dans un interet commun). Trong tiếng Anh, hội được định nghĩa là một nhóm người công khai liên kết vì một mục đích đặc biệt (an official group of people who have joined together for a particular purpose) [2, tr37]. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn 1 Trường Đại học Luật TP.HCM; Email: nnkhanh@hcmulaw.edu.vn 417 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” giản rằng hội là sự liên kết một số người để cùng thực hiện một công việc hay một mục đích, lợi ích chung nào đó. Tuy nhiên, cần phải thống nhất rằng, việc các cá nhân liên kết với nhau để thành lập hội không nhằm mục đích kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận bởi nếu họ liên kết với nhau vì lợi nhuận thì sẽ tạo ra tổ chức kinh tế chứ không phải các hội. Trong trường hợp này, hoạt động của các tổ chức trên sẽ chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp, luật thương mại chứ không phải luật về hội. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất với nhận thức này về hội. Đơn cử, Khoản 1, Điều 2 Luật về Hội của Cộng hòa Ba Lan năm 1989 (Law on Associations 7 April 1989) quy định: ‘Hội là sự liên kết tự nguyện, tự quản, bền vững và không vì mục đích lợi nhuận’ [3]. Điều 2, Luật về Hội của Cộng hòa Serbia năm 2009 (The law on Associations 14 July 2009) cũng quy định: ‘Theo mục đích của luật này, hội là một tổ chức tự nguyện, tự quản và phi lợi nhuận dựa trên sự tự do của của hội, của các cá nhân và pháp nhân, được thành lập để theo đuổi và thúc đẩy sự chia sẻ đặc biệt hoặc các mục tiêu, lợi ích chung mà không bị cấm bởi Hiến pháp và Luật’ [4]. Qua đó, có thể thấy, đặc trưng cơ bản của hội là sự liên kết của những cá nhân không vì mục đích lợi nhuận, không phải là tổ chức của chính phủ, thực hiện tự quản và tự chủ về tài chính. Có thể thấy rằng, ghi nhận quyền lập hội phản ánh tính dân chủ trong nhà nước pháp quyền. Trong xã hội dân chủ, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lí và điều hành xã hội. Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có dân chủ. Nói cách khác, dân chủ sẽ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần túy. Các chuẩn mực như vậy chưa thể tạo ra cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển dân chủ bởi những cam kết và chuẩn mực có tính chất chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục không đủ sức cương tỏa tính tùy tiện của con người [5, tr6]. Chính vì vậy, trong một xã hội, những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp [6, tr106-107]. Bên cạnh đó, việc ghi nhận và khẳng định quyền lập hội chính là cơ sở khẳng định quyền dân sự hợp pháp của người dân [7]. Do đó, việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền lập hội là phương tiện quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị và các quyền về văn hóa, kinh tế, xã hội khác. Ở tầm quốc tế, quyền lập hội lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 (Điều 20) và được khẳng định lại trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Điều 21, 22). 418 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Ở Việt Nam, quyền lập hội đã được ghi nhận từ rất sớm trong Hiến pháp năm 1946 (Điều 10), sau đó được tiếp tụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự do lập hội Quyền công dân Luật về quyền tự do lập hội Dự thảo Luật Luật doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 241 0 0 -
Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
4 trang 232 0 0 -
8 trang 196 0 0
-
Trao đổi về quy định mới của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3 trang 190 0 0 -
0 trang 164 0 0
-
9 trang 133 0 0
-
Bàn về thuế chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất
2 trang 132 0 0 -
Luật doanh nghiệp - Các loại hình công ty (thuyết trình)
63 trang 121 0 0 -
Những khó khăn và hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
12 trang 117 0 0 -
Một số trình tự, thủ tục và ngành nghề trong đăng ký kinh doanh: Phần 2
143 trang 107 0 0