Danh mục

Những khó khăn và hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 116      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào việc nhận diện những khó khăn, hạn chế đó trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khái quát kinh nghiệm phát triển của một số doanh nghiệp bán lẻ Việt thành công. Trên cơ sở đó, gợi ý hướng đi đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, phát triển mạnh mẽ lực lượng quan trọng này, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thị trường bán lẻ Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khó khăn và hướng phát triển của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM DIFFICULTIES AND DEVELOPMENT DIRECTION OF RETAIL ENTERPRISES IN VIETNAM ThS. Vũ thị Hồng Phượng, TS. Hoàng Thị Thắm Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể, là một trong sáu ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra diện mạo mới cho thị trường, gia tăng cơ hội lựa chọn đối với người tiêu dùng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài một số yếu tố khách quan, không thể không tính đến những hạn chế của chính bản thân doanh nghiệp. Bài viết tập trung vào việc nhận diện những khó khăn, hạn chế đó trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, khái quát kinh nghiệm phát triển của một số doanh nghiệp bán lẻ Việt thành công. Trên cơ sở đó, gợi ý hướng đi đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra, phát triển mạnh mẽ lực lượng quan trọng này, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ khóa: doanh nghiệp, thị trường, bán lẻ, nước ngoài, cạnh tranh, phát triển Abstract In recent years the retail market in Vietnam has remarkably developed. It is one of six professions that have attracted the most foreign investment, strongly contributes economic – social development, creates a new image of market, increases opportunities of choosing for consumers and better responses needs of society. However, in context of more and more intense competition, Vietnamese retail enterprises are facing many difficulties and challenges. This situation comes from many causes consisting of both objective factors and limitations of themselves. Our paper focuses on identifying difficulties and limitations in the competitive context today; generalizing development experiences of some successful retail enterprises in Vietnam. On that basis, we suggest some directions for the domestic retail enterprises that contribute to solve proposed problem, strongly develop these important forces, attain the goal of sustainable development of the retail market in Vietnam. Keywords: enterprise, market, retail, foreign, competition, development 1. Sơ lược cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Khái niệm doanh nghiệp bán lẻ Theo Luật doanh nghiệp 2014, “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường”. Và theo Philip Kotler, “Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh”. Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Doanh nghiệp bán lẻ là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ Với cách hiểu trên, doanh nghiệp bán lẻ có một số đặc điểm hết sức đặc trưng như: Đối tượng trao đổi hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ là người tiêu dùng trực tiếp; lượng hàng hóa, dịch vụ mỗi lần bán/cung ứng thường nhỏ; sau khi được bán ra thị trường, hàng hóa của họ không không dùng để bán lại nên không tiếp tục vận động mà đi vào khâu tiêu dùng - khâu cuối cùng của một chu kỳ tái sản xuất 884 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình; Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bán lẻ có thể diễn ra tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định, bao gồm: ở các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, quầy hàng, sạp bán hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, hợp tác xã mua bán, quầy hàng lưu động, các chợ truyền thống… Nhân tố tác động đến doanh nghiệp bán lẻ Các doanh nghiệp bán lẻ chịu tác động của rất nhiều nhân tố, bao gồm cả các nhân tố bên trong (mặt hàng kinh doanh; quy mô doanh nghiệp; tình hình ngồn lực của doanh nghiệp; kiến thức, tay nghề, kỹ năng của nhân viên bán hàng; năng lực tổ chức và quản lý của doanh nghiệp; chiến lược phát triển của doanh nghiệp)… và các nhân tố bên ngoài (bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước; mục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: