Những bài thuyết giáo của Zarathustra
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 96.25 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Ta sẽ thuyết minh cho các ngươi nghe về ba cuộc hóa thân của tinh thần: làm thế nào tinh thần trở thành lạc đà, làm thế nào lạc đà trở thành sư tử, và sau cùng làm thế nào sư tử trở thành trẻ thơ. Có rất nhiều gánh nặng đối với tinh thần, đối với tinh thần dũng mãnh kiên trì được sự tôn kính khích động: dũng lực của tinh thần ấy đòi hỏi những gánh nặng nặng nề nhất. Có cái gì nặng nề đâu? Tinh thần can đảm cất tiếng hỏi như thế; rồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bài thuyết giáo của Zarathustra Zarathustra đã nói như thế Những bài thuyết giáo của Zarathustra Về ba cuộc hóa thân “Ta sẽ thuyết minh cho các ngươi nghe về ba cuộc hóa thân của tinh thần: làm thế nào tinh thần trở thành lạc đà, làm thế nào lạc đà trở thành sư tử, và sau cùng làm thế nào sư tử trở thành trẻ thơ. Có rất nhiều gánh nặng đối với tinh thần, đối với tinh thần dũng mãnh kiên trì được sự tôn kính khích động: dũng lực của tinh thần ấy đòi hỏi những gánh nặng nặng nề nhất. Có cái gì nặng nề đâu? Tinh thần can đảm cất tiếng hỏi như thế; rồi nó quỳ gối như con lạc đà và muốn người ta chất thật nặng lên lưng mình. Hỡi kẻ anh hùng, đâu là gánh nặng nặng nề nhất để cho tôi hất lên mình tôi và để cho sức mạnh của tôi được vui hưởng? - Tinh thần can đảm lên tiếng hỏi như thế. Há chẳng phải là điều này: tự khiêm tốn nhún nhường để xúc phạm đến lòng kiêu hãnh của mình? Làm hiển lộ cơn điên nơi mình để biến trí huệ hiền minh thành trò cười thiên hạ? Hoặc giả là điều này: từ bỏ chính nghĩa mình đúng vào lúc nó đang xưng vinh sự chiến thắng? Leo lên những đỉnh núi cao để cám dỗ kẻ cám dỗ? Hoặc giả là điều này: sinh sống bằng những trái dẻ rừng cùng cỏ non của tri thức, và chịu đựng cơn đói cào nát tâm hồn, vì tình yêu chân lý? Hoặc giả là điều này: ngã bệnh và xua đuổi hết những kẻ an ủi đi, để kết bạn với những người điếc, những người chẳng hề nghe được những gì ngươi muốn nói? Hoặc giả là điều này: lặn sâu xuống làn nước đục, nếu đó là nước của chân lý, và không xua đuổi những con ếch lạnh cùng những con cóc nóng sốt? Hoặc giả là điều này: yêu thương kẻ khinh bỉ ta và đưa tay về phía ma quỷ khi ma quỷ muốn làm ta khiếp hãi? Tinh thần dũng mãnh nhận lãnh tất cả những gánh nặng đó: như con lạc đà vừa được chất hàng xong, vội vã lên đường về sa mạc, tinh thần dũng mãnh cũng vội vã về với sa mạc của đời mình như thế. Nhưng giữa lòng sa mạc hoang liêu cô độc nhất đã thành tựu cuộc hóa thân thứ nhì: ở đây tinh thần biến thành sư tử, tinh thần muốn chinh phục tự do và làm chủ sa mạc riêng của mình. Ở đây tinh thần tìm kiếm người chủ cuối cùng của nó: tinh thần muốn làm kẻ thù của người chủ ấy, và làm kẻ thù của vị Thượng đế cuối cùng của mình; để đạt chiến thắng vinh quang, tinh thần muốn chiến đấu với con đại khủng long. Đâu là con đại khủng long mà tinh thần không còn muốn gọi là Thượng đế hay Chủ nhân nữa? Con đại khủng long ấy là “Mi phải”. Nhưng tinh thần của con mãnh sư thì bảo rằng “Ta muốn”. Con đại khủng long “Mi phải” rình dò tinh thần dọc đường, lấp lánh ánh vàng dưới lớp da sừng có muôn ngàn vẩy và trên mỗi vẩy, lóe sáng dòng chữ vàng: “Mi phải”. Những giá trị cổ lỗ ngàn đời lấp lánh sáng trên những chiếc vẩy ấy, và con rồng mạnh nhất trong loài rồng nói như thế này: “Giá trị của tất cả vạn sự đang lấp lánh trên mình ta”. Tất cả giá trị đã được sáng tạo nên, cũng như tất cả những giá trị đang được sáng tạo, đều nằm trong ta. Thực ra, không nên có câu “Ta muốn” nữa! Con đại long ấy nói như thế. Hỡi những anh em ta, tại sao lại cần đến con mãnh sư của tinh thần? Chúng ta há chẳng có khá đủ loài vật khỏe mạnh vừa có tinh thần khước từ vừa tuân phục hay sao? Sáng tạo nên những giá trị mới; - đó là điều mà ngay cả con mãnh sư cũng chưa làm được; nhưng tự giải phóng mình để tiến đến những sáng tạo mới mẻ, - đấy là điều mà sức mạnh của con mãnh sư có thể làm được. Tự giải phóng mình, thốt ra tiếng “Không” linh thiêng ngay cả với bổn phận: đấy là nhiệm vụ dành cho con mãnh sư, hỡi những anh em của ta. Chinh phục quyền sáng tạo những giá trị mới, - đấy là cuộc chinh phục khủng khiếp nhất đối với một tinh thần kiên khổ và đầy lòng tôn kính. Thực ra, đối với tinh thần, đấy là một sự đánh cướp và là hành vi của một con thú săn mồi. Ngày xưa, tinh thần yêu mến câu “Mi phải” như là điều thiện hảo linh thánh nhất của mình; giờ đây tinh thần phải thấy sự ảo tưởng và độc đoán ngay cả trong điều linh thánh nhất, cốt để tự do giải phóng khỏi tình yêu mến của mình: cần phải có một con mãnh sư cho một cuộc đạo tặc như thế. Nhưng hỡi các anh em, hãy nói ta nghe, đứa trẻ thơ có thể làm điều gì mà con mãnh sư đã không thể làm được? Tại sao con mãnh sư dữ tợn phải biến thành trẻ thơ? Trẻ thơ là sự ngây thơ và quên lãng, một sự tái khởi miên viễn, một trò chơi, một bánh xe quay vòng quanh mình, một vận chuyển đầu tiên, một tiếng “Vâng” linh thánh. Vâng, hỡi các anh em, đối với trò chơi sáng tạo, cần phải có một tiếng “Vâng” linh thánh. Ý chí riêng c ủa chính mình, đấy chính là điều mà hiện giờ tinh thần mong muốn; thế giới riêng của chính mình, đấy là điều mà kẻ đã đánh mất thế giới muốn chiếm được. Ta đã nêu ra với các anh em ba sự hóa thân của tinh thần: làm thế nà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bài thuyết giáo của Zarathustra Zarathustra đã nói như thế Những bài thuyết giáo của Zarathustra Về ba cuộc hóa thân “Ta sẽ thuyết minh cho các ngươi nghe về ba cuộc hóa thân của tinh thần: làm thế nào tinh thần trở thành lạc đà, làm thế nào lạc đà trở thành sư tử, và sau cùng làm thế nào sư tử trở thành trẻ thơ. Có rất nhiều gánh nặng đối với tinh thần, đối với tinh thần dũng mãnh kiên trì được sự tôn kính khích động: dũng lực của tinh thần ấy đòi hỏi những gánh nặng nặng nề nhất. Có cái gì nặng nề đâu? Tinh thần can đảm cất tiếng hỏi như thế; rồi nó quỳ gối như con lạc đà và muốn người ta chất thật nặng lên lưng mình. Hỡi kẻ anh hùng, đâu là gánh nặng nặng nề nhất để cho tôi hất lên mình tôi và để cho sức mạnh của tôi được vui hưởng? - Tinh thần can đảm lên tiếng hỏi như thế. Há chẳng phải là điều này: tự khiêm tốn nhún nhường để xúc phạm đến lòng kiêu hãnh của mình? Làm hiển lộ cơn điên nơi mình để biến trí huệ hiền minh thành trò cười thiên hạ? Hoặc giả là điều này: từ bỏ chính nghĩa mình đúng vào lúc nó đang xưng vinh sự chiến thắng? Leo lên những đỉnh núi cao để cám dỗ kẻ cám dỗ? Hoặc giả là điều này: sinh sống bằng những trái dẻ rừng cùng cỏ non của tri thức, và chịu đựng cơn đói cào nát tâm hồn, vì tình yêu chân lý? Hoặc giả là điều này: ngã bệnh và xua đuổi hết những kẻ an ủi đi, để kết bạn với những người điếc, những người chẳng hề nghe được những gì ngươi muốn nói? Hoặc giả là điều này: lặn sâu xuống làn nước đục, nếu đó là nước của chân lý, và không xua đuổi những con ếch lạnh cùng những con cóc nóng sốt? Hoặc giả là điều này: yêu thương kẻ khinh bỉ ta và đưa tay về phía ma quỷ khi ma quỷ muốn làm ta khiếp hãi? Tinh thần dũng mãnh nhận lãnh tất cả những gánh nặng đó: như con lạc đà vừa được chất hàng xong, vội vã lên đường về sa mạc, tinh thần dũng mãnh cũng vội vã về với sa mạc của đời mình như thế. Nhưng giữa lòng sa mạc hoang liêu cô độc nhất đã thành tựu cuộc hóa thân thứ nhì: ở đây tinh thần biến thành sư tử, tinh thần muốn chinh phục tự do và làm chủ sa mạc riêng của mình. Ở đây tinh thần tìm kiếm người chủ cuối cùng của nó: tinh thần muốn làm kẻ thù của người chủ ấy, và làm kẻ thù của vị Thượng đế cuối cùng của mình; để đạt chiến thắng vinh quang, tinh thần muốn chiến đấu với con đại khủng long. Đâu là con đại khủng long mà tinh thần không còn muốn gọi là Thượng đế hay Chủ nhân nữa? Con đại khủng long ấy là “Mi phải”. Nhưng tinh thần của con mãnh sư thì bảo rằng “Ta muốn”. Con đại khủng long “Mi phải” rình dò tinh thần dọc đường, lấp lánh ánh vàng dưới lớp da sừng có muôn ngàn vẩy và trên mỗi vẩy, lóe sáng dòng chữ vàng: “Mi phải”. Những giá trị cổ lỗ ngàn đời lấp lánh sáng trên những chiếc vẩy ấy, và con rồng mạnh nhất trong loài rồng nói như thế này: “Giá trị của tất cả vạn sự đang lấp lánh trên mình ta”. Tất cả giá trị đã được sáng tạo nên, cũng như tất cả những giá trị đang được sáng tạo, đều nằm trong ta. Thực ra, không nên có câu “Ta muốn” nữa! Con đại long ấy nói như thế. Hỡi những anh em ta, tại sao lại cần đến con mãnh sư của tinh thần? Chúng ta há chẳng có khá đủ loài vật khỏe mạnh vừa có tinh thần khước từ vừa tuân phục hay sao? Sáng tạo nên những giá trị mới; - đó là điều mà ngay cả con mãnh sư cũng chưa làm được; nhưng tự giải phóng mình để tiến đến những sáng tạo mới mẻ, - đấy là điều mà sức mạnh của con mãnh sư có thể làm được. Tự giải phóng mình, thốt ra tiếng “Không” linh thiêng ngay cả với bổn phận: đấy là nhiệm vụ dành cho con mãnh sư, hỡi những anh em của ta. Chinh phục quyền sáng tạo những giá trị mới, - đấy là cuộc chinh phục khủng khiếp nhất đối với một tinh thần kiên khổ và đầy lòng tôn kính. Thực ra, đối với tinh thần, đấy là một sự đánh cướp và là hành vi của một con thú săn mồi. Ngày xưa, tinh thần yêu mến câu “Mi phải” như là điều thiện hảo linh thánh nhất của mình; giờ đây tinh thần phải thấy sự ảo tưởng và độc đoán ngay cả trong điều linh thánh nhất, cốt để tự do giải phóng khỏi tình yêu mến của mình: cần phải có một con mãnh sư cho một cuộc đạo tặc như thế. Nhưng hỡi các anh em, hãy nói ta nghe, đứa trẻ thơ có thể làm điều gì mà con mãnh sư đã không thể làm được? Tại sao con mãnh sư dữ tợn phải biến thành trẻ thơ? Trẻ thơ là sự ngây thơ và quên lãng, một sự tái khởi miên viễn, một trò chơi, một bánh xe quay vòng quanh mình, một vận chuyển đầu tiên, một tiếng “Vâng” linh thánh. Vâng, hỡi các anh em, đối với trò chơi sáng tạo, cần phải có một tiếng “Vâng” linh thánh. Ý chí riêng c ủa chính mình, đấy chính là điều mà hiện giờ tinh thần mong muốn; thế giới riêng của chính mình, đấy là điều mà kẻ đã đánh mất thế giới muốn chiếm được. Ta đã nêu ra với các anh em ba sự hóa thân của tinh thần: làm thế nà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 276 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 252 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 231 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 145 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 131 0 0 -
12 trang 128 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 111 0 0
-
13 trang 106 0 0