Danh mục

Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà Nguyễn là một trong những triều đại tồn tại lâu dài trong lịch sử chế độ phong kiến. Đánh giá về “công” và “tội” của nhà Nguyễn, giới khoa học trong, ngoài nước có nhiều ý kiến đa chiều. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, triều Nguyễn – với những chính sách “trọng nông”, hạn chế sự phát triển của công, thương nghiệp đã cản trở sự phát triển nền kinh tế hàng hóa của đất nước, gây ra sự khủng hoảng xã hội trầm trọng, do đó việc mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858JOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 118-124This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0017NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG NGÀNH KHAI MỎ DƯỚI TRIỀU NGUYỄNGIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858Nguyễn Thị Thanh TùngKhoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Nhà Nguyễn là một trong những triều đại tồn tại lâu dài trong lịch sử chế độphong kiến. Đánh giá về “công” và “tội” của nhà Nguyễn, giới khoa học trong, ngoài nướccó nhiều ý kiến đa chiều. Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, triều Nguyễn – với nhữngchính sách “trọng nông”, hạn chế sự phát triển của công, thương nghiệp đã cản trở sự pháttriển nền kinh tế hàng hoá của đất nước, gây ra sự khủng hoảng xã hội trầm trọng, do đóviệc mất nước vào tay thực dân Pháp là tất yếu! Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đãđưa ra những căn cứ cho thấy, ngoài các chính sách trọng nông, triều Nguyễn trong giaiđoạn nửa đầu thế kỉ XIX cũng rất quan tâm tới các hoạt động kinh tế khác, trong đó có hoạtđộng khai mỏ.Từ khóa: Triều Nguyễn, khai mỏ, kinh tế hàng hoá, phong kiến, 1802-1858.1.Mở đầuNói tới nhà Nguyễn, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, thường người ta nghĩ tớingay đó là một triều đại “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng”, triều đại của sự khủng hoảngvà suy vong mà ít đề cập đến vấn đề kinh tế công, thương nghiệp. Gần một thế kỉ qua, các sử giatrong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu lịch sử Việt Nam dưới thời Nguyễn ở nhiều khía cạnhkhác nhau từ kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa, giáo dục. . . Tuy nhiên chưa có một công trình nàođề cập đến một cách toàn diện và quy mô vấn đề khai thác mỏ trong khoảng thời gian nhà Nguyễntồn tại với tư cách một triều đại phong kiến độc lập, hoặc nếu có thì cũng chỉ phác qua vấn đề mộtcách rất sơ lược, khái quát.Trên diễn đàn của sử học những năm 50, 60 của thế kỉ XX, đặc biệt là tạp chí Nghiên cứulịch sử (NCLS) lúc đó cũng có hàng loạt bài viết tranh luận về vấn đề có hay không có mầm mốngkinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược đã ít nhiều nghiêncứu về tình hính kinh tế công thương nghiệp làm căn cứ luận chứng. Tiêu biểu phải kể đến NguyễnHồng Phong với bài Sự phát triển kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành chủ nghĩa tư bản ở ViệtNam, đăng trên Tạp chí NCLS số 9, 11, 12, 13, Hà Nội năm 1959 - 1960. Năm 1962, có bài Vấn đềmầm mống tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam thời phong kiến (NCLS số 39) của Đặng Việt Thanh vàbài Về một vài vấn đề trong việc đánh giá mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam (NCLS số 41)của Tô Minh Trung. Nhà sử học Phan Huy Lê có bài Tình hình khai mỏ dưới triều Nguyễn đăngtrên NCLS số 51, 52, 53, Hà Nội năm 1963.Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Tùng, e-mail: thanhtungsphn@gmail.com118Những biến động trong ngành khai mỏ dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858Do yêu cầu đặt ra là phải nhận thức lại lich sử Việt Nam trong giai đoạn cuối cùng của chếđộ phong kiến đã khiến giới sử học tiếp tục tiếp cận nhiều hơn với vấn đề công thương nghiệp quacác triều đại. Tuy nhiên, có một điểm rất dễ nhận thấy là các bài viết chủ yếu tập trung đề cập đếnvần đề ngoại thương Việt Nam thời phong kiến. Do hạn chế về nguồn tư liệu nên vấn đề về lĩnhvực khai thác mỏ thời phong kiến vẫn là một khoảng trống cần được bù lấp. Với cái nhìn toàn diện,khách quan từ phương diện kinh tế khai mỏ, người viết hi vọng đem lại một số minh chứng để bổsung thêm cách tiếp cận, đánh giá công bằng về hoạt động kinh tế dưới thời Nguyễn.2.2.1.Nội dung nghiên cứuChính sách khai mỏ của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn (1802- 1884)Một bộ phận công nghiệp quan trọng do nhà nước quản lí là công nghiệp khai mỏ. Trongcác thế kỉ XVII - XVIII, ngành khai mỏ đã phát triển đến một chừng mực nhất định và tiếp tụcphát triển trong thế kỉ XIX. Tuy nhiên, bước phát triển ấy mang tính chất thất thường, không ổnđịnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chính sách của triều đình Nguyễn là một cản trởquan trọng.Để thâu tóm lấy toàn bộ nguồn lợi của các mỏ gạt bỏ thương nhân ra khỏi lĩnh vực kinhdoanh này, triều Nguyễn đã thực hiện chính sách là đứng ra tổ chức các công trường khai mỏ. Ngaysau khi lên cầm quyền, Gia Long đã ban lệnh cho mở mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ kẽm, mỏ đồng ở tỉnhTuyên Quang, và Hưng Hoá, khiến Thổ mục là Ma Doãn Điền, Hoàng Phong Bút, Cầm Nhơn coiviệc ấy, định năm sau sẽ đánh thuế [6; 69]. Liên tiếp các năm sau, nhà Nguyễn đều ban hành cácchính sách liên quan đến ngành khai mỏ. Vua Minh Mạng còn nhấn mạnh vàng bạc là của báucủa đất đai, sinh ra cốt để cung cấp cho chi dùng của nhà nước. Nếu giao cho những người lĩnhtrưng để họ tự ý cắt xén thì của cải của trời đất sinh ra không khỏi bị thương nhân giảo hoạt vơ vétbỏ túi [4;57].Xuất phát từ tư tưởng đó, triều ...

Tài liệu được xem nhiều: