Những bộ đồ trà thời Nguyễn
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 260.52 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Người Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đến mức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền “văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thú tao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưa chuộng. Thậm chí, uống trà còn được coi là một bộ môn nghệ thuật, đứng đầu trong nghệ thuật ẩm thực....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bộ đồ trà thời NguyễnNhững bộ đồ trà thời NguyễnNgười Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đếnmức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền“văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dướithời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thútao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưachuộng. Thậm chí, uống trà còn được coi là một bộ môn nghệthuật, đứng đầu trong nghệ thuật ẩm thực.Để việc uống trà xứng đáng trở thành một lạc thú tinh thầnđầy cảm hứng, ngoài trà ngon, bạn hiền, còn phải có một bộđồ trà xứng tầm. Một bộ đồ trà thời Nguyễn bao giờ cũng hộiđủ các dụng cụ dùng cho việc pha trà và thưởng trà, gồm: hỏalò, siêu đồng nấu nước, hũ sành đựng nước pha trà, hũ đựngtrà, ấm trà bằng đất nung và bộ đồ trà bằng sứ ký kiểu. Ngoàira còn có than củi, trầm hương và vài loại bánh mứt để cuộctrà thêm phần ý vị.Những dụng cụ như hỏa lò, siêu đồng, hũ đựng trà thường làđồ nội hóa, có thể đặt làm hoặc mua trong nước, nhưng bộấm chén trà thì thường là đồ sứ, ký kiểu ở nước ngoài. Triềuvua Minh Mạng (1820 - 1841), nhà vua đặt cho xưởng gốmCopeland & Garrett thuộc Công ty Spode ở Liverpool (Anh)làm những bộ đồ trà bằng gốm faience, đưa về Việt Nam vẽthêm các kiểu hoa văn mà nhà vua ưa thích lên ấm chén trà,rồi ghi dòng lạc khoản chữ Hán: “Minh Mạng … niên tănghọa” (Vẽ thêm vào năm Minh Mạng thứ …). Triều Thiệu Trị(1841 - 1847) thì đặt cho lò sứ Sèvres ở Paris (Pháp) làmnhững bộ đồ trà bằng sứ màu trắng, vẽ các hoa văn thảo mộcbằng nhũ vàng, có đề dòng lạc khoản chữ Hán bằng men màuđen: Thiệu Trị nguyên niên phụng chế (Làm theo lệnh vàonăm Thiệu Trị thứ nhất). Những món đồ trà ấy nay vẫn còntrưng bày nơi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.Tuy nhiên, đồ trà thời Nguyễn, phong phú nhất và cũng ấntượng nhất là những bộ đồ trà ký kiểu ở Trung Hoa. Thôngthường, triều đình thường sai các họa sĩ trong Họa tượng cụcthuộc Nội vụ phủ vẽ kiểu dáng đồ trà và các mẫu hoa văntrên giấy, rồi gửi theo các sứ bộ sang Trung Hoa công cán,đặt các lò sứ ở Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây) làm các bộchén và dĩa trà theo mẫu, rồi ghé huyện Nghi Hưng (tỉnhGiang Tô) để tìm mua những chiếc ấm trà bằng đất nung.Điều thú vị là triều Nguyễn cùng thời với triều Đại Thanhcủa Trung Hoa, nhưng đồ trà thời Nguyễn ký kiểu tại TrungHoa lại không theo kiểu thức của đồ trà thời Thanh (1644 -1911) mà theo kiểu thức của đồ trà thời Minh (1368 - 1644).Một bộ đồ trà thời Nguyễn thường có các món: tống, tốt,dầm, bàn. Tống, còn gọi là tướng, là chiếc chén lớn dùng đểchứa nước trà rót ra từ ấm, đợi lóng cặn rồi mới chuyên sangcác chén tốt. Tốt, còn gọi là quân, là các chén nhỏ để uốngtrà. Dầm là chiếc dĩa lót chén tống. Bàn là chiếc dĩa có chứcnăng như chiếc khay nhỏ chứa các chén tốt. Người Huế uốngtrà thường chỉ có ba người (trà tam, tửu tứ), nên bộ đồ trà sứký kiểu dành cho người Huế thường có năm món, gồm: bachén tốt, một chén tống và một dĩa bàn, không có dĩa dầm, vìchén tống sẽ được úp chồng lên một chén tốt ở trên dĩa bàn.Trong khi đó, bộ đồ trà sứ ký kiểu của người Bắc thườnggồm bảy món: bốn chén tốt, một chén tống, một dĩa bàn vàmột dĩa dầm. Trong mỗi bộ đồ trà, chén tốt và chén tốnggiống nhau về dáng kiểu, chỉ khác nhau về kích thước. Dĩabàn và dĩa dầm cũng tương tự. Cả bốn thứ này đều có chungđề tài và kiểu thức trang trí.Chén trà sứ ký kiểu thời Nguyễn có hai loại kiểu dáng chínhlà chén trà không chân và chén trà có chân. Chén trà khôngchân, còn được gọi là chén lật đật, vì loại chén này có đáytròn và nặng và không có vành đế. Khi không chứa nước, nếucó ngoại lực tác động vào, chén dễ dao động do điểm tiếpxúc giữa chén trà với mặt phẳng chứa nó (như mặt bàn, lòngkhay) rất nhỏ, song bao giờ chén cũng trở về vị trí thăngbằng. Hình tượng này giống con lật đật, vì thế mà thành tênchén lật đật. Chén trà có chân là chén trà có vành chân đế ởdưới đáy chén, cao từ 0,2cm đến 0,5cm.Mỗi bộ đồ trà được sử dụng vào một mùa thích hợp trongnăm. Xuân sang, thu về thì dùng đồ trà xuân - thu ẩm. Hạ tớidùng đồ trà hạ ẩm. Đông đến thì có đồ trà đông ẩm. Chénxuân - thu ẩm có miệng đứng, thành cao vừa phải, xương sứcó độ dày trung bình; chén hạ ẩm có miệng loe rộng, thànhthấp, nông lòng, xương sứ mỏng để nước nhanh nguội; chénđông ẩm có miệng kín, thành cao, sâu lòng, xương sứ dày đểgiữ nhiệt lâu hơn.Về dĩa trà, khác với người Mãn Thanh thường uống trà trongchén lớn có nắp đậy và có dĩa lót bên dưới, “người nào, chénnấy”, người Việt thường uống trà với bằng hữu, nên trong bộđồ trà có một dĩa bàn làm khay đựng chén tốt và có một dĩadầm để đựng chén tống. Thậm chí, khi thưởng trà một mình,người Việt cũng dùng bộ đồ trà tương tự, chỉ khác là thay vìdùng ấm lớn để pha trà thì người ta dùng loại ấm độc ẩm nhỏhơn. Do lối uống trà này mà bộ đồ trà sứ ký kiểu bao giờcũng có một dĩa bàn và một dĩa dầm (riêng các bộ đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bộ đồ trà thời NguyễnNhững bộ đồ trà thời NguyễnNgười Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đếnmức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền“văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dướithời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thútao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưachuộng. Thậm chí, uống trà còn được coi là một bộ môn nghệthuật, đứng đầu trong nghệ thuật ẩm thực.Để việc uống trà xứng đáng trở thành một lạc thú tinh thầnđầy cảm hứng, ngoài trà ngon, bạn hiền, còn phải có một bộđồ trà xứng tầm. Một bộ đồ trà thời Nguyễn bao giờ cũng hộiđủ các dụng cụ dùng cho việc pha trà và thưởng trà, gồm: hỏalò, siêu đồng nấu nước, hũ sành đựng nước pha trà, hũ đựngtrà, ấm trà bằng đất nung và bộ đồ trà bằng sứ ký kiểu. Ngoàira còn có than củi, trầm hương và vài loại bánh mứt để cuộctrà thêm phần ý vị.Những dụng cụ như hỏa lò, siêu đồng, hũ đựng trà thường làđồ nội hóa, có thể đặt làm hoặc mua trong nước, nhưng bộấm chén trà thì thường là đồ sứ, ký kiểu ở nước ngoài. Triềuvua Minh Mạng (1820 - 1841), nhà vua đặt cho xưởng gốmCopeland & Garrett thuộc Công ty Spode ở Liverpool (Anh)làm những bộ đồ trà bằng gốm faience, đưa về Việt Nam vẽthêm các kiểu hoa văn mà nhà vua ưa thích lên ấm chén trà,rồi ghi dòng lạc khoản chữ Hán: “Minh Mạng … niên tănghọa” (Vẽ thêm vào năm Minh Mạng thứ …). Triều Thiệu Trị(1841 - 1847) thì đặt cho lò sứ Sèvres ở Paris (Pháp) làmnhững bộ đồ trà bằng sứ màu trắng, vẽ các hoa văn thảo mộcbằng nhũ vàng, có đề dòng lạc khoản chữ Hán bằng men màuđen: Thiệu Trị nguyên niên phụng chế (Làm theo lệnh vàonăm Thiệu Trị thứ nhất). Những món đồ trà ấy nay vẫn còntrưng bày nơi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.Tuy nhiên, đồ trà thời Nguyễn, phong phú nhất và cũng ấntượng nhất là những bộ đồ trà ký kiểu ở Trung Hoa. Thôngthường, triều đình thường sai các họa sĩ trong Họa tượng cụcthuộc Nội vụ phủ vẽ kiểu dáng đồ trà và các mẫu hoa văntrên giấy, rồi gửi theo các sứ bộ sang Trung Hoa công cán,đặt các lò sứ ở Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây) làm các bộchén và dĩa trà theo mẫu, rồi ghé huyện Nghi Hưng (tỉnhGiang Tô) để tìm mua những chiếc ấm trà bằng đất nung.Điều thú vị là triều Nguyễn cùng thời với triều Đại Thanhcủa Trung Hoa, nhưng đồ trà thời Nguyễn ký kiểu tại TrungHoa lại không theo kiểu thức của đồ trà thời Thanh (1644 -1911) mà theo kiểu thức của đồ trà thời Minh (1368 - 1644).Một bộ đồ trà thời Nguyễn thường có các món: tống, tốt,dầm, bàn. Tống, còn gọi là tướng, là chiếc chén lớn dùng đểchứa nước trà rót ra từ ấm, đợi lóng cặn rồi mới chuyên sangcác chén tốt. Tốt, còn gọi là quân, là các chén nhỏ để uốngtrà. Dầm là chiếc dĩa lót chén tống. Bàn là chiếc dĩa có chứcnăng như chiếc khay nhỏ chứa các chén tốt. Người Huế uốngtrà thường chỉ có ba người (trà tam, tửu tứ), nên bộ đồ trà sứký kiểu dành cho người Huế thường có năm món, gồm: bachén tốt, một chén tống và một dĩa bàn, không có dĩa dầm, vìchén tống sẽ được úp chồng lên một chén tốt ở trên dĩa bàn.Trong khi đó, bộ đồ trà sứ ký kiểu của người Bắc thườnggồm bảy món: bốn chén tốt, một chén tống, một dĩa bàn vàmột dĩa dầm. Trong mỗi bộ đồ trà, chén tốt và chén tốnggiống nhau về dáng kiểu, chỉ khác nhau về kích thước. Dĩabàn và dĩa dầm cũng tương tự. Cả bốn thứ này đều có chungđề tài và kiểu thức trang trí.Chén trà sứ ký kiểu thời Nguyễn có hai loại kiểu dáng chínhlà chén trà không chân và chén trà có chân. Chén trà khôngchân, còn được gọi là chén lật đật, vì loại chén này có đáytròn và nặng và không có vành đế. Khi không chứa nước, nếucó ngoại lực tác động vào, chén dễ dao động do điểm tiếpxúc giữa chén trà với mặt phẳng chứa nó (như mặt bàn, lòngkhay) rất nhỏ, song bao giờ chén cũng trở về vị trí thăngbằng. Hình tượng này giống con lật đật, vì thế mà thành tênchén lật đật. Chén trà có chân là chén trà có vành chân đế ởdưới đáy chén, cao từ 0,2cm đến 0,5cm.Mỗi bộ đồ trà được sử dụng vào một mùa thích hợp trongnăm. Xuân sang, thu về thì dùng đồ trà xuân - thu ẩm. Hạ tớidùng đồ trà hạ ẩm. Đông đến thì có đồ trà đông ẩm. Chénxuân - thu ẩm có miệng đứng, thành cao vừa phải, xương sứcó độ dày trung bình; chén hạ ẩm có miệng loe rộng, thànhthấp, nông lòng, xương sứ mỏng để nước nhanh nguội; chénđông ẩm có miệng kín, thành cao, sâu lòng, xương sứ dày đểgiữ nhiệt lâu hơn.Về dĩa trà, khác với người Mãn Thanh thường uống trà trongchén lớn có nắp đậy và có dĩa lót bên dưới, “người nào, chénnấy”, người Việt thường uống trà với bằng hữu, nên trong bộđồ trà có một dĩa bàn làm khay đựng chén tốt và có một dĩadầm để đựng chén tống. Thậm chí, khi thưởng trà một mình,người Việt cũng dùng bộ đồ trà tương tự, chỉ khác là thay vìdùng ấm lớn để pha trà thì người ta dùng loại ấm độc ẩm nhỏhơn. Do lối uống trà này mà bộ đồ trà sứ ký kiểu bao giờcũng có một dĩa bàn và một dĩa dầm (riêng các bộ đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bộ đồ trà thời Nguyễn văn hóa Việt bản sắc việt phong tục tập quán phong tục việt nam phong tục việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
79 trang 414 2 0
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 trang 60 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 54 0 0 -
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 47 0 0 -
Đò Trên Cạn - Nhà Văn Băng Sơn
4 trang 44 0 0 -
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 trang 44 0 0 -
Một số bài ca dân gian lỡ duyên
4 trang 40 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà văn hóa Thiếu nhi quận Thủ Đức
36 trang 37 0 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 1
229 trang 36 1 0 -
Trao đổi về một bài dân ca Nam Bộ
3 trang 31 0 0