Danh mục

Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.83 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đoàn Minh Phượng là nhà văn Việt Nam hải ngoại. Tuy viết không nhiều nhưng qua hai tiểu thuyết xuất bản gần đây (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau), Đoàn Minh Phượng đã thể hiện nhiều đổi mới đáng ghi nhận trong quan niệm về hiện thực, về con người cũng như những cách tân trên các phương diện trần thuật và ngôn ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 57-63 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG Lê Tú Anh Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa Tóm tắt. Đoàn Minh Phượng là nhà văn Việt Nam hải ngoại. Tuy viết không nhiều nhưng qua hai tiểu thuyết xuất bản gần đây (Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau), Đoàn Minh Phượng đã thể hiện nhiều đổi mới đáng ghi nhận trong quan niệm về hiện thực, về con người cũng như những cách tân trên các phương diện trần thuật và ngôn ngữ. Tiếp nối những khai mở từ Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Đoàn Minh Phượng đã cùng với Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Thuận. . . góp phần làm thay đổi hệ hình tư duy sáng tác và tiếp nhận văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ khóa: Đoàn Minh Phượng, cách tân nghệ thuật, ngôn ngữ, phương thức trần thuật.1. Mở đầu Đoàn Minh Phượng là nhà văn Việt Nam hải ngoại. Tác phẩm đầu tiên của chị đượcngười đọc trong nước biết tới cũng là tác phẩm văn xuôi duy nhất đoạt giải thưởng HộiNhà văn của năm 2007: Và khi tro bụi. Tiếp đó là Mưa ở kiếp sau (Nxb Văn học, Hà Nội,2010). Nhìn lại gia tài văn chương của Đoàn Minh Phượng có thể thấy nhà văn này coitrọng chất lượng hơn là chạy đua về số lượng. Hai cuốn tiểu thuyết (đều thuộc loại ngắn)chưa phải là nhiều nhưng cũng đủ tạo nên ấn tượng mạnh về một cách viết mới lạ. Tắmtrong bầu không khí rộng rãi của văn chương hải ngoại, Đoàn Minh Phượng đã thực hiệnnhiều cách tân nghệ thuật đáng ghi nhận, góp phần làm sôi động không khí đổi mới củavăn xuôi Việt Nam trong vài thập kỉ qua.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tâm thức hiện sinh – Những cuộc kiếm tìm bản thể Đọc tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, dễ dàng nhận thấy sự trở đi trở lại củanhững câu hỏi mang tính bản thể luận như: Tôi là ai? Tôi được sinh ra từ đâu? Sống là gì?Ngày nhận bài 11/9/2012. Ngày nhận đăng 15/01/2013.Liên lạc Lê Tú Anh, e-mail: letuanh27@yahoo.com.vn 57 Lê Tú AnhChết là gì? Sự tồn tại của con người cá nhân có ý nghĩa gì? Nghĩa lí của tồn tại là gì? Câutrả lời không phải là việc xác lập một cái tôi mang ý nghĩa xã hội hay chứa đựng nhữngnhân tính phổ quát của lẽ tồn tại; mà là cái tôi bản thể, cá biệt, đặc thù, không lặp lại, làsản phẩm của những va đập/nghiệm sinh chỉ một lần duy nhất. Để khám phá điều này,tức là miêu tả những con người hoàn toàn riêng biệt, những con người có sự tự thức sâusắc về nhân vị độc đáo của mình, nhà văn thường đặt nhân vật trước những mất mát tộtcùng. Đó là việc phải chứng kiến cái chết của người thân: Mai trước cái chết của Chi vàtrọng trách phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Chi chết như thế nào (Mưa ở kiếp sau); AnMi trước cái chết của đứa em gái nhỏ, của người cha nuôi, của chồng; Michael và Marcustrước cái chết của mẹ (Và khi tro bụi). Còn gì đau đớn và hãi hùng hơn cái chết! Bởi cáichết “là một sự tắt ngấm tuyệt đối”. Với An Mi, cái chết của người chồng là nỗi bất hạnhlớn nhất – nỗi “bất hạnh đã tước đi tất cả ước ao được sống của tôi” [3;36]. Nhưng trướcnhững sang chấn tinh thần ấy, các nhân vật của Đoàn Minh Phượng không gào thét, pháphách, thác loạn như tâm lí thông thường. Nó đẩy con người tới một thái cực khác: mêsảng, trống rỗng, không còn cảm giác, không còn trí nhớ, không còn trọng lượng, khôngcòn lực hút nào. Để rồi cuối cùng, câu hỏi Tôi là ai? Sống là gì? lại vọng ra, không dứt. Để thỏa mãn nhu cầu tự vấn bản thể (bản thể của cái tôi, bản thể của tồn tại), cácnhân vật của Đoàn Minh Phượng thường phải dấn thân, kiếm tìm. Trước sự ra đi đột ngộtcủa người chồng, An Mi như đã hoàn toàn tuyệt vọng: “Đáng lẽ tôi nên chết đi trong vònghai tuần sau khi chồng tôi chết” [3;11]. Nhưng những băn khoăn về bản thể của sự sốngvà cái chết cứ thôi thúc An Mi dấn thân vào hành trình tìm kiếm: “Tôi muốn biết mình làai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết” [3;12]. Vậy mà khi gần kết thúc hành trình, đốnngộ về lẽ sống chết, An Mi lại nghĩ là mình “không thể chết, ngàn lần không muốn chết”.Hành trình của Mai từ Hà Nội vào Sài Gòn không phải chỉ để tìm cha, để có chỗ dựa vậtchất tiếp tục theo đuổi tấm bằng đại học y, mà là cuộc kiếm tìm căn nguyên của tồn tại.Cha là ai? Tại sao tôi được sinh ra? Kết thúc cuộc kiếm tìm đau đớn, Mai vẫn không cócơ hội nào được nhìn thấy gương mặt thật của cha mình. Nhưng cuộc kiếm tìm không vôvọng. Câu trả lời nằm ở những dòng cuối cùng của cuốn sách. Nghịch cảnh là, khi biếtmình là ai, cũng là lúc Mai biết mình không tồn tại, hoặc chỉ tồn tại bằng khai sinh củamột thân thể khác (Chi – con của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: