Danh mục

Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.09 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai)Chúng ta xây dựng những kiểu ý nghĩ vô ích theo từng biểu thời gian có thể nhận thức được. Một chiếc bẫy tư duy có thể trói buộc chúng ta chỉ trong một khoảnh nào đó khắc hoặc cũng có thể là suốt cuộc đời. Tác hại của cả hai loại bẫy này là như nhau. Do tính chất ngắn ngủi nên sự lãng phí thời gian và sinh lực mà những chiếc bẫy tạm thời gây ra rất khó nhận biết và điều chỉnh. Chúng đến và đi trước khi ta nhận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai)Những cạm bẫy tư duy (Phần Hai) Chúng ta xây dựng những kiểu ý nghĩ vô ích theo từng biểu thời gian có thểnhận thức được. Một chiếc bẫy tư duy có thể trói buộc chúng ta chỉ trong một khoảnhnào đó khắc hoặc cũng có thể là suốt cuộc đời. Tác hại của cả hai loại bẫy này là nhưnhau. Do tính chất ngắn ngủi nên sự lãng phí thời gian và sinh lực mà những chiếcbẫy tạm thời gây ra rất khó nhận biết và điều chỉnh. Chúng đến và đi trước khi ta nhậnthức được những hành vi của mình. Kết quả là chúng càng xuất hiện nhiều hơn. Mộtcông dân thành thị của thế kỷ XXI có thể hoàn toàn thoát khỏi cái bẫy tư duy kéo dàihơn vài phút trong một khoảng thời gian nhất định hay không vẫn còn là một nghingờ. Tác hại tích lũy trong suốt một ngày từ những cái bẫy nhỏ này sẽ gây ra sự suykiệt khó lường Khuếch đại Bẫy khuếch đại là khi chúng ta làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết để đạtđược mục đích, như khi lấy một chiếc búa tạ để đập chết một con ruồi. Đây là sai lầmtrái ngược với việc bỏ ra quá ít công sức để nhận lại nhiều hơn. Sự thái quá cũng làmột sai lầm. Đối với mỗi loại công việc sẽ có một mức công sức tương xứng phải bỏra. Nếu bỏ quá ít công sức, ta sẽ không đạt được mục tiêu. Và nếu bỏ ra quá nhiều, tasẽ lãng phí những nguồn lực của mình. So sánh giữa cố chấp với khuếch đại, ta sẽ xác định rõ đặc điểm của cả hai loạibẫy này. Khi khuếch đại, kết quả công việc mà ta đang hướng đến vẫn giữ nguyên giátrị, nhưng những nỗ lực mà ta bỏ ra lại không có tác dụng xúc tiến quá trình hình thànhnên kết quả đó. Khi ta cố chấp, nỗ lực bỏ ra có thể giúp ta tiến đến mục tiêu một cáchhiệu quả, song ta lại không có lý do để thực hiện điều đó. Ta cố chấp khi cứ tiếp tụctham gia một trò chơi đã quá vô vị. Ta khuếch đại khi dành quá nhiều thời gian đểtham gia một trò chơi mà ta vẫn còn cảm thấy thích thú. Khuếch đại là khi ta cứ lặp đi lặp lại một bài thuyết trình quá nhiều lần đến nỗinhững câu từ trở nên tẻ nhạt và đáng chán; khi bỏ ra một trăm đô-la để làm cho đề ánchi tiêu trở nên chính xác hơn 10 đô-la hoặc khi ta mang theo quá nhiều hành lý chochuyến du lịch vì muốn chuẩn bị cho một tình huống mà chưa chắc là có xảy ra haykhông, đó là: sẽ thế nào nếu ta được mời tham gia một trận bóng ngay giữa khu rừngPapuan? Làm ra được nhiều tiền hơn khả năng chi tiêu cũng là một sự khuếch đạikhiến một số người phải đánh đổi bằng chính mạng sống của họ. Đặc điểm nổi bật của khuếch đại là phương tiện vượt quá mức cần thiết để đạtđược kết quả. Việc ta có khuếch đại hay không phụ thuộc vào những điều mà ta muốnđạt được. Làm ra nhiều tiền hơn khả năng chi tiêu sẽ là một cái bẫy nếu như mục đíchcủa ta chỉ là để có thể mua được những thứ ta muốn. Tuy nhiên việc đó có thể hoàntoàn phù hợp với những giá trị của bản thân nếu mục đích của ta là niềm vui thú khichơi trò chơi tiền bạc. Khúc dạo đầu trước khi quan hệ thể xác của một người đàn ôngkéo dài hơn mức cần thiết không được xem là sự khuếch đại – trừ khi mối quan tâmduy nhất của anh ta là việc tái sản xuất tinh trùng. Ngay cả việc đập chết một con ruồibằng chiếc búa tạ cũng có thể được xem là thích hợp nếu ta cảm thấy cần phải làm nhưvậy. Mặc khác, chưa chắc chúng ta mang quá nhiều hành lý dư thừa vì mục đích chơithể thao hoặc vì không cảm thấy hứng thú với công việc thu xếp hành lý. Tuy nhiên,điều đó chưa từng xảy ra. Có rất nhiều việc mang đến cơ hội vô tận cho sự khuếch đại. Bất kể chúng ta đãbỏ bao nhiêu công sức để theo đuổi các mục tiêu thì vẫn có khả năng ta bỏ thêm nhiềucông sức nữa để đạt được những mục tiêu đó. Nếu muốn trở nên giàu có, ta sẽ có cơhội kiếm thêm tiền. Ta luôn có thể lặp lại bài thuyết trình thêm một lần nữa. Nếu tiếptục chú ý, ta có cơ hội ghi nhiều điểm hơn trong trò chơi Ghép chữ. Và khi ta ra mộtquyết định, luôn có thêm những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định đó. Sau khi sosánh danh tiếng, khả năng và kiến trúc của một vài trường đại học, có thể ta cũng sẽ dodự trong việc lựa chọn nơi thích hợp nhất. Khi bàn bạc về các lựa chọn này với một tángười, ta có thể luôn suy ra được ý kiến thứ mười ba. Đương nhiên, có một nguyên tắc để thu hẹp các ý kiến phản hồi. Công sức màta bỏ ra để kiếm được 2 triệu đô-la có thể sẽ không tương xứng với những gì mà sốtiền đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Và sự cân nhắc giữa các trường đạihọc không mang lại ý nghĩa gì đáng kể hoặc chắc chắn, và vì thế nó cũng không tươngxứng với công sức đã bỏ ra để phân tích, cân nhắc. Đây chính là nơi sự khuếch đại bắtđầu. Thỉnh thoảng, ta xa rời quan điểm này do bị thuyết phục bởi ý nghĩ rằng khôngbao giờ ta có thể thật sự chắc chắn về sự vô ích khi nỗ lực nhiều hơn. Chúng ta biếtrằng, thêm một phút nhìn vào bảng chữ của trò chơi ghép chữ, ta sẽ có thể ghi thêmđiểm. Ý kiến của người thứ 13 có thể tốt hơn 12 ý kiến trước đó. Nỗ lực thêm một chútcó thể sẽ tạo ra một kết quả quyết định – cũng có thể kết quả quyết định là nỗ lực kếtiếp và kế tiếp nữa. Với lập luận này, có thể đi đến một kết luận là chúng ta nên theođuổi trò chơi Ghép chữ mãi mãi cũng như nên tư vấn ý kiến của từng người một trênkhắp thế giới về những chọn lựa của chúng ta. Sai lầm của lối suy nghĩ này nằm ở chỗ những phân tích về công sức bỏ ra – kếtquả nhận được lại hoàn toàn không xét đến lượng công sức đã bỏ ra. Đúng là, ta cókhả năng nhận được lợi ích nhiều hơn từ những nỗ lực cộng thêm. Tuy nhiên, nỗ lựcthêm nghĩa là chúng ta phải mất thêm thời gian và công sức. Vấn đề không phải là liệuviệc nỗ lực thêm cho hoạt động hiện tại có đem lại lợi ích cho chúng ta hay không, màlà liệu nỗ lực đó có đem lại nhiều lợi ích hơn so với khi ta đem thời gian và công sứcđó đầu tư vào một nơi khác. Đây chính là tiêu chuẩn để xác định thời điểm để từ bỏcông việc hiện tại. Đối với một số trường hợp, việc áp dụng tiêu chuẩn này dễ dàng hơn. Có nhữngtình huống mà cái giá phải trả cho những nỗ lực cộng thêm thật sự vượt q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: