Những câu slogan quảng cáo sống mãi
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 675.49 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Slogan (Câu khẩu hiệu) là thông điệp đầu tiên bạn gửi đến khách hàng cùng với logo của công ty. Nó có thể tạo ấn tượng đầu tiên khó quên, nó có thể bị khách hàng bỏ ngoài tai vì chẳng hiểu gì cả và đôi khi nó được ví như những lời “ lảm nhảm” khó chịu. Sáng tạo ra một câu slogan ấn tượng và truyền tải được đầy đủ thông điệp của doanh nghiệp là một điều khó và rất cần sự tập trung. Có những câu slogan sống mãi với thời gian cũng có rất nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những câu slogan quảng cáo sống mãi Những câu slogan quảng cáo sống mãi Slogan (Câu khẩu hiệu) là thông điệp đầu tiên bạn gửi đến khách hàng cùng với logo của công ty. Nó có thể tạo ấn tượng đầu tiên khó quên, nó có thể bị khách hàng bỏ ngoài tai vì chẳng hiểu gì cả và đôi khi nó được ví như những lời “ lảm nhảm” khó chịu. Sáng tạo ra một câu slogan ấn tượng và truyền tải được đầy đủ thông điệp của doanh nghiệp là một điều khó và rất cần sự tập trung. Có những câu slogan sống mãi với thời gian cũng có rất nhiều câu chết ngay khi được giới thiệu. Bitis's - Nâng niu bàn chân việt. Sống mãi với thời gian. Hiện nay, hầu hết các câu slogan quảng cáo đều là những câu tẻ nhạt hô hào về sự tin cậy, tận tâm, sự cộng tác có lợi, sự tuyệt hảo, thành tựu, về các bà mẹ và về bánh táo. Những câu slogan này chủ yếu nói về lĩnh vực kinh doanh, hay về cuộc sống nói chung – mà không tập trung vào công ty, tổ chức. Hãy lấy các công ty trong ngành dịch vụ tài chính làm ví dụ, họ thường có những câu slogan khó nhớ. Những câu tuyên ngôn kiểu này, một số là của các công ty hiện đã được sát nhập vào công ty khác, không gây cảm hứng cho bất kỳ ai, na ná như nhau, đôi lúc nghe thật ngớ ngẩn, hay thường xuyên thay đổi và – như Macbeth đã nói – chúng chẳng có một ý nghĩa quan trọng nào (nguyên văn “signify nothing” trong vở kịch Macbeth của Shakespeare). Dưới đây là vài câu tiêu biểu như vậy: - “The right relationship is everything” – Ngân hàng JP Morgan Chase (Mối quan hệ thích hợp là tất cả) Hình như tôi đang sử dụng dịch vụ tư vấn kết bạn? - “Follow your lead” – Ngân hàng National City (Hãy đi theo người dẫn đường của bạn) Người nào? Còn dây buộc đâu? - “Whatever it takes” – Ngân hàng One (Bất cứ điều gì cũng có thể) Kể cả các hoạt động phạm pháp ư? - “Make life rewarding” – Hãng hàng không American Express (Làm cuộc sống trở nên đáng sống hơn) Nghĩa là tôi chỉ cần vung tiền mua sắm thôi sao? Các câu slogan thành công luôn mang tính đặc thù và phản ánh đặc điểm chính của công ty. Chúng nên thể hiện rõ ràng hình ảnh thương hiệu của công ty. Với một câu slogan ấn tượng, khách hàng có thể ngay lập tức nhận ra ngành nghề hoặc tốt hơn nữa là nhận ra bản thân công ty. Những câu slogan ấn tượng sẽ luôn tồn tại với thời gian và hiếm khi, hoặc không bao giờ, thay đổi. Câu slogan ấn tượng nhất là khi nó thể hiện được ưu thế sản phẩm độc đáo của công ty. Do đó, nó phải mang các đặc điểm sau: Cụ thể - Thích hợp – Tạo sự phấn khích. Dưới đây là một vài ví dụ của những câu slogan đã được thử thách qua thời gian – những câu slogan mà chỉ mới đọc qua, mọi người có thể nhận ra là của công ty nào. Trong số này, câu slogan của Nike xuất hiện gần đây nhất, cũng đã được hơn 15 năm. Các câu khác đã xuất hiện được 25 năm, thậm chí còn lâu hơn, và đều được hàng triệu người nhận biết hầu như ngay tức thì. “This Bud’s for you” – Công ty sản xuất bia Anheuser – Busch (Loại bia Budweiser này dành riêng cho bạn) “Just do it” – Tập đoàn Nike (Hãy làm điều đó) “You’re in good hands with Allstate” – Tập đoàn bảo hiểm Allstate (Bạn đang nắm giữ lợi thế với Allstate) “Frosted Flakes…they’re grrrrreat!” – Tập đoàn Kellogg (Frosted Flakes… ngon tuyệt!) “When you care enough to send the very best” – Công ty thiết kế thiệp Hallmark (Khi bạn thật sự quan tâm để gửi đi những gì tuyệt vời nhất) “It takes a licking and keeps on ticking” – Hãng đồng hồ Timex (Chỉ cần một lần lên dây cót là chạy mãi) “The Citi never sleeps” – Tập đoàn ngân hàng thương mại Citi Group (Ngân hàng Citi không bao giờ ngủ) “Get Met, it pays” – Hãng bảo hiểm nhân thọ Metropolitan Life (Hãy đến với Met, bạn sẽ được chi trả toàn bộ) “When it absolutely, positively has to get there, overnight” – Hãng vận chuyển FedEx (Khi bạn cần, rất cần, phải gửi hàng ngay lập tức) “When EF Hutton talks, people listen” – Hãng môi giới chứng khoán Ef Hutton (Khi EF Hutton nói, mọi người đều lắng nghe) Một nguyên liệu quan trọng khác trong công thức chế tạo câu slogan thật ý nghĩa và ấn tượng là việc sử dụng vần điệu dễ nhớ và các câu có nhiều âm điệu như dạng bài vè. Ngày nay, chỉ có một vài công ty sử dụng các cách này và kết quả là khả năng khách hàng nhớ được câu slogan của họ giảm đi đáng kể. Hãy xem lại câu slogan lâu đời của tập đoàn General Electrics: “GE, we bring good things to life” (GE, chúng tôi đem đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống). Thật sự, bạn phải vừa viết và đọc câu này mới cảm nhận được hết ý nghĩa của nó. GE đã làm một việc trái khoáy là lấy một câu bình thường mà bất kỳ công ty nào khác cũng có thể viết ra làm câu slogan trên toàn thế giới. Nhưng bằng cách để tên của mình trong câu slogan và sử dụng câu này cho tất cả các ngành kinh doanh của mình, GE đã khiến cho khách hàng treenn toàn thế giới không thể quên được câu slogan ấy trong suốt 40 năm qua. Đầu năm 2003, GE đổi câu slogan của mình thành: “Imagination at work” (Trí tưởng tượng thăng hoa). Thời gian sẽ trả lời mức độ thành công của câu slogan mới này. Quyết định thay đổi câu slogan cần phải được xem xét kỹ lưỡng và nghiêm túc. Vì nhiều lý do, việc thay đổi câu slogan đã được xem là xu hướng hợp thời trong những năm 1990. Nhiều công ty liên tục thay đổi slogan, thậm chí có những công ty chỉ trong vòng một năm đã lại có câu slogan mới. Thật ra, sự thay đổi nhanh chóng sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Không có ai, kể cả nhân viên, khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, có thể theo kịp với nhiều phiên bản hình ảnh thương hiệu khác nhau như thế. Điều này cũng khiến tôi nhớ lại một câu chuyện vui về Rosser Reeves, cây đại thụ trong ngành quảng cáo, từng làm cho Công ty quảng cáo Ted Bates trong các thập niên 40-50. Ông là người có nhiều ý tưởng sáng tạo xuất sắc nhưng cũng rất nóng nảy, dễ cáu giận – điều thường thấy ở những người lao động sáng tạo. Câu chuyện vẫn được nhiều người truyền miệng là, có một vị khách hàng đến gặp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những câu slogan quảng cáo sống mãi Những câu slogan quảng cáo sống mãi Slogan (Câu khẩu hiệu) là thông điệp đầu tiên bạn gửi đến khách hàng cùng với logo của công ty. Nó có thể tạo ấn tượng đầu tiên khó quên, nó có thể bị khách hàng bỏ ngoài tai vì chẳng hiểu gì cả và đôi khi nó được ví như những lời “ lảm nhảm” khó chịu. Sáng tạo ra một câu slogan ấn tượng và truyền tải được đầy đủ thông điệp của doanh nghiệp là một điều khó và rất cần sự tập trung. Có những câu slogan sống mãi với thời gian cũng có rất nhiều câu chết ngay khi được giới thiệu. Bitis's - Nâng niu bàn chân việt. Sống mãi với thời gian. Hiện nay, hầu hết các câu slogan quảng cáo đều là những câu tẻ nhạt hô hào về sự tin cậy, tận tâm, sự cộng tác có lợi, sự tuyệt hảo, thành tựu, về các bà mẹ và về bánh táo. Những câu slogan này chủ yếu nói về lĩnh vực kinh doanh, hay về cuộc sống nói chung – mà không tập trung vào công ty, tổ chức. Hãy lấy các công ty trong ngành dịch vụ tài chính làm ví dụ, họ thường có những câu slogan khó nhớ. Những câu tuyên ngôn kiểu này, một số là của các công ty hiện đã được sát nhập vào công ty khác, không gây cảm hứng cho bất kỳ ai, na ná như nhau, đôi lúc nghe thật ngớ ngẩn, hay thường xuyên thay đổi và – như Macbeth đã nói – chúng chẳng có một ý nghĩa quan trọng nào (nguyên văn “signify nothing” trong vở kịch Macbeth của Shakespeare). Dưới đây là vài câu tiêu biểu như vậy: - “The right relationship is everything” – Ngân hàng JP Morgan Chase (Mối quan hệ thích hợp là tất cả) Hình như tôi đang sử dụng dịch vụ tư vấn kết bạn? - “Follow your lead” – Ngân hàng National City (Hãy đi theo người dẫn đường của bạn) Người nào? Còn dây buộc đâu? - “Whatever it takes” – Ngân hàng One (Bất cứ điều gì cũng có thể) Kể cả các hoạt động phạm pháp ư? - “Make life rewarding” – Hãng hàng không American Express (Làm cuộc sống trở nên đáng sống hơn) Nghĩa là tôi chỉ cần vung tiền mua sắm thôi sao? Các câu slogan thành công luôn mang tính đặc thù và phản ánh đặc điểm chính của công ty. Chúng nên thể hiện rõ ràng hình ảnh thương hiệu của công ty. Với một câu slogan ấn tượng, khách hàng có thể ngay lập tức nhận ra ngành nghề hoặc tốt hơn nữa là nhận ra bản thân công ty. Những câu slogan ấn tượng sẽ luôn tồn tại với thời gian và hiếm khi, hoặc không bao giờ, thay đổi. Câu slogan ấn tượng nhất là khi nó thể hiện được ưu thế sản phẩm độc đáo của công ty. Do đó, nó phải mang các đặc điểm sau: Cụ thể - Thích hợp – Tạo sự phấn khích. Dưới đây là một vài ví dụ của những câu slogan đã được thử thách qua thời gian – những câu slogan mà chỉ mới đọc qua, mọi người có thể nhận ra là của công ty nào. Trong số này, câu slogan của Nike xuất hiện gần đây nhất, cũng đã được hơn 15 năm. Các câu khác đã xuất hiện được 25 năm, thậm chí còn lâu hơn, và đều được hàng triệu người nhận biết hầu như ngay tức thì. “This Bud’s for you” – Công ty sản xuất bia Anheuser – Busch (Loại bia Budweiser này dành riêng cho bạn) “Just do it” – Tập đoàn Nike (Hãy làm điều đó) “You’re in good hands with Allstate” – Tập đoàn bảo hiểm Allstate (Bạn đang nắm giữ lợi thế với Allstate) “Frosted Flakes…they’re grrrrreat!” – Tập đoàn Kellogg (Frosted Flakes… ngon tuyệt!) “When you care enough to send the very best” – Công ty thiết kế thiệp Hallmark (Khi bạn thật sự quan tâm để gửi đi những gì tuyệt vời nhất) “It takes a licking and keeps on ticking” – Hãng đồng hồ Timex (Chỉ cần một lần lên dây cót là chạy mãi) “The Citi never sleeps” – Tập đoàn ngân hàng thương mại Citi Group (Ngân hàng Citi không bao giờ ngủ) “Get Met, it pays” – Hãng bảo hiểm nhân thọ Metropolitan Life (Hãy đến với Met, bạn sẽ được chi trả toàn bộ) “When it absolutely, positively has to get there, overnight” – Hãng vận chuyển FedEx (Khi bạn cần, rất cần, phải gửi hàng ngay lập tức) “When EF Hutton talks, people listen” – Hãng môi giới chứng khoán Ef Hutton (Khi EF Hutton nói, mọi người đều lắng nghe) Một nguyên liệu quan trọng khác trong công thức chế tạo câu slogan thật ý nghĩa và ấn tượng là việc sử dụng vần điệu dễ nhớ và các câu có nhiều âm điệu như dạng bài vè. Ngày nay, chỉ có một vài công ty sử dụng các cách này và kết quả là khả năng khách hàng nhớ được câu slogan của họ giảm đi đáng kể. Hãy xem lại câu slogan lâu đời của tập đoàn General Electrics: “GE, we bring good things to life” (GE, chúng tôi đem đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống). Thật sự, bạn phải vừa viết và đọc câu này mới cảm nhận được hết ý nghĩa của nó. GE đã làm một việc trái khoáy là lấy một câu bình thường mà bất kỳ công ty nào khác cũng có thể viết ra làm câu slogan trên toàn thế giới. Nhưng bằng cách để tên của mình trong câu slogan và sử dụng câu này cho tất cả các ngành kinh doanh của mình, GE đã khiến cho khách hàng treenn toàn thế giới không thể quên được câu slogan ấy trong suốt 40 năm qua. Đầu năm 2003, GE đổi câu slogan của mình thành: “Imagination at work” (Trí tưởng tượng thăng hoa). Thời gian sẽ trả lời mức độ thành công của câu slogan mới này. Quyết định thay đổi câu slogan cần phải được xem xét kỹ lưỡng và nghiêm túc. Vì nhiều lý do, việc thay đổi câu slogan đã được xem là xu hướng hợp thời trong những năm 1990. Nhiều công ty liên tục thay đổi slogan, thậm chí có những công ty chỉ trong vòng một năm đã lại có câu slogan mới. Thật ra, sự thay đổi nhanh chóng sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Không có ai, kể cả nhân viên, khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, có thể theo kịp với nhiều phiên bản hình ảnh thương hiệu khác nhau như thế. Điều này cũng khiến tôi nhớ lại một câu chuyện vui về Rosser Reeves, cây đại thụ trong ngành quảng cáo, từng làm cho Công ty quảng cáo Ted Bates trong các thập niên 40-50. Ông là người có nhiều ý tưởng sáng tạo xuất sắc nhưng cũng rất nóng nảy, dễ cáu giận – điều thường thấy ở những người lao động sáng tạo. Câu chuyện vẫn được nhiều người truyền miệng là, có một vị khách hàng đến gặp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp tiếp thị kinh nghiệm tiếp thị phân phối sản phẩm chiến lược phân phối quảng cáo sản phẩm quảng cáo thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Các lỗi trong thiết kế kênh phân phối
5 trang 375 0 0 -
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 308 0 0 -
Mẫu Giấy ủy quyền phân phối sản phẩm
3 trang 293 1 0 -
KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
75 trang 234 1 0 -
4 trang 213 0 0
-
Thực hành Facbook marketing từ A đến Z: Phần 2
198 trang 168 0 0 -
31 trang 163 0 0
-
Gợi ý thực hành Mô hình phân tích SWOT!
135 trang 147 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 132 0 0 -
Một cách nhìn về CRM hướng nhu cầu (CRM On – Demand) - Phần cuối
4 trang 117 0 0