Danh mục

NHỮNG CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.45 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất lao động xã hội. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở các trung tâm chuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2% của cơ cấu mặt bệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ1. Đại cươngĐau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảyra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi, làm ảnh hưởng nhiều đến năng xuất laođộng xã hội. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở các trung tâmchuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2% của cơ cấu mặtbệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân đau cổ – vaiđến khám khoảng 28 – 35%. Hồ Hữu Lương và cs cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đau cổ– vai – cánh tay điều trị tại khoa Thần kinh – Bệnh viện 103 trong 10 năm từ 1990– 1999 chiếm 23,1%. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnhđau cổ – vai, đồng thời điều trị và dự phòng các chứng bệnh này là một yêu cầucấp thiết đối với đời sống xã hội, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội,ngoại khoa, điều trị lý liệu, phục hồi chức năng.1.1. Nhắc lại sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ:Cột sống có 32 – 33 đốt, trong đó 7 đốt sống cổ từ C1 – C7, đốt C1 còn gọi là đốtđội, đốt C2 còn gọi là đốt trục. Cột sống cổ có đường cong ưỡn ra trước. Thân đốtsống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau, ở mặt trên có hai mỏmmóc hay gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Gai sống tách làm hai củ dài dần từC2 – C7. Lỗ đốt sống to dần từ C1 – C5, nhỏ dần từ C6 và C7.Giữa hai đốt sống từ C2 trở xuống có các đĩa đệm gian đốt sống, các đĩa đệm nàydày ở phía trước, mỏng ở phía sau, tạo n ên đường cong ưỡn ra trước. Mỗi đĩa đệmđược cấu tạo bởi các vòng sợi collagen và nhân nhầy có chiều cao 3mm bằng 2/5chiều cao thân đốt sống. Đĩa đệm cột sống cổ. Các đĩa đệm n ày chỉ được nuôidưỡng trực tiếp từ các mạch máu tới 3 tuổi. Từ 4 tuổi trở n ên đĩa đệm được nuôidưỡng chủ yếu bằng biện pháp khuyếch tán (diffusion). Thần kinh của đĩa đệm rấtnghèo, chỉ có rất ít sợi cảm giác phân bố cho đĩa đệm.Các khớp đốt sống là sự nối tiếp giữa hai đốt sống bởi các khớp nhỏ, các diệnkhớp của cuống sống được gọi là khớp gian cuống sống, ở mỗi b ên của thân đốtsống C2 tới đốt sống ngực D1 có một mỏm móc, các mỏm móc n ày khớp với diệnbên của thân đốt sống tạo th ành các khớp Luschka. Lỗ liên đốt sống có các rễ thầnkinh tủy sống đi qua, vì vậy khi các mỏm móc bị thoái hoá tạo gai xương sẽ kíchthích hoặc chèn ép rễ thần kinh và ảnh hưởng đến động mạch đốt sống.Các dây chằng đốt sống có tác dụng hạn chế sự chuyển động và bảo vệ các thànhphần trong ống sống như tủy sống cổ và các rễ thần kinh, gồm có dây chằngngang, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng và dây chằng gáy.Các cơ của cổ có hai nhóm: cơ gấp và cơ duỗi đầu. Động tác gấp đầu chủ yếu làcơ thẳng ngắn và cơ đầu dài. Động tác ngửa đầu là 4 cơ ngắn. Các cơ dài là các cơxoay đầu nhưng cũng là các cơ duỗi khi chúng co cả hai bên. Các cơ cổ chủ yếu cónhiệm vụ quay đầu, bảo vệ và chống lại chấn thương cho cổ và tủy sống.Ống sống và các thành phần trong ống sống: ống sống đ ược tạo thành bởi thân đốtsống, các cuống và cung sau đốt sống, kéo dài từ lỗ chẩm đến xương cụt. Tủy sốngnằm trong ống sống, sau đó là các rễ thần kinh, màng nhện, màng cứng, các mạchmáu nuôi dưỡng dủy. Các tổ chức ngoài màng cứng gồm tổ chức mỡ và các tĩnhmạch.Tủy cổ có đường kính trung bình là 12cm nhưng từ C6 – D1 thì to hơn tạo thànhphình cổ. Các rễ thần kinh cổ: có 8 cặp rễ thần kinh tủy sống cổ (do giữa chẩm C1có rễ C1). Các rễ có tên tương ứng với các đoạn cột sống cổ và chạy ngang với lỗliên đốt. Mỗi dây thần kinh tủy sống được tạo thành bởi dây trước (rễ vận động) vàrễ sau (rễ cảm giác).Màng tủy có hai màng: màng cứng và màng nhện. Khoang dưới nhện chứa dịchnão tu ỷ nằm giữa màng cứng và màng nhện, thông với khoang dưới nhện sọ não.Khoang ngoài màng cứng chứa đựng một lớp mỡ, bên trong có các tĩnh mạchkhông van như một đám rối chạy dọc ống sống thông với đám rối đốt sống nền.Các mạch máu tủy sống: động mạch đốt sống sau khi tách từ động mạch dưới đònchui qua lỗ mỏm ngang từ C6 – C3 hợp thành động mạch thân nền và hoà vàovòng Willis ở nền não. Động mạch đốt sống thân nền tách ra các nhánh nuôi thânnão và tiểu não.Đám rối thần kinh cổ: từ đoạn tủy sống C1 – C4 tách ra các rễ bụng (rễ trước) đểtạo thành đám rối cổ, nằm ở sát 4 đốt sống cổ trên, giữa nhóm cơ sâu ở trước – bêncổ, được che phủ bởi cơ ức - đòn - chũm. Các nhánh của đám rối này chi phối choda, cơ vùng đầu và cổ, rễ C1 và C2 tạo thành dây thần kinh chẩm lớn (dây Arnold)phân bố da gồm có dây thần kinh chẩm bé, tai lớn, dây xuyên da của cổ và dâythần kinh trên đòn. Ngoài ra còn có các nhánh cơ: nhánh cơ thang, cơ ức đònchũm, cơ nâng vai, cơ sâu của cổ ở phía trước đốt sống. Các cơ chạy từ cằm xuốngxương đòn (các cơ móng), dây thần kinh hoành chi phối cho cơ hoành, có cácnhánh nối thông tới gai sống ...

Tài liệu được xem nhiều: