Danh mục

Những con số 'quái dị' trên thị trường chứng khoán

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.91 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những mức giá không tưởng Giá chứng khoán ở mức nào thì khiến nhà đầu tư phải thốt lên “ồ rẻ quá”? Rất khó để xác định vì đắt rẻ phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên mức giá để nhà đầu tư phải ngạc nhiên bất ngờ thì lại dễ: TYA trên sàn HoSE ở mức 6.400 đồng/cổ phiếu đã là thấp nhất, hay chứng chỉ quỹ MAFPF1 giá 4.500 đồng/cổ phiếu? TRI nổi tiếng một thời vì lỗ tới mức thành viên hội đồng quản trị phải góp tiền để giúp trả nợ hiện cũng có giá 6.600 đồng/cổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những con số “quái dị” trên thị trường chứng khoán Những con số “quái dị” trên thị trường chứng khoán Những mức giá không tưởng Giá chứng khoán ở mức nào thì khiến nhà đầu tư phải thốt lên “ồ rẻ quá”? Rất khó để xác định vì đắt rẻ phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên mức giá để nhà đầu tư phải ngạc nhiên bất ngờ thì lại dễ: TYA trên sàn HoSE ở mức 6.400 đồng/cổ phiếu đã là thấp nhất, hay chứng chỉ quỹ MAFPF1 giá 4.500 đồng/cổ phiếu? TRI nổi tiếng một thời vì lỗ tới mức thành viên hội đồng quản trị phải góp tiền để giúp trả nợ hiện cũng có giá 6.600 đồng/cổ phiếu. Vậy đã bao giờ nhà đầu tư nghe nói đến mức giá 2.500 đồng/cổ phiếu? Mức giá “cố tình cũng không bịa ra được” này đã là của một cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Hãy tưởng tưởng một bát phở cũng có thể mua được 10 cổ phiếu! Mức giá thấp bất ngờ này là của SCO, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Công nghiệp thủy sản. SCO chào sàn ngày 17/9 với giá 2.500 đồng/cổ phiếu. Sau đó được “thổi” lên mức 2.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/9 và hiện đang ở mức 3.700 đồng/cổ phiếu sau 4 phiên kịch trần liên tục. Ngày chào sàn, SCO cũng được định giá theo sổ sách khoảng 12.285 đồng/cổ phiếu, nhưng chỉ cần vài giao dịch thất thường của nhà đầu tư trong một ngày “khó ở” cũng khiến cả doanh nghiệp lẫn số đông cổ đông còn lại lao đao. Vậy giá cổ phiếu bao nhiêu thì là cao? Nếu tính theo thị giá thì DHG tại HoSE có giá 114.000 đồng/cổ phiếu. SQC tại HNX có giá 89.000 đồng/cổ phiếu. Nếu tính trên cơ sở P/E thì cả hai sàn khoảng 25 mã trên 50 lần, tức là nếu theo trường phái đầu tư, ai bỏ tiền vào để hưởng các dòng lợi nhuận sinh ra trong tương lai của doanh nghiệp thì phải đến khi Hà Nội kỷ niệm 1.050 năm Thăng Long mới thu hồi được vốn! Giá cổ phiếu phụ thuộc vào độ nóng lạnh của thị trường là điều ai cũng hiểu. HSC trên sàn HNX có thể coi là một “hóa thạch” của những ngày tháng “điên cuồng” vì chứng khoán những năm 2006, 2007. HSC giã biệt sàn HNX với mức giá 179.400 đồng/cổ phiếu sau nhiều năm đóng băng vì không có giao dịch. Nỗi đau thanh khoản Số đông cho rằng thị giá hàng ngày của các cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch là kết quả của sự gặp nhau của cung và cầu, hay nói một cách hàn lâm hơn là thị trường định giá cổ phiếu như vậy. Nếu thế thì lý do “định giá” các mức ở “trên trời” hay “đồ bỏ” ở trên cũng là hợp lý? Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp có mức vốn thực 42 tỉ đồng nhưng giá trị vốn hóa chỉ có 15,5 tỉ đồng. Doanh nghiệp này có 4 đơn vị thành viên với cả xí nghiệp đóng tàu, cảng biển, lắp ráp máy móc… và 6 tháng đầu năm 2010 công bố doanh thu 170,74 tỉ đồng, giá trị tài sản 222,35 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 4,86 tỉ đồng (kế hoạch năm nay 9,53 tỉ đồng). Đó là chưa kể đến mức vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30.6.2010 được ghi nhận tới 49,94 tỉ đồng. Riêng nhà cửa, kiến trúc còn lại trị giá gần 24,2 tỉ đồng, cộng thêm giá trị các phương tiện vận tải gần 3,9 tỉ đồng. Vậy mức định giá của thị trường như vậy có hợp lý? Không hiểu khi khách hàng, đối tác sẽ nghĩ gì về uy tín, thương hiệu của một doanh nghiệp mà giá cổ phiếu chỉ có vài ngàn đồng lẻ? Cánh cửa huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường chắc chắn đã đóng chặt vì không biết doanh nghiệp phải phát hành với giá bao nhiêu? Các nghiệp vụ điều chỉnh phát hành có thể đưa thị giá cổ phiếu về bằng mức một que kem! Cung cầu trên thị trường đã làm nên hiện tượng “tréo ngoe” này và từ doanh nghiệp đến cổ đông phải chấp nhận. Nhưng rõ ràng đó là sự định giá ở một mức phải nói rất “quái dị”! “Đau” nhất có lẽ phải là các doanh nghiệp tham gia góp vốn vào. Không hiểu bảng kế toán sẽ phải ghi nhận khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư bao nhiêu? Nguyên nhân chính của mức giá khó hiểu trên là tính thanh khoản quá thấp. SCO lên sàn UPCoM trong một ngày không hề đẹp: chỉ có đúng 500 cổ phiếu được giao dịch. UPCoM cũng giống HNX, không có giá tha m chiếu vì đề cao tính thị trường. Tuy nhiên liệu chỉ với một người mua và một người bán thì tính thị trường có thực sự tồn tại? Thực tế việc xác định giá SCO bao nhiêu là hợp lý còn có nhiều vấn đề. Nhưng chỉ cần một phép tính đơn giản: một đại gia bỏ ra khoảng 15 tỉ đồng, thâu tóm doanh nghiệp rồi đem “mổ thịt”, bán hóa giá hết cả tài sản có lẽ cũng có thể thu về món lời khá. Hãy tưởng tượng rằng, dù doanh nghiệp có làm ăn thất bát thì vẫn còn đâu đó cả núi sắt, nhà cửa, xe cộ (hệ số nợ/tổng tài sản vào khoảng 0,81 theo số liệu năm 2009). Đó là chưa kể đến việc có thể cải thiện hiệu suất kinh doanh, đánh bóng thêm doanh nghiệp - một nghiệp vụ rất phổ biến trên thị trường và là thế mạnh của nhiều tổ chức. Dĩ nhiên việc ‘xẻ thịt” một doanh nghiệp là chưa từng có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng có nhiều vướng mắc khác, nhưng việc doanh nghiệp lên sàn như vậy thực sự mất đi tất cả những ý nghĩa đẹp của một kênh dẫn vốn. Thông tin về doanh nghiệp gần như không có, nhà đầu tư không có cơ sở tin cậy nào để định giá. Bản thân các tiêu chuẩn về công bố thông tin, sự tham gia của các tổ chức trung gian cũng bị lãng quên. Những yếu tố đó không phù hợp với thị trường chứng khoán, dù là “sàn” nào đi nữa. ...

Tài liệu được xem nhiều: