Danh mục

Những đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 569.64 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng chính trị - pháp lý của Trung Quốc cổ đại. Theo tác giả Trung Quốc cổ đại là một trung tâm văn hóa lớn, có nhiều dòng tư tưởng chính trị - pháp lý độc đáo. Tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại bị quy định bởi tính đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa tư tưởng; khác biệt với tư tưởng chính trị - pháp lý phương Tây; mang những giá trị sâu sắc, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đạiNhững đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý...NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TƯ TƯỞNGCHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠIĐỖ ĐỨC MINH *Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng chính trị - pháp lý của Trung Quốc cổđại. Theo tác giả Trung Quốc cổ đại là một trung tâm văn hóa lớn, có nhiềudòng tư tưởng chính trị - pháp lý độc đáo. Tư tưởng chính trị - pháp lý TrungQuốc cổ đại bị quy định bởi tính đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội và vănhóa tư tưởng; khác biệt với tư tưởng chính trị - pháp lý phương Tây; mangnhững giá trị sâu sắc, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định.Từ khóa: Phương Đông, chính trị - pháp lý, Đức trị, Khổng Tử.Mở đầuLịch sử thế giới thời kỳ cổ đại đã cónhiều hệ thống, tư tưởng chính trị - pháplý, trong đó nổi lên ở các trung tâm HyLạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Nghiên cứulịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại,chúng ta thấy phần nổi trội nhất là tưtưởng chính trị - pháp lý. Việc nghiêncứu lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lýcủa Trung Quốc cổ đại cho thấy nhữngyếu tố tiêu biểu và qua đó có thể làmsáng tỏ đặc trưng của tư tưởng chính trị- pháp lý Việt Nam truyền thống.1. Tư tưởng chính trị - pháp lýTrung Quốc cổ đại bị quy định bởitính đặc thù của điều kiện kinh tế - xãhội và văn hóa - tư tưởngCác học giả Trung Quốc như HầuNgoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ QuốcTường, Phùng Hữu Lan, Lã Trấn Vũ...khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng nóichung, lịch sử tư tưởng chính trị - pháplý Trung Quốc nói riêng đã bước đầuthống nhất nhận định: xét ở góc độphương thức sản xuất, nếu như ởphương Tây, điển hình là xã hội Hy La, xã hội phát triển theo con đườngcách mạng, diễn ra một cách dồn dập,mạnh mẽ, nhanh chóng trong mộtkhoảng thời gian tương đối ngắn, thì ởTrung Quốc nói riêng, phương Đôngnói chung, xã hội lại phát triển theo conđường duy tân, thay cũ đổi mới mộtcách từ từ, chậm chạp, ít đột biến. Mangđặc điểm của công xã nông thôn vàphương thức sản xuất Châu Á, nên mâuthuẫn giữa lực lượng sản xuất và quanhệ sản xuất trong xã hội Trung Quốckhông diễn ra mạnh mẽ và đối kháng đểchuyển thành cách mạng xã hội, mà nóliên tục, kéo dài và đan xen giữa nhiềuhình thái kinh tế - xã hội khác nhau, là(*)(*)Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.41Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014nguyên nhân làm cho xã hội rối loạntriền miên trong thời kỳ cổ đại và sự“ngưng trệ” của thời kỳ trung cổ. “Nôngnghiệp là nền tảng kinh tế nước TrungHoa, vương triều nào cũng phải nhờ vàođó mà tồn tại; là dân tộc canh nông, chonên thường dùng chính sách trọng nông.Nhưng qua cảnh thịnh trị buổi đầuvương triều nào cũng lần lần mà suy vivà “hà liễm truy cầu”, rốt cuộc nông dânnổi loạn. Những cuộc cách mệnh chínhtrị đã từng lướt qua mà không lay độngđược cái tổ chức nghìn năm của họ, vì tổchức ấy có mật thiết với điều kiện nôngnghiệp, với điều kiện tự nhiên vĩnh cửucủa nước Trung Hoa. Vì thế, trải quabao nhiêu cuộc biến động, bao nhiêucuộc “thay chợ đổi châu”, thế mà xã hộiTrung Hoa vẫn như đứng lỳ một chỗ,mãi đến cuộc Nha phiến chiến tranh mớithấy rễ gốc lung lay”(1). Nếu như ởphương Tây các trào lưu tư tưởng nhànước - pháp luật thường phát triển theocon đường phủ định, thay thế lẫn nhau,tạo ra những lát cắt, những khoảng phânđịnh khá rạch ròi trong lịch sử tư tưởng,thì ở Trung Quốc, các trào lưu tư tưởngmột khi đã được hình thành liền tạo ranhững dòng chảy liên tục trong lịch sửvà chúng song song tồn tại với mức độưu trội khác nhau. Những người kế thừacác tư tưởng ấy luôn tỏ ra trung thànhvới tư tưởng cội nguồn, họ chỉ giảinghĩa rõ hơn những tư tưởng ban đầu.Sự phát triển, đổi thay của các quanđiểm chính trị tuy có nhưng không theo42phương thức phủ định để tạo thànhnhững bước ngoặt phát triển. Vì vậy, cóthể đồng tình với ý kiến rằng “Sự táchđôi dòng lịch sử năng động bắt nguồn từcổ đại (Hy Lạp) và dòng lịch sử tiếntriển ì ạch với phương thức sản xuấtChâu Á là một căn cứ lịch sử góp phầngiải thích sự đối lập giữa Đông và Tâyvà phần nào giải ảo sự huyền bí củaphương Đông”(2).Xã hội Trung Quốc cổ đại có kết cấukinh tế là những công xã nông thôn bảothủ, có hệ tư tưởng Nho giáo đề cao lễnghĩa, coi nhẹ luật pháp, trọng tình hơnlý... Khác với ở phương Tây, quyềnquản lý xã hội phong kiến do giới quýtộc và tăng lữ nắm, ở Trung Quốcnhững viên chức cao cấp hình thành rấtsớm. Đó là một đẳng cấp chắc chắnkhông bị khép kín về mặt xã hội, nhưngcũng khó có thể thâm nhập vào được,bởi vì nó chỉ được dành riêng cho nhữngtrí thức (Nho học). Triết học phươngTây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổxẻ còn triết học Trung Quốc cổ đại thìngả về dùng trực giác. Tư duy phươngTây thiên về chủ biệt, còn tư duy TrungQuốc cổ đại nghiêng về chủ toàn. Ýthức của người Trung Quốc cổ đại thấmnhuần chất thơ hơn ý thức của ngườiĐào Duy Anh (biên dịch) (1942), Trung Hoasử cương từ thượng cổ đến ngày nay, Nxb QuanHải Thư, Huế, tr. 89.(2)Hoàng Ngọc Hiến, Cộng sin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: