Danh mục

Những điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong dự thảo luật đất đai (Sửa đổi)

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 49.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề "Những điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong dự thảo luật đất đai" trình bày về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong dự thảo luật đất đai (Sửa đổi) NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT  TRONG DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) Quy hoạch sử dụng đất là việc định hướng phân bổ quỹ đất cho các ngành,  lĩnh vực trong tương lai. Theo quy định của pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng   đất có 02 chức năng chính là là cân đối nguồn lực đất đai cho nhu cầu phát triển   kinh tế  ­ xã hội, bảo vệ  môi trường và là làm căn cứ  để  Nhà nước thu hồi đất,  giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định lần đầu tiên tại Điều 11  của Luật Đất đai năm 1987, đến Luật Đất đai năm 1993 đã có những quy định cụ  thể hơn. Nội dung quy hoạch sử dụng đất được xác định là việc khoanh định các  loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế ­ xã hội của từng cấp   địa phương cũng như  của cả  nước (Điều 17). Luật Đất đai năm 2003 đã tập  trung nỗ  lực vào hoàn chỉnh hệ  thống quy hoạch, kế  hoạch sử dụng đất với 10  điều quy định cụ  thể  từ  nguyên tắc, căn cứ, nội dung, cách thức lập và điều  chỉnh tới thẩm quyền thẩm định, xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện. Dưới đây là những điểm mới trong quy định về  quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) so với Luật Đất đai năm 2003: 1. Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Căn cứ Điều 21 Luật Đất đai năm 2003, có 08 nguyên tắc lập quy hoạch,   kế hoạch sử dụng đất bao gồm: (i). Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh  tế ­ xã hội, quốc phòng, an ninh; (ii). Được lập từ tổng thể  đến chi tiết; quy hoạch, kế  hoạch sử dụng đất  của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;  kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan   nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt; (iii). Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu   sử dụng đất của cấp dưới; (iv). Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; (v). Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;  (vi). Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử ­ văn hoá, danh lam thắng cảnh; (vii). Dân chủ và công khai; (viii). Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định,   xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó. Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Điều 34 thì chỉ còn 07 nguyên tắc,   trong đó bỏ nguyên tắc (viii), lồng ghép nguyên tắc (ii) và (iii), đồng thời bổ sung   nguyên tắc Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên quỹ đất   cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng cộng, an   ninh lương thực và bảo vệ môi trường. 2. Về  hệ  thống quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng đất và kỳ  quy hoạch,   kế hoạch sử dụng đất Luật Đất đai năm 2003 quy định hệ  thống quy hoạch, kế  hoạch sử  dụng   đất bao gồm 04 cấp (cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) bên cạnh quy  hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh. Tại Điều 35 dự  thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì hệ  thống quy hoạch, kế  hoạch sử dụng đất chỉ còn 03 cấp (cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện) bên cạnh  quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh. Điều này  đồng nghĩa không phải tổ  chức lập quy hoạch sử dụng đất cho các xã, phường,  thị trấn trong thời gian tới. Về kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2003 quy định  kỳ  quy hoạch sử  dụng đất là 10 năm (10 năm lập một lần) và kỳ  kế  hoạch sử  dụng đất là 05 năm. Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Điều 36 quy định kỳ  quy hoạch sử  dụng đất là 10 năm và có bổ  sung thêm tầm nhìn 20 năm, kỳ  kế  hoạch vẫn không thay đổi là 05 năm. 3. Về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp Căn cứ khoản 1, Điều 23 Luật Đất đai năm 2003, quy hoạch sử dụng đất  bao gồm 06 nội dung chính: (i) Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã   hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai; (ii) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; (iii) Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế ­   xã hội, quốc phòng, an ninh;  (iv) Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án; (v) Xác định các biện pháp sử  dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ  môi  trường; (vi) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì tùy theo cấp độ quy hoạch mà nội  dung quy hoạch có khác nhau. Cụ  thể  tại khoản 2, Điều 38 quy hoạch sử  dụng   đất cấp tỉnh bao gồm 06 nội dung là: a) Xây dựng định hướng sử dụng đất; b) Xác định diện tích các loại đất bao gồm diện tích đã được phân bổ   trong quy hoạch sử  dụng đất cấp quốc gia  và diện tích theo nhu cầu sử  dụng  đất cấp tỉnh; c) Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng; d) Phân bổ diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến   từng đơn vị hành chính cấp huyện; đ) Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Như   vậy,  quy hoạch  sử   dụng  đất cấp  tỉnh  phải  đảm bảo  các  chỉ  tiêu  cứng về  diện tích được phân bổ  từ  quy hoạch cấp trên (cấp quốc gia), đồng  thời phải phân bổ  các chỉ  tiêu cứng cho cấp dưới (cấp huyện). Quy hoạch sử  dụng đất không chỉ  định hướng việc sử  dụng đất mà còn phải khoanh vùng các  khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng. Tại quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì nội dung của quy hoạch sử dụng   đất bao gồm (khoản 2, Điều 39 dự thảo Luật): a) Xây dựng định hướng sử dụng đất; b) Xác định diện tích các loại đất, bao gồm diện tích đã được phân bổ   trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích theo nhu cầu sử dụng đất   của cấp huyện và cấp xã; c)   Khoanh   định   các   khu   vực   ...

Tài liệu được xem nhiều: