Thông tin tài liệu:
Những điều cần biết về bệnh sởi Bệnh sởi là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các bệnh khác trong chương trình TCMR. Sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ nhỏ bệnh nặng hơn. Lan truyền Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có vi rút sởi sau khi người bệnh xả ra 2...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết về Bệnh sởi (phần 1)
Bệnh sởi
(Phần 1)
Những điều cần biết về bệnh sởi
Bệnh sởi là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các bệnh khác
trong chương trình TCMR. Sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ nhỏ bệnh nặng
hơn.
Lan truyền
Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí
thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành
có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có vi rút sởi sau khi người
bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau
vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng
Giai đoạn ủ bệnh từ 7 - 18 ngày. Biểu hiện nhiễm trùng đầu tiên là sốt cao kéo
dài 1 - 7 ngày. Giai đoạn này thường chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và
xuất hiện nốt trắng nhỏ bên trong má.
Sau vài ngày xuất hiện ban, bắt đầu từ mặt, lan xuống tay và chân trong khoảng
3 ngày. Ban kéo dài 5 - 6 ngày rồi biến mất. Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn và
tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Thể bệnh nặng hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Người lớn
có thể bị tiêu chảy nặng. Trẻ em có thể bị mất nước do tiêu chảy, có thể bị viêm tai
giữa, nhiễm trùng đường hô hấp và thanh quản do vi rút sởi làm giảm hệ miễn dịch.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không tiêm phòng sởi thì rất dễ mắc. Trẻ được nuôi
dưỡng kém, đặc biệt trẻ không được uống vitamin A, sống trong điều kiện đông đúc,
và trẻ có hệ miễn dịch giảm do AIDS hoặc các bệnh khác thường mắc sởi nặng.
Những người khỏi bệnh có miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ nhỏ có
mẹ đã mắc sởi thường có miễn dịch trong 6 - 8 tháng đầu sau khi sinh.
Ðiều trị sởi
Những trẻ thể bệnh nặng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích hợp.
Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Tất cả những trẻ bị sởi nặng
cần được uống vitamin A càng sớm càng tốt và uống liều thứ 2 ngay ngày hôm sau.
Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng đường uống là cần thiết.
Phòng bệnh
Phải tiêm vắc xin sởi. Trẻ em cần tiêm một mũi vắc xin sởi trước khi 1 tuổi. Trẻ
mắc sởi nằm viện cần được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi ban ở da xuất hiện. Trẻ bị
suy dinh dưỡng cần cách ly trong thời gian bị bệnh.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi
Sởi là một trong những bệnh nguy hiểm với
khoảng 30% trường hợp gặp một hoặc nhiều biến chứng.
Theo báo cáo tại Mỹ, tỉ lệ tử vong do sởi xấp xỉ 1 - 2/1.000 trường hợp. Các
biến chứng từ sởi phổ biến ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi và người trưởng thành trên 20 tuổi.
Tiêu chảy là một trong những biến chứng phổ biến nhất của người mắc bệnh
sởi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khoảng 7% trường hợp bị nhiễm trùng tai; 6% bị viêm phổi.
Khoảng 1/1.000 trường hợp sẽ bị viêm não. Đây là biến chứng nguy hiểm co
thể dẫn tới tổn thương não vĩnh viễn.
Bị mắc sởi trong giai đoạn mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai
và sinh trẻ nhẹ cân.
Sởi đặc biệt khốc liệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
Những lưu ý về bệnh sởi
Những vết đỏ khắp cơ thể làm người ta chú ý tới bệnh sởi. Nhưng thực ra
đây chỉ là một trong những triệu chứng bên ngoài, những thay đổi bên trong mới
nguy hiểm, có thể gây chết người.
Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do siêu vi gây ra. Từ vài chục năm
nay, với thuốc chích ngừa, bệnh sởi ít xẩy ra ở những quốc gia phát triển, nhưng vẫn
còn là một ám ảnh kinh hoàng cho những người dân các nước đang phát triển. Bệnh
rất dễ lây và dễ dàng lan ra từ những người đi du lịch.
1. Triệu chứng:
Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau
đây có thể xẩy ra:
1. Sốt
2. Ho khan
3. Chảy nước mũi
4. Mắt đỏ
5. Không chịu được ánh sáng
6. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng
nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
7. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
2. Diễn biến bệnh
Bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng
như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên,
đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 40
hay 40,5 độ C. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường
tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối
cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần,
vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.
3. Nguyên nhân
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp
xúc với bệnh nhân sẽ bị lây nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của
bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất
hiện. Khi bệnh nhân ho, ...