Danh mục

Những điều chỉnh trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu tập trung phân tích quá trình tham gia TPP của Nhật Bản, và vai trò TPP trong Chiến lược liên kết khu vực của Nhật Bản? Trong chiến lược liên kết khu vực, ASEAN, Việt Nam là chìa khóa quan trọng trong việc tạo dựng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực châu Á, cũng được hưởng lợi từ mối liên kết kinh tế chặt chẽ với Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều chỉnh trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) HÌNH THÀNH ThS. Nguyễn Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trước sự trỗi dậy thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc, cùng với sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến những nghi hoặc về một sự hoán vị sức mạnh trên phương diện kinh tế chính trị quốc tế đang diễn ra tại khu vực châu Á. Điều này đã khiến Nhật Bản lo lắng về sự lấn át của Trung Quốc trong cuộc chạy đua giành phần thống trị châu Á. Nhật Bản ngay lập tức chuyển hướng trọng tâm vào các liên kết song phương và khu vực biểu hiện thông qua FTA/EPA với mục tiêu hướng đến hội nhập Đông Á thông qua một số đề xuất gia nhập TPP hay RCEP. Bài nghiên cứu tập trung phân tích quá trình tham gia TPP của Nhật Bản, và vai trò TPP trong Chiến lược liên kết khu vực của Nhật Bản? Trong chiến lược liên kết khu vực, ASEAN, Việt Nam là chìa khóa quan trọng trong việc tạo dựng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực châu Á, cũng được hưởng lợi từ mối liên kết kinh tế chặt chẽ với Nhật Bản. Vậy cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh hình thành TPP là gì? 1. Nhật Bản trong xu thế chuyển dịch từ chiến lược liên kết đa phương sang liên kết khu vực 1.1. Nguyên nhân/bối cảnh hình thành chiến lược liên kết khu vực của Nhật Bản Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa rõ ràng đem đến nhiều lợi ích cho các quốc gia tham gia. Điều quan trọng của tự do hóa thương mại không chỉ ở góc độ mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế mà hơn thế là những thay đổi trong cách ứng xử của các quốc gia, cách tạo ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản đóng vai trò một nền kinh tế đứng 271 thứ hai thế giới nhưng là nước đi sau trong tiến trình tham gia xu hướng liên kết khu vực tại châu Á. Quá trình chuyển hướng từ chiến lược liên kết đa phương sang liên kết khu vực của các nước châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng đều có nguyên do. Trong thập niên 1990, thế giới kinh ngạc trước sự trỗi dậy thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc, cùng với sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến những nghi hoặc về một sự hoán vị sức mạnh trên phương diện kinh tế chính trị quốc tế đang diễn ra tại khu vực châu Á. Trung Quốc nổi lên và có tầm ảnh hưởng rất lớn tại khu vực sau khi tung ra gói hỗ trợ tài chính cho các nước Đông Nam Á vượt qua khủng khoảng tài chính năm 1997. Điều này đã khiến Nhật Bản lo lắng về sự lấn át của Trung Quốc trong cuộc chạy đua giành phần thống trị châu Á. Nhật Bản đã ngay lập tức chuyển hướng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, xoay hướng trọng tâm vào các liên kết song phương và khu vực biểu hiện thông qua FTA (Hiệp định Thương mại tự do) và EPA (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện). Nhận thức được tầm quan trọng của liên kết khu vực, tháng 1/1997, Thủ tướng Nhật Hashimoto đã tuyên bố chính sách Đông Nam Á hay còn gọi là Học thuyết Hashimoto với tiêu đề “Biến kỷ nguyên mới của Nhật và ASEAN thành quan hệ đối tác rộng rãi và mật thiết hơn”. Thể hiện rõ vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Nhật Bản không chỉ thể hiện tâm lý cảnh giác mà còn tỏ rõ tính tương hỗ lẫn nhau về lợi ích kinh tế, chính trị. Mặt khác, những bắt buộc cắt giảm thuế quan thông qua FTA cũng tạo bước đột phá trong cải cách các vấn đề trong nước, điều chỉnh Nhật Bản - một thị trường vốn “khép kín” trở nên mở cửa hơn và vượt qua giai đoạn suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản. Tham vọng mở rộng cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản trong khu vực và trên thị trường thế giới cũng là một động lực chính thúc đẩy quá trình liên kết khu vực của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản luôn thể hiện mong muốn tạo dựng một khung pháp lý với những cam kết ở cấp độ cao nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Nhật Bản khi thực hiện đầu tư hoặc trao đổi thương mại với các nước và hạn chế tối đa những phiền nhiễu, cũng như những rủi ro chính trị tại thị trường nước ngoài. Qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân của quá trình chuyển hướng chiến lược liên kết của Nhật Bản, nhưng có thể thấy áp lực cạnh tranh về mặt kinh tế và chính trị với đối thủ Trung Quốc tại khu vực Đông Á được coi như là lực đẩy chính. 272 Trong các Hiệp định Thương mại tự do hay Hiệp định Đối tác Kinh tế mà Nhật Bản đã ký kết thể hiện rõ 3 đặc trưng cơ bản: - Tính toàn diện, linh hoạt và có tính lựa chọn cao Tính chất này được thể hiện rõ ràng trong Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên của Nhật Bản ký kết với Singapore (tháng 11/2002). Tên gọi chính thức là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Nhật Bản - Singapore (JSEPA). Hiệp định này không chỉ dừng lại tại các cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế quan như tính chất cơ bản của hình thức Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà hơn thế, nó còn đi đến tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài, các vấn đề tạo thuận lợi hóa trong thương mại đầu tư, các cam kết hỗ trợ kỹ thuật đối với đa dạng lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển du lịch. Điều này cho thấy, Nhật Bản coi trọng việc thực hiện các liên kết mang tính toàn diện nhằm tác động rõ ràng đến các khía cạnh của hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa, nhân lực, vốn, thông tin được tự do chuyển dịch. Định hướng chiến lược chính của Nhật Bản là tăng cường lợi ích của các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp. Căn cứ vào định hướng trên, Nhật Bản có những tiêu chí riêng trong việc lựa chọn đối tác chiến lược. Nhật Bản ưu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: