Thừa cân và béo phì có tên giống nhau, nhưng không hề giống nhau. Sự khác biệt này có thể do mức độ hoặc thể loại khác nhau, tùy thuộc cơ thể có bao nhiêu tế bào mỡ, kích thước trung bình và vị trí mà các tế bào mỡ đăng ký thường trú… Thật ra, cho dù là thể loại nào, nguy cơ với sức khỏe cũng khó mà tránh khỏi, nhất là khi béo phì nhiều và trong thời gian dài. Người thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều nên biết về giảm cân
Những điều nên biết về
giảm cân!
Thừa cân và béo phì có tên giống nhau, nhưng không hề giống nhau. Sự
khác biệt này có thể do mức độ hoặc thể loại khác nhau, tùy thuộc cơ
thể có bao nhiêu tế bào mỡ, kích thước trung bình và vị trí mà các tế
bào mỡ đăng ký thường trú…
Thật ra, cho dù là thể loại nào, nguy cơ với sức khỏe cũng khó mà tránh
khỏi, nhất là khi béo phì nhiều và trong thời gian dài. Người thừa cân béo
phì dễ mắc các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi
thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá lipid, các bệnh lý về xương như viêm
khớp, cột sống, các biến dạng ở chân, bệnh lý da nhiễm trùng... Do sự gia
tăng các nguy cơ bệnh lý cộng với các yếu tố xã hội, người bị béo phì trung
bình sẽ giảm 6-10 năm tuổi thọ.
Khi đã thừa cân thì việc duy trì cân nặng bằng ăn kiêng và tập luyện là
chuyện suốt đời
Đã thừa cân thì ai cũng muốn giảm cân, nhưng không phải ai cũng có thể
làm được. Đa số mục tiêu giảm cân được đặt ra dựa trên quan điểm thẩm mỹ
nhiều hơn sức khỏe.
Người ta dễ dàng chấp nhận các biện pháp giảm cân không an toàn nếu nó
đạt được mục tiêu là giảm cân thật nhanh trong một thời gian ngắn để giúp
họ… mặc vừa một chiếc áo đẹp.
Điều này cần hết sức thận trọng, vì mục tiêu thẩm mỹ thực chất chỉ là mục
tiêu phụ, đi sai hướng chẳng những không giảm được cân hoặc thay vì đẹp
hơn lại có khi bị xấu hơn (do nhăn da, rụng tóc,…), bệnh hơn (đau dạ dày,
thiếu máu xanh xao,…) hoặc buồn hơn (giảm khả năng làm việc, tính tình
cáu bẳn và bị ám ảnh tâm lý về chuyện ăn uống,…).
Ngoài ra, thất bại trong giảm cân cũng liên quan không nhỏ đến quan niệm
cho rằng chỉ cần giảm cân đến mức cân nặng mong muốn là xong việc, có
thể trở lại sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Khi đã thừa
cân và béo phì, chuyện giảm cân và duy trì cân nặng bằng ăn kiêng và tập
luyện là chuyện suốt đời, bạn ạ!
Muốn giảm cân, đầu tiên phải xác định số cân nặng cần giảm và thời gian để
làm việc đó. Đừng nôn nóng đặt mục tiêu quá lớn, vì thất bại trong giảm cân
thường đồng nghĩa với việc tăng cân nhiều hơn, và giảm cân càng nhanh thì
tái tăng cân càng lẹ.
Chỉ nên giảm tối đa 0.5kg mỗi tuần và không bao giờ nên nhịn ăn để giảm
cân
Chỉ nên giảm tối đa 0,5kg mỗi tuần và không bao giờ nên nhịn ăn để giảm
cân cả. Kẻ thù chính cần loại bỏ là mỡ, vì tế bào mỡ thì dễ sinh nhất nhưng
khó chết nhất; đồng thời chúng dự trữ nhiều năng lượng và không phải làm
việc gì cả.
Khi bạn nhịn đói, các tế bào tim, não, thận, gan… cũng sẽ bị bỏ đói cùng
lượt, và làm cho cơ thể suy kiệt. Lúc này bạn sẽ giảm cân nhanh chóng
nhưng đây không phải là giảm tế bào mỡ mà chỉ là sự giảm tế bào cơ.
Theo quy luật sinh tồn, sau một thời gian bị bỏ đói, cơ thể sẽ tạo phản xạ ăn
uống rất mạnh và chúng ta thường ăn uống nhiều hơn. Và kết quả cuối cùng
là chúng ta sẽ không bao giờ tập được một thói quen dinh dưỡng giúp duy trì
cân nặng mà chúng ta có thể theo suốt đời.
Do đó, để giảm cân đạt hiệu quả lâu dài, thì một chế độ ăn giảm bớt chất
béo, thêm màu xanh của rau củ và tăng cường các hoạt động thể chất hợp lý
luôn là đề nghị hàng đầu của các chuyên gia dinh dưỡng.