Danh mục

Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.75 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực tiễn từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu cơ bản, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã phát huy vai trò, hiệu lực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số hiệu quả rất quan trọng. Song trong quá trình thực thi quyền lực còn tồn tại nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải khắc phục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cư­ờng vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị tr­ường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thuỷ* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thực tiễn từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu cơ bản, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã phát huy vai trò, hiệu lực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số hiệu quả rất quan trọng. Song trong quá trình thực thi quyền lực còn tồn tại nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải khắc phục. Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề khách quan là Nhà nước phải tự đổi mới và hoàn thiện mình như thế nào? Điều tiết, quản lý và can thiệp vào kinh tế bằng những nội dung, giải pháp nào để phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và phát triển nền kinh tế thị trường đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, kinh tế nhà nước, điều tiết kinh tế, quản lý kinh tế ĐẶT VẤN ĐỀ* Đặc điểm cơ bản của nước ta là từ một nền sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là sau cách mạng dân tộc dân chủ, về chính trị, chúng ta đã có Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng về trình độ nền kinh tế thì còn chưa tương xứng. Từ trình độ kinh tế ấy, muốn đạt đến một nền kinh tế hiện đại, phát triển, hầu hết các nước đều phải đi qua vài trăm năm, thậm chí còn phải trả giá đắt về xã hội. Nhưng lịch sử cũng chứng minh rằng có thể rút ngắn quá trình phát triển. Phát triển rút ngắn là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có đường lối chính sách đúng đắn, tránh khỏi những sai lầm 'tư' và 'hữu', xây dựng các thể chế nhà nước thực sự có năng lực, và trong sạch, có phương pháp huy động cao nhất nguồn lực của đất nước và phân bổ hợp lý các nguồn lực đó cho phát triển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời với * Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com đổi mới kinh tế là từng bước đổi mới hệ thống chính trị, trọng tâm là đổi mới vai trò quản lý của nhà nước. Quan điểm này đã được Đại hội VII, Đại hội VIII cụ thể hóa, tiếp tục thực hiện và được ghi trong Hiến pháp 1992 'Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa'. Thực hiện chủ trương đổi mới và các quyết định quan trọng của Đảng, từ năm 1986 đến nay, kinh tế xã hội nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực, phát triển nhanh chóng. 'Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc' [6, tr. 67]. Nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo tiền đề bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế từ năm 1986 đến năm 1990 là 3,9% năm; 1991-1995 là 8,2% năm; trong năm 1996 là 9,34%; 1997 là 8,15%; 1998 là 5,8%; và 1999 là 4,7%. Sự phát triển kinh tế đã góp phần cải thiện được đời sống nhân dân [3, tr. 262], “tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm 9 - 10% vào năm 1990-1992, giảm xuống 6,08% vào năm 1994, 5,88% năm 1996 và 6,85% năm 1998. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 12% năm 1992 tăng lên 17% năm 1997” [2, tr. 33]. 137 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ * Một số thành tựu về mặt xã hội Năm 1999, cả nước xóa đói giảm nghèo được 415 nghìn hộ, giảm tỷ lệ nghèo đói trong cả nước xuống còn 13%. Năm 2000, cả nước phấn đấu giảm 30 nghìn hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 11% [1, tr. 3]. Như vậy, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. Song nhà nước quản lý nền kinh tế đó như thế nào, làm cách nào để vừa phát triển được kinh tế nhưng vừa bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm ra sao để nhà nước tương xứng với năng lực của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Việc tăng cường vai trò nhà nước là đúng song củng cố lại và thúc đẩy năng lực hoạt động của các thể chế ra sao để nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững và công bằng xã hội được thực hiện. Từ thực tiễn trên cho thấy, phải khẳng định lại và bổ sung thêm những giải pháp cụ thể để tăng cường vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là thực sự cần thiết và quan trọng. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Xác định đúng vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua chúng ta đã từng bước chuyển nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường. Theo hướng đó, vai trò nhà nước đã từng bước chuyển đổi từ chỉ huy mệnh lệnh hành chính sang quản lý hành chính nền kinh tế. Với việc xác định đúng vai trò nhà nước trong kinh tế thị trường đã góp phần quan trọng khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt được tăng trưởng kinh tế, cải thiện được đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại những quan điểm nhận thức lệch lạc về vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, dẫn đến trong tổ chức thực hiện ở một bộ phận 94(06): 137 - 141 cán bộ công chức vẫn nặng về quan liêu mệnh lệnh, can thiệp quá sâu, thậm chí l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: