Danh mục

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC MŨ, KHĂN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.64 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngoài các kiểu đầu tóc ra, phụ nữ quý tộc còn đội khăn, có vòng đai đầu đội mũ ống thấp hoặc cao. Có loại mũ hình chóp hoặc loe rộng, trang trí như hình dáng vương miệng (tượng núi Nưa). Tượng ở Bỉ có chóp mũ nhọn hoặc hình trái đào. Cấu tạo của mũ có trước, có sau, thân mũ, vành mũ (trang trí rõ nét).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC MŨ, KHĂN NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 1. TRANG PHỤC MŨ, KHĂNNgoài các kiểu đầu tóc ra, phụ nữ quý tộc còn độikhăn, có vòng đai đầu đội mũ ống thấp hoặc cao. Cóloại mũ hình chóp hoặc loe rộng, trang trí như hìnhdáng vương miệng (tượng núi Nưa). Tượng ở Bỉ cóchóp mũ nhọn hoặc hình trái đào. Cấu tạo của mũ cótrước, có sau, thân mũ, vành mũ (trang trí rõ nét).Phía sau mũ có đệm vải che gáy. Loại mũ thấp sauvành mũ được được xòe ra như những cánh hoa cúcbịt kín tóc trên đầu (tượng Làng Vạc). 2. TRANG PHỤC ÁOTrang phục áo cho thấy phụ nữ quý tộc dùng phổbiến ba loại áo sau:a. Loại ngắn tay chéo vạt bó chẽn, hở ngực.b. Loại áo tay dài bó sát thân, vạt buông kéo dài, sauđó thắt bao lưng trang trí quấn phủ ra ngoài ở gầnhông.c. Loại áo kín ngực để cổ đeo hạt chuỗi, vải trang tríquấn ngang ngực để nâng cao ngực và thắt eo lớn, vảitrang trí dệt hình kỉ hà, ta có thể thấy kiểu mặc nàygần gũi với trang phục của người dân tộc Mường. NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 3. VÁY VÀ ĐỆM VÁYVáy và đệm váy đều thuộc loại váy quây, có nhiềulớp váy, trang trí cầu kì. Vải có nhiều loại đã đượcdệt trang trí sẵn. Vải thường để quấn hoặc được maythành váy.a. Loại váy trang trí hoa văn hình học đối xứng nhưvải hoa, phần gấu viền váy để thoáng ít trang trí.b. Loại váy có trang trí ở phía gấu váy, dần trở lênphía trên để thoáng hơn. Hai loại váy kiểu này đềudài che kín chân.c. Có loại váy ngắn đến giữa vần đùi, không trang tríhoặc ít (vẫn có đệm váy). Đệm váy được phủ rộng từthân xuống nhỏ dần, có dệt trang trí thả xuống chiềudài phần trên gấu váy, có loại như hình quả bông, đèlên nhau hai lớp. Đệm váy đều được mặc cả phíatrước lẫn phía sau. Nếu váy ngắn, đệm váy cũng ngắntheo. Cách trang phục này ta còn tìm thấy ở ngườiMèo, người Dao khu vực miền Bắc nước ta ngày nay.Các loại vải dệt sẵn để may váy vẫn còn tồn lưu trongcác dân tộc ít người ở nước ta từ Bắc tới Tây Nguyên.Trong những ngôi mộ ở Châu Can (Hà Tây), mộĐộng Xá (Kim Động, Hưng Yên) và một số mộ khácngười ta tìm được tới gần chục loại vải khác nhau,nhiều loại sợi màu là những băng dệt bằng sợi lanhđể cải màu. Các kĩ thuật diềm tua, diềm khâu và kĩthuật thêu đã tìm thấy, lối dệt con thoi cho ta hiểurằng còn nhiều vấn đề của thời kì này chưa được biếtrõ vì lớp bụi thời gian đã tiêu hủy các vật chứngmỏng manh. Trong số này có nhiều chất liệu tới hiệnnay vẫn là đồ cao cấp như vải lanh, vải gai, lụa, da,không loại trừ cả sợi bông trong thiên nhiên, cũngnhư các loại vải ngoại do sự giao thương từ Âu sangÁ hoặc ngược lại.Giao thương trên đất nước ta đã có từ lâu đời bởi cònlưu giữ tiền từ thời La Mã (Antonius), tiền này đượctìm thấy ở nền chùa văn hóa Óc Eo; trên mặt tiền đúchình người nghiêng, sống mũi cao thẳng, ở mặt phảilà chân dung Demitrius (con trai của Antigonous –một tướng lĩnh của Alexandre) là vị vua có hình bánthân trên đồng tiền. Một đồng tiền là nữ thần Athena(thần Trí tuệ và tri thức, chiến thắng). Athen là thủ đôcủa Hi Lạp. Theo đoán định hai đồng tiền này thuộcloại tiền Indo – Greek Coin, phát hành thời kì xâmlăng của Alexandre Đại Đế ( khoảng 327 – 323TCN). Thời gian này là giai đoạn nhà nước Hùngvương và Âu Lạc. Ở Ấn Độ khi đó là giai đoạn hoàngđế Asoka, ông đã truyền giáo đi các nước Đông NamÁ. Sử Trung Hoa đã nói vua Asoka cho xây dựng tạithành Nê-lê bảo tháp Giao Châu Việt Nam (Đồ Sơnngày nay). Sách Thủy Kinh chú viết: vua Asoka 271– 231 là một đại anh hùng Ấn Độ đã cho xây nhiềutháp Phật ở Đồ Sơn (Kiến An). Những sự giao lưutrên của đạo Phật truyền giáo cũng như việc cácthương nhân qua lại đổi các hương liệu là điều có thểdiễn ra, tạo cho xã hội phong phú về vải lụa trangphục. Ngoài ra nhiều đồ trang sức thủy tinh ở nước tađã được thẩm định có nguồn gốc từ Ấn Độ và bảnđịa, chủ yếu từ trung tâm Arikamedu (Pondicheryngày nay) (Francis P.1980), niên đại thuộc thế kỉ ITCN. Các hạt chuỗi đá mã não đỏ, trong suốt, màulục nhạt, lục sẫm, màu đỏ đục và thủy tinh cũng đượcgiao thương tới Đông Sơn, bắc Việt Nam và thượngLào ở Cánh đồng Chum (Hà Văn Tấn 1995; Colani.M. 1935). Trong lịch sử cổ đại vùng Đông Nam Á vàchâu Á luôn hình thành những đường giao thươngxuyên đại dương, xuyên lục địa như con đường traođổi đá ngọc từ miền núi cao của Mianma, đường tơlụa qua Giao Châu đến Ấn Độ và Trung Cận Đôngtheo dòng hải lưu đến vịnh Thái Lan và Indonesia.Theo đường lan tỏa của văn minh đồ đồng (trốngĐông Sơn) suy ra bức tranh phong phú của xã hộiVăn Lang về trang phục tôn giáo của người Việt cổ.__________________ ...

Tài liệu được xem nhiều: