Danh mục

Những hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục hiện nay và hàm ý đối với Việt Nam

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 520.09 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung thống kê các hướng nghiên cứu lớn của kinh tế học giáo dục tính đến thời điểm hiện tại thông qua hồi cứu và tổng hợp các nghiên cứu, các sách và giáo trình trong và ngoài nước về chuyên ngành kinh tế học giáo dục, sau đó phân tích bối cảnh giáo dục trong nước để từ đó đưa ra đề xuất về định hướng nghiên cứu của ngành khoa học này tại Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những hướng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học giáo dục hiện nay và hàm ý đối với Việt Nam NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC HIỆN NAY VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Tâm Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học – Giáo dục học Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: tamnt@vnies.edu.vn Tóm tắt Kinh tế học giáo dục (KTHGD) là ngành khoa học được hình thành từ những năm 1920 và tiếp tục phát triển từ đó cho tới nay. Quá trình hình thành và phát triển của chuyên ngành cho thấy việc xác định nội dung nghiên cứu của KTHGD là một công việc có nhiều khó khăn xuất phát từ một số lý do như: phạm vi nghiên cứu rộng và tồn tại nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau; nội dung nghiên cứu cũng chưa đạt được sự thống nhất cao, các hướng nghiên cứu cũng phức tạp hơn vì tính chất đặc thù riêng so với các khoa học kinh tế ngành khác xuất phát từ tính chất công cộng của dịch vụ giáo dục (GD). Để giải quyết những khó khăn đó, trong những năm gần đây, KTHGD trên thế giới có sự phát triển rõ rệt, thể hiện qua những kết quả đạt được như: xuất hiện tên tuổi của những nhà nghiên cứu mới; mở rộng những lĩnh vực nghiên cứu mới; vận dụng những phương pháp, công cụ mới trong nghiên cứu;... Ở Việt Nam, với thời gian hình thành và phát triển tương đối ngắn so với sự phát triển của chuyên ngành trên thế giới (từ khi bước sang nền KTTT định hướng XHCN, đặc biệt là từ những năm 2000 cho tới nay), tuy cũng đạt được một số thành tựu nhưng ngành khoa học này tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu mang tính định hướng cho ngành khoa học còn non trẻ này tại Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung thống kê các hướng nghiên cứu lớn của KTHGD tính đến thời điểm hiện tại thông qua hồi cứu và tổng hợp các nghiên cứu, các sách và giáo trình trong và ngoài nước về chuyên ngành KTHGD, sau đó phân tích bối cảnh GD trong nước để từ đó đưa ra đề xuất về định hướng nghiên cứu của ngành khoa học này tại Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: Kinh tế học giáo dục, hướng nghiên cứu 212 Abstract Economics of Education (Education Economics) is a science that was formed in the 1920s and has continued to develop since then. The process of formation and development of the major shows that determining its research content is a difficult job, resulting from a number of reasons such as: the wide researching scope and the existence of many research viewpoints; low consensus in research content; research directions are also more complicated because of their specific characteristics compared to other branches of economics, stemming from the public nature of educational services. In order to solve those difficulties, in recent years, the worlds Education Economics has had a remarkable development, reflected in the achieved results such as: the appearance of new researchers; expanding new research areas; applying new methods and tools in research;... In Vietnam, with relatively short time of formation and development compared to those in the world (since formation of market economy in Vietnam, especially from the 2000s until now), although Education Economics has also gained some achievements, this science in Vietnam still has certain limitations. Therefore, it is necessary to conduct studies giving orientattion for this science in Vietnam. This study focuses on statistics on major research directions of Education Economics up to the present time, gathering through retrospective and synthesis of domestic and foreign studies, books and textbooks on the major, then analyzes the domestic educational context in order to propose implications on the future research directions of this science in Vietnam. Key words: Economics of Education, Education Economics, research direction I. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học giáo dục Theo Worldbank, kinh tế học giáo dục (Economics of Education) phân tích cả hai khía cạnh, đó là: những yếu tố quyết định hay cấu thành GD và những tác động mà GD mang lại cho các cá nhân cũng như các xã hội và các nền kinh tế mà các cá nhân này sống trong đó. Theo The European Expert Network on Economics of Education (EENEE) – Mạng các trung tâm và chuyên gia hàng đầu châu Âu về KTHGD,chuyên ngành là một phân ngành của kinh tế học có phạm vi rộng lớn và ngày càng phát triển. Nó bao gồm những chủ đề như nghiên cứu về lợi nhuận của GD trên thị trường lao động, hiệu suất của “ngành” GD, tác động của GD lên tăng trưởng kinh tế và các vấn đề về tài chính 213 GD. Nó cũng bao gồm tất cả các cấp GD, từ giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục đại học cho tới giáo dục suốt đời. Theo Gara Latchanna và Jeilu Oumer Hussein (2007) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: