Thông tin tài liệu:
Có vô số các nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm suy giảm khả năng hoạt động của não bộ. Vậy đâu là “kẻ thù” mà bạn cần “chiến đấu” để bảo vệ bộ não của mình.1. Ăn quá no Sau khi ăn quá no, các tín hiệu từ dạ dày chuyển tới não bộ, các noron thần kinh sẽ rơi vào trạng thái bị kích thích quá độ. Khi đó bạn sẽ có cảm giác nôn nao, căng thẳng, đôi khi còn cảm thấy buồn ngủ. Thường xuyên ăn quá no sẽ gây xơ hoá động mạch,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những “kẻ thù” của não bộ Những “kẻ thù” của não bộ Có vô số các nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm suy giảm khảnăng hoạt động của não bộ. Vậy đâu là “kẻ thù” mà bạn cần “chiến đấu” để bảo vệbộ não của mình. 1. Ăn quá no Sau khi ăn quá no, các tín hiệu từ dạ dày chuyển tới não bộ, các noron thầnkinh sẽ rơi vào trạng thái bị kích thích quá độ. Khi đó bạn sẽ có cảm giác nôn nao,căng thẳng, đôi khi còn cảm thấy buồn ngủ. Thường xuyên ăn quá no sẽ gây xơ hoá động mạch, đẩy nhanh quá trình lãohoá bào thần kinh, từ đó làm giảm sút trí lực cũng như hoạt động của các cơ quantiêu hoá. Vì vậy, bạn hãy từ bỏ ngay thói quen ăn quá no để có thể bảo vệ bộ nãocủa mình. 2. Coi nhẹ bữa sáng Sau một đêm dài, cơ thể bạn rất cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để “khởiđộng” sẵn sàng bước vào một ngày làm việc mới bằng một bữa sáng đủ dưỡngchất. Khi bạn bỏ ăn sáng, các tế bào thần kinh sẽ không được cung cấp đầy đủcác chất dinh dưỡng để làm việc, do vậy bạn sẽ thường cảm thấy hoa mắt, chóngmặt, mệt mỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới các bệnh thần kinh khác như: đau đầu mãntính, trí nhớ giảm sút, rối loạn tiền đình… Ngoài ra, bỏ bữa sáng lâu ngày sẽ làm thiếu hụt hàm lượng đường cần thiếttrong máu, làm cơ thể bạn xanh xao, yếu mệt, tinh thần không ổn định… 3. Hút thuốc Khói thuốc có chứa các chất kích thích, tác động và gây hưng phấn các tếbào thần kinh. Tuy nhiên các chất kích thích này lại có sức tàn phá ghê gớm, làmthu hẹp và phá vỡ cấu trúc của đại não, gây nên hiện tượng “đột biến” tế bào trongcác tiểu trung khu thần kinh. Hút thuốc lá nhiều còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động củatim. Máu lưu thông qua tim không ổn định, do vậy, não bộ cũng không nhận đượclượng máu cần thiết để duy trì hoạt động. 4. Mất ngủ Ngủ là cách nghỉ ngơi hữu hiệu nhất của não bộ. 1 giấc ngủ đủ và sâu cótác dụng “làm mới” và “trẻ hoá” các tế bào thần kinh. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ quá ít, hãy tìm ngay các biệnpháp chữa trị để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của căn bệnh này tới hoạt độngcủa não bộ. 5. Ít nói Một điều thú vị đã được các nhà khoa học Đức nghiên cứu đó là: nhữngngười ít nói thường gặp “rắc rối” với hệ thần kinh của mình. Đại não được phân ra các tiểu khu nhỏ, mỗi tiểu khu lại có chức năng chỉđạo một nhóm hoạt động của cơ thể, trong đó có hoạt động ngôn ngữ và lời nói. Lời nói phát ra hàng ngày có tác dụng thúc đẩy chức năng chỉ đạo ngôn ngữnói riêng và hoạt động của não bộ nói chung. Vì vậy, dù không nói quá nhiềunhưng bạn cũng không nên quá “tiết kiệm” lời để vì điều này sẽ không tốt cho bộnão của bạn. 6. Môi trường ô nhiễm Môi trường sống bị ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng tới da, tóc hay hệtiêu hoá, hệ hô hấp mà còn mang lại rất nhiều điều phiền toái cho “bộ máy trungương” của cơ thể. Não bộ cần nhiều oxi và không khí để “hít thở” và duy trì hoạt động củacác tế bào. Trung bình mỗi phút, não bộ cần tới 500-600ml khí. Không khí môitrường bị ôi nhiễm sẽ làm tăng khả năng “nhiễm độc” não bộ.