"Nhà lịch sử nào coi sự phát triển của nhận thức khoa học hay triết học là một vấn đề bình tục, thì sẽ nhìn lịch sử nghệ thuật như là một cảnh tượng vừa nặng nề vừa hỗn độn, vì bởi bản chất của nó, nghệ thuật dường như không bao giờ tiến lên, mà trái lại luôn luôn tụt lùi. Nếu là chuyện khoa học hay triết học, thì các nhà nghiên cứu trong khi kế tiếp nhau ở cùng một lĩnh vực và trong khi ai cũng cung hiến một công trình trung bình, ai cũng đi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những khởi điểm của nghệ thuật hiện đạiNhững khởi điểm của nghệ thuật hiện đạiNhà lịch sử nào coi sự phát triển của nhận thức khoa học hay triết họclà một vấn đề bình tục, thì sẽ nhìn lịch sử nghệ thuật như là một cảnhtượng vừa nặng nề vừa hỗn độn, vì bởi bản chất của nó, nghệ thuậtdường như không bao giờ tiến lên, mà trái lại luôn luôn tụt lùi. Nếu làchuyện khoa học hay triết học, thì các nhà nghiên cứu trong khi kế tiếpnhau ở cùng một lĩnh vực và trong khi ai cũng cung hiến một côngtrình trung bình, ai cũng đi đến một kết quả, bao giờ một thời kỳ phảnứng cũng là một giải pháp kế tục. Nhưng trong nghệ thuật thì khi mộttrường phái đã phát triển hết độ của mình, thì bao giờ cũng chỉ còn suytàn với thời gian. Nó đạt tới đỉnh cao trong một sự chói sáng tinh lực.nở rộ chớp nhoáng trước con mắt nhà viết sử để anh ta không bao giờcó thể mô tả lại cho chúng ta rằng nó đã được sản sinh như thế nào.Song một khi đã đạt tới đỉnh cao đó rồi, thì nó chỉ còn có điều chắcchắn đáng buồn là sự tàn kỳ nữa mà thôi. Một lần tới đỉnh rồi, thì trạngthái toàn vẹn vẫn chưa được tạo ra mà cũng chưa sàng lọc được nhậnthức thẩm mỹ của những thế hệ tương lai, trái lại, còn làm hư hỏng nó.Chẳng thế thì ta cứ việc trở lại với đồ gốm của đảo Samos hay nền điêukhắc Saxon, với chính kịch của thời Elizabeth hoặc với nền hội họathành Venise mà xem. Dù trong chừng mực mà lịch sử nghệ thuật nhìnbao quát là tuân thủ theo một quy luật có thể nhận biết đi chăng nữa, thìđây cũng không phải là theo quy luật của sự tiến triển, mà cũng nhưcuộc đời của mọi nghệ sĩ khi nhìn riêng từng cá nhân, là theo quy luậtcủa sự phản ứng. Nói chung cũng như nói riêng, thế thăng bằng của đờisống thẩm mỹ, bằng định nghĩa, cũng như nhìn vào tính chất muônthưở của nó, là một thế thăng bằng bất ổn.Một trong những nhà triết học hiện đại danh tiếng nhất của lịch sử, màcũng là một trong những nhà triết học danh tiếng nhất của nghệ thuậtđã nói như vậy. Cũng chính nhà triết học đó đã chú giải rằng, lịch sửđương đại chưa thể nào viết nổi, bởi cái lý do đơn giản rằng: chúng tabiết quá nhiều về nó. Kẻ nào muốn viết bộ lịch sử đương đại thì sẽngượng ngịu với nó, không phải vì nó chứa đựng quá nhiều tin tức màcòn chính bởi những tin tức đó chưa tiêu hóa được là bao, ly dán quárời rạc, và bởi rằng, chúng chỉ còn cái hiện thực nát vụn. Chỉ sau mộtthời kỳ suy nghĩ lâu dài và chăm chú thì chúng ta mới bắt đầu phân biệtđược cái gì là bản chất, cái gì là quan trọng, mới thấy được các sự việcđã xảy ra như thế này mà không xảy ra như thế khác, mới thôi khôngviết những bài nhật báo nữa để mà viết lịch sử.Tác giả cuốn sách này chính là đang cho rằng mình đã để cả một thờigian lâu dài và chăm chú vào những sự kiện tạo thành lịch sử củaphong trào hiện đại trong hội họa và điêu khắc, chứ không hề co rằngđã có thể phát hiện ra một quy luật nhỏ nào đó mà lịch sử mỹ thuật đãtuân theo. Trái lại, cái mâu thuẫn bên trong mà theo Collingwood, là cốhữu của lịch sử, lại không đâu nhìn rõ bằng trong lịch sử hội hoạ hiệnđại cả. Về nghệ thuật hiện đại, người ta có thể nói là nó đã bắt đầu bởimột người cha chối từ và truất quyền thừa kế của những đứa con mình,người cha bị đeo đẳng những tai họa và ngộ nhận, mà chỉ còn có thểnhận ra ông mạch lạc qua một thứ triết học về nghệ thuật, thứ triết họcxác định nó hết sức sáng sủa và hiển nhiên.Triết học đó xác định nghệ thuật như là một phương tiện quan niệm thếgiới bằng thị giác. Có rất nhiều phương tiện để hiểu thế giới: chúng tacó thể sử dụng những giới hạn mà chúng ta ghi chú được nhờ một hệthống tín hiệu ước định (chữ số hay chữ); chúng ta có thể thiết lậpnhững khẳng định của mình trên thực nghiệm; chúng ta có thể nhờ trítưởng tượng mà dựng nên những phương thức để giải thích thế giới(các huyền thoại). Nhưng ta chớ nên lẫn lộn nghệ thuật với bất cứ mộthoạt động nào như vậy, bởi vì mỹ thuật là một vấn đề luôn luôn mớiđược đặt vào thế giới bởi giác quan nhìn thấy, và nghệ sĩ không phảilà ai khác con người sẵn có cái khả năng và ước vọng muốn biến đổi trigiác của con mắt sang một hình thái vật chất. Bước thứ nhất của sự vậnđộng đó, thuộc về tri giác, bước thứ hai thuộc về biểu hiện, nhưng trongthực tế thì không thể tách rời hai bước đó. Người nghệ sĩ biểu hiện cáimà anh tri giác được, và tri giác cái mà anh biểu hiện ra.Toàn bộ lịch sử mỹ thuật là lịch sử của những cách tri giác bằng conmắt, nghĩa là của những cách con người nhìn thế giới khác nhau. Mộtngười ngây thơ có thể biện bạch rằng, chỉ có một cách nhìn thế giới -cái thế giới vẫn hiện ra trực tiếp trước mắt họ đấy thôi. Nhưng khôngđúng thế. Chúng ta nhìn thấy cái mà chúng ta biết nhìn, và sự nhìn trởthành một thói quen, một ước lệ, một sự chọn lựa thiên vị trong tất cảnhững gì có để mà nhìn, còn thì là ấn tượng và méo mó đối với nhữnggì còn lại. Chúng ta thấy cái ta muốn nhìn thấy, và cái ta muốn nhìnthấy thì không phải là do những quy tắc tất nhiên của quang học (như làtrường h ...