NHỮNG NGÀY… Triển lãm của Tập thể K9 (niên khóa 2006 – 2010), khoa Sư phạm mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật Việt Nam Viet Art Centre, 42 – Yết Kiêu, Hà Nội Từ ngày 1 đến ngày 7. 10. 2012
.* Lặng lẽ như là sự hoài nhớ những gì đã qua, giống như tấm poster triển lãm với màu vàng xưa cũ, với những con tem thư từ thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, triển lãm Những ngày… đang diễn ra tại Việt Art Centre hóa ra cũng có không ít thứ để xem và để nghĩ....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG NGÀY…: Những cố gắng với tư duy xưa cũ
NHỮNG NGÀY…: Những cố
gắng với tư duy xưa cũ
.
NHỮNG NGÀY…
Triển lãm của Tập thể K9 (niên khóa 2006 – 2010), khoa Sư phạm mỹ
thuật, Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Viet Art Centre, 42 – Yết Kiêu, Hà Nội
Từ ngày 1 đến ngày 7. 10. 2012
*
Lặng lẽ như là sự hoài nhớ những gì đã qua, giống như tấm poster triển
lãm với màu vàng xưa cũ, với những con tem thư từ thời Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, triển lãm Những ngày… đang diễn ra tại Việt Art Centre
hóa ra cũng có không ít thứ để xem và để nghĩ.
Đây là một triển lãm mỹ thuật nhóm, có tranh, có điêu khắc, có cả sáng
tác mang hơi hướng sắp đặt (tạm gọi vậy được không, vì nó không phải
chỉ có điêu khắc hoặc chỉ có tranh mà kèm một cách trưng bày đầy chủ
ý). Mỗi tác giả vẽ tranh thuần túy thì có một góc trưng bày riêng, người
2 bức, người 3 – 4 bức, cho thấy khá rõ nét hướng quan tâm riêng. Một
số sáng tác điêu khắc thì bày ở quanh phòng.
Một góc không gian triển lãm
Một góc không gian triển lãm
Điểm thú vị là tác giả nào cũng chuẩn bị cho mình những khung tranh
tươm tất, cho dù có khi nó chẳng phù hợp chút nào với bức tranh. Ví dụ
như là bức Bờ biển vàng (60 x 180cm, sơn mài) của Nguyễn Đình Hải.
Bức sơn mài miêu tả một không gian bãi biển có màu vàng làm chủ
đạo. Bề mặt bức tranh hình chữ nhật nằm ngang như muốn thể hiện sự
mênh mông của không gian ngoài biển, nhưng vì bức tranh thiếu ánh
sáng, đặc biệt lại bị “chìm” trong một cái khung màu đỏ tươi nên ý
tưởng về không gian bị phá vỡ hoàn toàn. Tác giả tỏ ra nghiêm túc
trong thể hiện kỹ thuật sơn mài truyền thống. Nhưng vì yếu tố nghệ
thuật không mạnh nên bức tranh giống như một bài tập kỹ thuật sơn
mài hơn.
Bờ biển vàng, Nguyễn Đình Hải, 60 x 180cm, sơn mài
Ba bức tranh của Nguyễn Quý Dương cho thấy hướng quan tâm của
anh là tranh tả thực, theo chủ đề thường nhật, như người thân, phong
cảnh quê hương. Tranh có nhiều chi tiết, màu sắc, nhất là những bức vẽ
cảnh thôn quê tràn ngập màu xanh cây lá. Tác giả này vẽ khá tình cảm.
Tuy nhiên, điểm yếu của tác giả này là hình họa. Những nhân vật trong
tranh không có thần thái, thậm chí còn được tả không kỹ nhất là trong
bức tranh đại cảnh về phong cảnh quê hương (bức Quê hương tôi, 30 x
210cm, sơn dầu). Trong bức này, có cảnh mấy nhân vật đang chơi ở
quanh đống rơm, nhưng nhìn họ thì không ai dám chắc đó là trẻ con,
không lẽ người trung niên ở quê cũng chơi trò trốn tìm nhí nhắng này
(?).
Quê hương tôi, Nguyễn Quý Dương, 30 x 210cm, sơn dầu
Người yêu tôi, Nguyễn Quý Dương, 75 x 80cm, sơn dầu
Điểm yếu hình họa cũng có thể dễ dàng tìm thấy trong tranh lụa của
Hoàng Anh Chiến, sơn dầu của Vũ Quang Hưng.
Hoa ban đỏ, Hoàng Anh Chiến, 70 x 90cm, lụa (bức này có kính nên
chụp bị lóa)
Chân dung, Vũ Quang Hưng, 100 x 100cm, sơn dầu
Có những tác giả vẽ trừu tượng hoặc bán trừu tượng như Nguyễn Hữu
Thỏa, Ma Văn Tiềng. Họ có vẻ rất muốn tìm tòi một bút pháp tạo hình
mới. Ma Văn Tiềng muốn tạo hình dáng nhân vật và bối cảnh xung
quanh thông qua việc lắp ghép các mảng màu đa sắc, như là trò chơi
lắp ghép xếp hình của trẻ con; series tranh của anh gốm 4 bức sơn dầu,
chung tiêu đề Cảm giác mới, chung kích thước và chung một kiểu
khung. Rõ ràng là anh nghiêm túc với hướng suy nghĩ trong sáng tác
của mình, muốn có một lối đi riêng, dù nhỏ hẹp trong thế giới hội họa
tưởng chừng đã quá chật chội này.
Cảm giác mới 1, Ma Văn Tiềng, 80 x 100cm, sơn dầu
Trừu tượng, Nguyễn Hữu Thỏa, 120 x 160cm, sơn dầu
Tư tưởng nghệ thuật của các tác giả trong triển lãm này cũng gợi ra cho
người xem những hình dung thú vị về sự vật lộn của chính người vẽ với
tư tưởng của chính mình, với khả năng thể hiện tư tưởng trên tranh của
chính mình. Hãy xem bức Trên nền cũ… của Triệu Tuấn Long (110 x
170cm, sơn dầu). Hình như tác giả không chú trọng vào khoái cảm
thẩm mỹ của bức tranh, nó không bắt mắt, hơi xộc xệch. Anh tả kỹ cái
nền nhà đầy những nét vẽ nghuệch ngoạc. Thêm một cái tên tranh rất
gợi nhờ vào dấu ba chấm. Nhưng làm thế nào để cho người xem thấy
được mối dây liên hệ giữa em bé đang ngủ say trong cũi với cái nền
nhà cũ kỹ này? Tôi thì cảm thấy hay là anh muốn chuyển tải thông điệp
về sự tiếp nối thế hệ trong cùng một không gian sống… Nghe ra cũng
có vẻ khiên cưỡng thế nào. Những chỉ dấu từ nội dung bức tranh và
tiêu đề của nó cho thấy tác giả kiên quyết bỏ qua thẩm mỹ thị giác và đi
tìm cách thể hiện tư tưởng nội tâm của mình. Và rõ ràng là chuyến đi
tìm chưa thành công.
Trên nền cũ…, Triệu Tuấn Long, 110 x 170cm, sơn dầu
8 hướng (gốm) của Trần Lệ An cũng phản ánh sự lúng túng, hay là bế
tắc của tác giả trong việc thể hiện một ý niệm về sự chia tách hay hội
tụ. Một tác phẩm khác mà tôi đoán là của cô, mặc dù nó không có biển
tên, do cùng nặn những con vật nhỏ xinh. Cô xếp chúng quanh một cái
đĩa trắng to, bên trong đĩa lại chỉ có một thú khác đang kiếm ăn. Tác
giả này còn nặn thêm một đàn voi đang xếp hàng ngay ngắn, con đi đầu
đang giương cao cái vòi, cả đoàn nhịp bước theo sau nhưng có một con
tụt lại khá xa (Theo bầy, đất nung).
8 hướng, Trần Lệ An
Theo bầy, Trần Lệ An
Trần Lệ An cũng chịu khó tìm hình thức khác cho cách trưng bày sáng
tác của mình, cô xếp những bức ký họa trong một kẹp nilon và bày trên
giá vẽ, người xem lật từng trang, từng trang nhưng là lật qua từng ngày
sống của nhân vật (tôi suy diễn vậy vì sáng tác này có tên tiếng Anh
nguyên văn “The day“, có thể là muốn nói về “những ngày”?).
“The day”
Đúng như tập thể tác giả này trình bày trong Lời tựa của triển lãm, in
trong một tờ giấy A4, dán đơn giản ở trên tấm kính trước phòng trưng
bày: “… muốn có sự giao lưu, học hỏi, trao đổi với mọi người; chia sẻ,
đóng góp những ý kiến, giúp ích ít nhiều cho những tìm tòi, khám phá
của chúng tôi“. Họ là cựu sinh viên khoa Sư phạm Mỹ thuật (Đại học
Mỹ thuật Việt Nam, niên khóa 2006 – 2010). Họ thật thà chia sẻ rằng:
“Vì những định hướng riêng trong cuộc sống nên sau khi ra trường,
vẫn có những người còn có theo đuôi nghiệp vẽ nhưng đ ...