Những nghiên cứu ở Việt Nam về sự biển đổi của kinh tế các nước Đông Nam Á thời thuộc địa trình bày nội dung về những ghi chép về tình hình kinh tế Đông Nam Á thời kì thuộc địa, những nghiên cứu về sự biến đổi của kinh tế các nước Đông Nam Á thời kì thuộc địa,... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nghiên cứu ở Việt Nam về sự biển đổi của kinh tế các nước Đông Nam Á thời thuộc địa NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VỀ SỰ BIỂN ĐỔI CỦA KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á THỜI THUỘC ĐỊA Văn Ngọc Thành(*) – Trần Anh Đức(**) Sự biến đổi về kinh tế các nước Đông Nam Á thời kì thuộc địa đã thuhút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới. Sự phát triểnmạnh mẽ của bộ môn Đông Nam Á học ở nước ta trong thời gian qua, nhấtlà từ thập niên 90 của thế kỷ XX lại nay, đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó cóvấn đề nhìn nhận, xem xét lại những thành tựu đã đạt được để tạo lập cơ sởcho việc hoạch định công tác nghiên cứu trong tương lai. Tuy nhiên, do hạnchế về tư liệu và do điều kiện lịch sử của thời kì cận - hiện đại mà nhữngnghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam chưa có được một cái nhìn toàn diện.Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bước đầu điểm lại một số công trình nghiêncứu ở Việt Nam về sự biến đổi của kinh tế Đông Nam Á thời kì thuộc địa,trên cơ sở đó đưa ra những suy nghĩ bước đầu của mình về nguồn tư liệu, tàiliệu cũng như về công tác nghiên cứu vấn đề này.1. Những ghi chép về tình hình kinh tế Đông Nam Á thời kì thuộc địa Sự biến đổi của xã hội Đông Nam Á thời thuộc địa nói chung và vềkinh tế nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới chú ý. Đầu tiênphải kể đến là những ghi chép, lưu trữ của các chính quyền thực dân màquan trọng nhất là hệ thống các văn bản, chính sách của chính quyền thuộcđịa. Các nước phương Tây hiện có rất nhiều tư liệu thuộc loại này. Hà Lancó kho lưu trữ về Indonesia, Pháp có kho lưu trữ về Đông Dương tại tỉnhAixen. Họ cũng có những tư liệu về Thái Lan ở Paris. Người Anh có nhữngtrung tâm tư liệu về Mianma, Malaysia, Sinhgapo, Brunay. Người Mĩ cũngcó một hệ thống tư liệu quý về Đông Nam Á, đặc biệt là về thời kì thuộc địacủa Philippin. Ở Nhật Bản, tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộcĐại học Kyôtô cũng có một hệ thống tư liệu quý về khu vực này. Hiện nay,ở Singapo và Malaysia đã xây dựng những trung tâm quốc gia lưu trữ tài(*) Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội.(**) Trường CĐSP Bà rịa – Vũng Tàu. 1liệu thời thuộc địa, trong đó nhiều tài liệu quý của thời kì này đã được tậphợp, phân loại và công bố. Ở Việt Nam, có hai trung tâm lưu trữ quốc gialưu giữ các loại tài liệu thời thuộc địa (I và II) ở Hà Nội và Thành phố HồChí Minh. Đây là những nguồn tài liệu quý giá bậc nhất. Qua đó, các nhànghiên cứu có thể thấy được sự thống trị của tư bản phương Tây ở ĐôngNam Á và sự biến đổi của nền kinh tế khu vực này trong thời kì thuộc địa. Do hạn chế về tài liệu nên trước hết chúng tôi xin đề cập đến những tưliệu của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Tại Trung tâm lưu trữQuốc gia I, các tài liệu của Pháp được lưu trữ, xếp hạng và phân loại theocác phông như phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, phông Phủ Thống sứbắc Kì, phông Sở Tài chính Đông Dương, phông Sở trước bạ, tài sản và temĐông Dương… Trong các phông hồ sơ đó, có rất nhiều tài liệu về các lĩnhvực như khai mỏ, đường sắt, vận tải bộ và đường không, bưu điện, thươngmại, kĩ nghệ, du lịch, lao động, khai thác thuộc địa, chế độ ruộng đất, nônglâm, giao thông đường thuỷ, tài chính, thuế gián thu, công chính… Ngoài ra,còn có một bộ phận các công báo và ấn phẩm pháp quy như Công báo ĐôngDương, Công báo Bắc Kì, Công báo Trung Kì… Đây cũng là một bộ phậntài liệu rất lớn, phản ánh khá đầy đủ hoạt động của chính quyền thuộc địaĐông Dương về chính trị, quân sự, dân sự, ngoại giao, kinh tế, thương mại,tài chính, văn hoá, giáo dục… Như vậy, những hồ sơ tài liệu về hoạt động của chính quyền thực dânở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX đã ghi nhận cácchính sách và hoạt động của chính quyền thuộc địa trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá. Đây là những tư liệu gốc có giá trị bậc nhất đốivới nhà nghiên cứu.2. Những nghiên cứu về sự biến đổi của kinh tế các nước Đông Nam Á thờikì thuộc địa Do điều kiện lịch sử của thời cận - hiện đại mà những nghiên cứu củacác nước Đông Nam Á về vấn đề trên chưa nhiều. Trong thời kì thuộc địa,mối liên hệ giữa các nước Đông Nam Á rất hạn chế nên chưa có nhữngnghiên cứu về nhau. Còn những nhà nghiên cứu phương Tây chủ yếu là họcgiả nước nào thì nghiên cứu về thuộc địa của mình mà chưa chú ý trên bìnhdiện toàn khu vực. Sang đến thời kì độc lập, do phát triển theo những con 2đường khác nhau và nhất là trong bối cảnh chiến tranh lạnh nên các nướcĐông Nam Á vẫn chưa thể có được mối quan hệ hữu nghị. Điều đó làm chocác công trình nghiên cứu giữa các nước Đông Nam Á với nhau rất sơ sài.Hầu hết, các nhà nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu chính sách thống trị củathực dân phương Tây với từng nước Đông Nam Á. Có thể nói, cho đến nayở Việt Nam chưa có một chuyên khảo nào đề cập đến sự biến đổi của kinh ...