Danh mục

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Phan Thiết 1

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 42.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

chùa núi tức Chùa Tà Cú xây dựng chính thức vào năm 1879 do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao 475m (hiện nay thuộc địa phận xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam). Trước kia ngôi chùa chỉ là một thảo am nhỏ bằng gỗ, tranh, nứa. Mãi sau này, từ ngôi chùa cổ ban đầu tách thêm một ngôi chùa ở bên dưới gần đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ngôi chùa nổi tiếng tại Phan Thiết 1 Những ngôi chùa nổi tiếngtại Phan Thiết - Bình ThuậnTrên địa bàn tỉnh Bình Thuận hàng trăm ngôi chùa được xây dựngtrong nhiều thế kỷ nay, trong đó có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng vềnghệ thuật kiến trúc kết hợp với thiên nhiên tươi đẹp tạo nên thắngcảnh. Có những ngội chùa gần biển, gần sông, có chùa nằm cheo leotrên đỉnh núi hoặc khuất trong rừng rậm hay ở tận đảo xa v.v...Nghệ thuật trang trí điêu khắc tại các chùa, nhất là ở các chùa cổ làmột trong những vốn văn hóa Phật giáo được lưu giữ qua nhiều thếhệ thể hiện trên những pho tượng, các mảng phù điêu đến các bài vị,hoành phi, câu đối đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Có thể thấymột bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa và danh lam thắngcảnh ở Bình Thuận là những ngôi chùa.1. CHÙA NÚItức Chùa Tà Cú xây dựng chính thức vào năm 1879 do nhà sư TrầnHữu Đức trụ trì, tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao 475m (hiện nay thuộcđịa phận xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam). Trước kia ngôi chùachỉ là một thảo am nhỏ bằng gỗ, tranh, nứa. Mãi sau này, từ ngôi chùacổ ban đầu tách thêm một ngôi chùa ở bên dưới gần đó. Để phân biệt,chùa trên có tên là Linh Sơn Trường Thọ, chùa dưới gọi là Linh SơnLong Đoàn và dân gian gọi chung là Chùa Núi.Năm 1872 nhà sư Trần Hữu Đức (1812 - 1887) pháp danh Thông âm,từ miền Trung vào, một mình vượt núi, xuyên rừng, lên đỉnh núi Tà Cútìm nơi an tịnh để tu hành. Mãi 7 năm sau, những người đi rừng mớiphát hiện ra hang đá nơi tu hành của nhà sư nên đã góp công dựng.Vừa tu hành vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân được 16 năm thìnhà sư viên tịch. Từ đó nhà chùa lấy ngày 5 tháng 10 hàng năm làmngày giỗ Tổ.Lúc còn sống, nhà sư là thầy thuốc giỏi. Tương truyền vào năm CanhThìn (1880), nhà sư đã cứu Hoàng thái hậu thoát khỏi căn bệnh hiểmnghèo bằng thuốc của mình. Vua Tự Đức đã ban sắc đặt tên chùa làLinh Sơn Trường Thọ” và suy tôn nhà sư Trần Hữu Đức là Đại lãoHòa thượng. Ngôi chùa dưới “Linh Sơn Long Đoàn được xây dựngvào cuốn thế kỷ XIX theo ý nguyện của nhà sư trước lúc viên tịch.Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng đã có tiếng là nơi thắngcảnh từ xưa. Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm tam cấp theo conđường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khítrong lành, hơi nước lạnh mát toát ra từ núi đá. Chùa Núi nổi tiếng nhờở phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng; mặt khác, bàn tay conngười qua nhiều thế hệ thay nhau bồi đấp nên những công trình kiếntrúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai. Đó là pho tượng khổng lồThích Ca nhập niết bàn nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng100m. Bằng tài nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệnhân đã tạo nên pho tượng hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.Tác phẩm do kỹ sư Trương Đình Ý chủ trì thực hiện vào năm 1962.Tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên tay phải,2 chân duỗi thẳng, mặt quay về hướng tây nam, lưng dựa vào váchnúi. Pho tượng dài 49m, cao 6m và nặng hàng trăm tấn. Với hàng chụcngàn kg vật liệu đúc tượng, hàng ngàn lượt người đã phải vượt 4 - 5km đường núi hiểm trở với thời gian dài vận chuyển đủ để tạo nêntác phẩm điêu khắc nghệ thuật này.Cách pho tượng chừng 50m là nhóm tam thể phật trong tư thế đứng:tượng A di đà, tượng Quan Âm bồ tát, tượng Đại thế chí. Cả 3 photượng có chiều cao khoảng 7m nét mặt hiền hòa đang nhìn bao quátthế gian.Hằng năm vào bất cứ thời điểm nào, nhất là dịp xuân sang, hàng vạnngười từ khấp nơi kéo đến chùa Núi viếng Phật, thưởng ngoạn cảnhnon nước thiên nhiên.Chùa Núi cùng với những cánh rừng bảo tồn thiên nhiên lân cận đãđược Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc giatheo Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.2. CỔ THẠCH TỰTục gọi là Chùa Hang được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 16(1835) do nhà sư Bửu Tạng sáng lập, tọa lạc trên vùng đồi núi đá lônhô sát biển ở độ cao 64m thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.Dưới chân đồi là biển Đông với nhiều ghềnh, đá núi, bãi cát, bãi đámàu tự nhiên kết hợp lại tạo thành nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếngở phía Bắc Bình Thuận.Vùng đồi núi Cổ Thạch có nhiều tảng đá lớn, chồng lên nhau chứađựng những vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, tạo nên nhiều hang động kỳvĩ huyền bí. Chùa Cổ Thạch gồm một quần thể các công trình kiếntrúc chính điện, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, nhà thiền... phần lớnđều được bài trí trong các hang đá tự nhiên.Việc chọn điểm lập am, dựng chùa của các vị thiền sư thật tuyệtdiệu. Chính diện là một hang đá rất lớn do hai tảng đá chụm đầu vàonhau tạo thành hình mái nhà. Theo truyền thuyết, thời gian đầu đếnđây, thiền sư Bửu Tạng đã tu luyện ở hang đá này.Nhà thờ Tổ khai lập Bửu Tạng cũng như nhiều nhà sư có nhiều côngđức cũng được dựng trong hang đá. Hang thờ phật Chuẩn Đề có photượng 18 tay và nhiều tượng cổ. Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượngPhật cổ với kích thước và niên đại khác nhau.Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hang động kết hợp với sự sáng tạo của conngười, chùa Hang còn lưu g ...

Tài liệu được xem nhiều: