Thông tin tài liệu:
Sự cân bằng - Deq Odile Không gian triển lãm trên tầng bảy sang trọng của cửa hàng Louis Vuitton tại đại lộ Champs-Elysees từng là nơi tổ chức nhiều triển lãm nhóm về chủ đề du lịch. Rất thích hợp với một nhãn hiệu cao cấp về túi xách và vali! Từ năm 2006, khu vực mua sắm đầy văn hóa của Mecca đã là nhà của các họa sĩ tiên phong đến từ Ấn Độ, Chi-lê và Nga. Nay Louis Vuitton lại đưa khách tham quan vào một tour mới: một triển lãm có tên Phối Cảnh của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những người đắt giá tại Louis Vuitton
Những người đắt giá tại Louis
Vuitton
Sự cân bằng - Deq Odile
Không gian triển lãm trên tầng bảy sang trọng của cửa hàng Louis
Vuitton tại đại lộ Champs-Elysees từng là nơi tổ chức nhiều triển lãm
nhóm về chủ đề du lịch. Rất thích hợp với một nhãn hiệu cao cấp về túi
xách và vali! Từ năm 2006, khu vực mua sắm đầy văn hóa của Mecca
đã là nhà của các họa sĩ tiên phong đến từ Ấn Độ, Chi-lê và Nga. Nay
Louis Vuitton lại đưa khách tham quan vào một tour mới: một triển lãm
có tên Phối Cảnh của hai nữ họa sĩ Pháp.
Odile Decq là một kiến trúc sư nổi tiếng vừa mới đây tham gia giám
sát dự án MACRO của Rome, một dự án trị giá 22 triệu euro (khoảng
28 triệu đô-la Mỹ). Bà xử lý khái niệm nghệ thuật phối cảnh bằng một
quan điểm thẳng thắn đến đáng ngạc nhiên. Là người bị những chân
trời ám ảnh, bà đã làm một sắp đặt bằng gương, từ ngoài sảnh mở ra
một quang cảnh mênh mang, tạo ra một sự ảo giác rằng ta bị rơi xuống
thật sâu.
Cú nhào lộn của nghệ sĩ xiếc - tác phẩm của Deq Odile
Trong một tác phẩm khác, Homéostasie, bà khám phá phối cảnh từ một
góc nhìn khác, nhấn mạnh sự tách biệt giữa vẻ ngoài với chất liệu thực
tế: bà dùng hai quả cầu thép – một lớn, một nhỏ – được giữ thăng bằng
ở hai đầu một thanh sắt.
Camille Henrot, 31 tuổi, được gallery Kamel Mennour giới thiệu, và
là một trong bốn người được đề cử giải Marcel Duchamp tại FIAC mùa
thu này, đã mang ý tưởng về phối cảnh vào lĩnh vực văn hóa xã hội, đặt
câu hỏi về mối liên hệ giữa các nền văn hóa. Tác phẩm Espèces
Menacées (Những chủng bị đe dọa) của cô gợi nhớ những biểu tượng
Châu Phi nhưng lại được làm từ ống tản nhiệt và cần gạt nước ô tô. Cô
cũng phủ những đồ vật thiết yếu của cuộc sống hiện đại bằng hắc in,
biến những thứ như điện thoại di động, máy quay phim và một chiếc
gương trở về hình dạng sơ khai, trông gần giống như những hóa thạch.
Objets Augmentés - Camille Henrot
Henrot tin nghệ thuật là dựa trên sự thay thế và những tổ hợp ngẫu
nhiên. Cô đã làm lại chùm đèn treo của nhà thờ Notre-Dame bằng vỏ
xe, làm một tổ vật Melanesian bằng cánh máy bay, và đặt những tượng
thánh nữ trong tư thế yoga. Giống một nhà khảo cổ học của thời kỳ
hiện tại đầy bí ẩn, cô xóa bỏ ý tưởng về cái gọi là “tôn ti trật tự” trong
văn hóa, tạo ra một thế bình đẳng và hằng định trong trao đổi (giá trị
văn hóa).