![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Những người uống trà
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 167.22 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có ba người bên trong căn phòng nhỏ ấy, căn phòng tập thể dành cho cán bộ độc thân, rộng không đến mười mét vuông. Cửa phòng đóng kín, để chỉ có họ với nhau, cùng những đồ dùng khiêm tốn. Một cái giường cá nhân bằng gỗ tạp đồ mộc. Một cái tủ nhỏ đựng quần áo cũng bằng gỗ tạp nhưng có đánh qua một lớp vec-ni mỏng. Một cái bàn viết nhỏ có hai ghế dựa, trên thành vắt hai chiếc áo khoác của khách. Hai cái kệ khá lớn đóng cao trên tường, ngổn ngang sách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những người uống trà Ngô Thị Kim Những người uống trà Cúc Có ba người bên trong căn phòng nhỏ ấy, căn phòng tập thể dành cho cán bộ độc thân, rộng không đến mười mét vuông. Cửa phòng đóng kín, để chỉ có họ với nhau, cùng những đồ dùng khiêm tốn. Một cái giường cá nhân bằng gỗ tạp đồ mộc. Một cái tủ nhỏđựng quần áo cũng bằng gỗ tạp nhưng có đánh qua một lớp vec-ni mỏng. Mộtcái bàn viết nhỏ có hai ghế dựa, trên thành vắt hai chiếc áo khoác của khách.Hai cái kệ khá lớn đóng cao trên tường, ngổn ngang sách lẫn báo, hình như lúcnào cũng vừa bị xáo lên chớ chưa từng được sắp xếp cho gọn lại.Họ thu cả chân lên chiếc giường đã được trải thêm một chăn bông cũ bọc vảixanh sậm, còn ở một đầu giường là chiếc chăn mới bọc vải hoa cuộn tròn lạidưới chiếc gối dài.Chủ nhà, ngồi ngoài cùng, thong thả rời khỏi chỗ bước đến cạnh chiếc ấm,chờ chừng một phút nữa rồi mới nhấc ấm lên, tắt lửa và xách ấm nước đếncạnh giường. Anh rót vào chiếc phích nhỏ để sẵn cạnh đấy, đậy ngay lại, trángmột lớp nước vào chiếc ấm đất nung, đổ ra chén rồi dùng chiếc thìa nhỏ múctừ một hộp thiếc cho vào ấm, rưới một số nước vừa đủ và đặt trả ấm nhôm lênrề-sô.Khi ước lượng thời gian đã đủ cho trà ngấm, chủ nhà bắt đầu rót nước ra chén,động tác nhanh và gọn khác hẳn trước, như sợ chậm thêm phút nào sẽ làm haophí làn hương ấm áp và thơm tho đang hối hả vươn lên từ lòng những chiếcchén con.Chủ nhà mở đầu bằng một giọng rất trầm, thứ giọng trầm nhưng không phảiđể nói to giữa đám đông mà chỉ để thì thầm nói những điều tâm sự sâu kín vớimột vài người.Lúc đó đã khoảng chín giờ một buổi sáng chủ nhật.Đôi khi người ta cứ tự trách mình vì những chuyện không đâu… mà thực racũng chẳng phải không đâu. Những điều như vậy vẫn thường chi phối conngười ta không kém gì những chuyện lớn lao khác.Tay anh bưng chén trà đưa lên, như định uống, lại ở lưng chừng như vừa chợtnhận ra trong làn khói trà ẻo lả một cái gì khác lạ.Trên gương mặt chữ điền của người đàn ông bốn mươi tuổi, đôi mắt tinh anhkhá đẹp kia bỗng trầm ngâm một nét buồn, giống như một nỗi đau không dứt.Anh đăm đăm nhìn hai người khách trước khi đặt chén xuống và nói tiếp,giọng nhỏ lại, vang lên một cách đều đặn và buồn bã trong làn không khí buốtgiá:- Đêm ấy tôi có việc phải về rất khuya, trời lại mưa lớn nên phải còng lưng cốđạp cho nhanh. Đến một quãng vắng bỗng nghe gọi: “Anh ơi, cho đi nhờ với!”Tôi hơi ngoảnh lại, thấy một người hối hả chạy từ hè phố ra, tay vẫy rối rít.Tôi chần chừ một tí, nghĩ không biết có phải thật người có việc muốn đi nhờkhông thì xe đã hơn một quãng xa, trời lại đang mưa, thế là tôi đạp thẳng, vìvừa lạnh lại vừa mệt. Việc chỉ có thế thôi nhưng về đến nhà rồi, rửa ráy lêngiường xong mãi tôi không ngủ được. Tôi cứ hình dung cái vẻ mừng rỡ sungsướng của người đó lúc chạy về phía tôi, rồi sau đó anh ta chậm hẳn bước lại,hoàn toàn hẫng hụt và ngạc nhiên thấy tôi bỏ đi luôn. Mà mưa thì tầm tã nhưtrút, và anh ta chẳng có áo xống gì, ướt như chuột lột. Tôi nghĩ: mình có phảilà một người ích kỷ tệ hại không. Sao không dừng lại thử xem, ngộ nhỡ đúnglà một người nhỡ đường muốn đi nhờ một đoạn để chóng được về nhà, thaybộ áo quần khô ráo. Thế mà mình nỡ thản nhiên từ chối một việc cỏn con nhưvậy… Và đầu tôi cứ lấn vấn mãi các ông ạ, cứ thấy ân hận khổ tâm thế nào ấy…Người khách già chăm chắm nhìn vào một điểm vô hình nào đó phía trướcmặt bằng cặp mắt to, hơi đục và đờ, dấu hiệu của sự suy nhược thị giác. Đôimắt đó thích hợp với những nếp nhăn sâu từ giữa má kéo xuôi về hai bên méptạo cho thần sắc ông một vẻ rầu rĩ lộ liễu, thích hợp cả với đôi vai xuôi, cáilưng nhỏ đã còng xuống vì mệt mỏi được che lấp bởi chiếc áo len rộng màunâu sẫm.Ông nói giọng rất rền và chậm, như thể mỗi âm thanh đều cần thời gian đểlắng lại và thoát ra:Có thể đặt trường hợp là sau khi suy nghĩ, ông không đi luôn mà quay trở lạithì sao nhỉ? Một là ông sẽ lai hộ người kia một quãng đường rồi quay về ngủyên và chẳng có dịp nào để kể lại chuyện này cả, vì nó bình thường quá đếnnỗi nói ra sẽ trở thành ngô nghê. Trường hợp thứ hai, người kia không phải kẻthực sự nhỡ đường, và thế là ông trở thành nạn nhân của một vụ trấn lột, vàkhi nghe chuyện, nhiều người sẽ kêu lên: “Sao ông ấy dại thế, sao lại quenthói tin người”… Và người ta sẽ trách ông, cười ông là khác, thay vì khenông, đúng không nào.- Vâng.Chủ nhà xác nhận, và cùng với cái gật đầu, anh bưng đĩa thuốc quấn lên mờihai người khách rồi bật diêm châm lửa cho họ, gài một điếu lên môi mình.Những đầu thuốc rực đỏ lên và những làn khói nồng bắt đầu vấn vít cùng vớikhói trà thơm.- Bởi vì đâu phải bao giờ người ta cũng có thể hiểu được người khác.Người khách trẻ lên tiếng. Làn da trắng xanh của anh nổi bật trên nền chiếc áolen cổ cao nền xanh đen và trên lớp da trắng đó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những người uống trà Ngô Thị Kim Những người uống trà Cúc Có ba người bên trong căn phòng nhỏ ấy, căn phòng tập thể dành cho cán bộ độc thân, rộng không đến mười mét vuông. Cửa phòng đóng kín, để chỉ có họ với nhau, cùng những đồ dùng khiêm tốn. Một cái giường cá nhân bằng gỗ tạp đồ mộc. Một cái tủ nhỏđựng quần áo cũng bằng gỗ tạp nhưng có đánh qua một lớp vec-ni mỏng. Mộtcái bàn viết nhỏ có hai ghế dựa, trên thành vắt hai chiếc áo khoác của khách.Hai cái kệ khá lớn đóng cao trên tường, ngổn ngang sách lẫn báo, hình như lúcnào cũng vừa bị xáo lên chớ chưa từng được sắp xếp cho gọn lại.Họ thu cả chân lên chiếc giường đã được trải thêm một chăn bông cũ bọc vảixanh sậm, còn ở một đầu giường là chiếc chăn mới bọc vải hoa cuộn tròn lạidưới chiếc gối dài.Chủ nhà, ngồi ngoài cùng, thong thả rời khỏi chỗ bước đến cạnh chiếc ấm,chờ chừng một phút nữa rồi mới nhấc ấm lên, tắt lửa và xách ấm nước đếncạnh giường. Anh rót vào chiếc phích nhỏ để sẵn cạnh đấy, đậy ngay lại, trángmột lớp nước vào chiếc ấm đất nung, đổ ra chén rồi dùng chiếc thìa nhỏ múctừ một hộp thiếc cho vào ấm, rưới một số nước vừa đủ và đặt trả ấm nhôm lênrề-sô.Khi ước lượng thời gian đã đủ cho trà ngấm, chủ nhà bắt đầu rót nước ra chén,động tác nhanh và gọn khác hẳn trước, như sợ chậm thêm phút nào sẽ làm haophí làn hương ấm áp và thơm tho đang hối hả vươn lên từ lòng những chiếcchén con.Chủ nhà mở đầu bằng một giọng rất trầm, thứ giọng trầm nhưng không phảiđể nói to giữa đám đông mà chỉ để thì thầm nói những điều tâm sự sâu kín vớimột vài người.Lúc đó đã khoảng chín giờ một buổi sáng chủ nhật.Đôi khi người ta cứ tự trách mình vì những chuyện không đâu… mà thực racũng chẳng phải không đâu. Những điều như vậy vẫn thường chi phối conngười ta không kém gì những chuyện lớn lao khác.Tay anh bưng chén trà đưa lên, như định uống, lại ở lưng chừng như vừa chợtnhận ra trong làn khói trà ẻo lả một cái gì khác lạ.Trên gương mặt chữ điền của người đàn ông bốn mươi tuổi, đôi mắt tinh anhkhá đẹp kia bỗng trầm ngâm một nét buồn, giống như một nỗi đau không dứt.Anh đăm đăm nhìn hai người khách trước khi đặt chén xuống và nói tiếp,giọng nhỏ lại, vang lên một cách đều đặn và buồn bã trong làn không khí buốtgiá:- Đêm ấy tôi có việc phải về rất khuya, trời lại mưa lớn nên phải còng lưng cốđạp cho nhanh. Đến một quãng vắng bỗng nghe gọi: “Anh ơi, cho đi nhờ với!”Tôi hơi ngoảnh lại, thấy một người hối hả chạy từ hè phố ra, tay vẫy rối rít.Tôi chần chừ một tí, nghĩ không biết có phải thật người có việc muốn đi nhờkhông thì xe đã hơn một quãng xa, trời lại đang mưa, thế là tôi đạp thẳng, vìvừa lạnh lại vừa mệt. Việc chỉ có thế thôi nhưng về đến nhà rồi, rửa ráy lêngiường xong mãi tôi không ngủ được. Tôi cứ hình dung cái vẻ mừng rỡ sungsướng của người đó lúc chạy về phía tôi, rồi sau đó anh ta chậm hẳn bước lại,hoàn toàn hẫng hụt và ngạc nhiên thấy tôi bỏ đi luôn. Mà mưa thì tầm tã nhưtrút, và anh ta chẳng có áo xống gì, ướt như chuột lột. Tôi nghĩ: mình có phảilà một người ích kỷ tệ hại không. Sao không dừng lại thử xem, ngộ nhỡ đúnglà một người nhỡ đường muốn đi nhờ một đoạn để chóng được về nhà, thaybộ áo quần khô ráo. Thế mà mình nỡ thản nhiên từ chối một việc cỏn con nhưvậy… Và đầu tôi cứ lấn vấn mãi các ông ạ, cứ thấy ân hận khổ tâm thế nào ấy…Người khách già chăm chắm nhìn vào một điểm vô hình nào đó phía trướcmặt bằng cặp mắt to, hơi đục và đờ, dấu hiệu của sự suy nhược thị giác. Đôimắt đó thích hợp với những nếp nhăn sâu từ giữa má kéo xuôi về hai bên méptạo cho thần sắc ông một vẻ rầu rĩ lộ liễu, thích hợp cả với đôi vai xuôi, cáilưng nhỏ đã còng xuống vì mệt mỏi được che lấp bởi chiếc áo len rộng màunâu sẫm.Ông nói giọng rất rền và chậm, như thể mỗi âm thanh đều cần thời gian đểlắng lại và thoát ra:Có thể đặt trường hợp là sau khi suy nghĩ, ông không đi luôn mà quay trở lạithì sao nhỉ? Một là ông sẽ lai hộ người kia một quãng đường rồi quay về ngủyên và chẳng có dịp nào để kể lại chuyện này cả, vì nó bình thường quá đếnnỗi nói ra sẽ trở thành ngô nghê. Trường hợp thứ hai, người kia không phải kẻthực sự nhỡ đường, và thế là ông trở thành nạn nhân của một vụ trấn lột, vàkhi nghe chuyện, nhiều người sẽ kêu lên: “Sao ông ấy dại thế, sao lại quenthói tin người”… Và người ta sẽ trách ông, cười ông là khác, thay vì khenông, đúng không nào.- Vâng.Chủ nhà xác nhận, và cùng với cái gật đầu, anh bưng đĩa thuốc quấn lên mờihai người khách rồi bật diêm châm lửa cho họ, gài một điếu lên môi mình.Những đầu thuốc rực đỏ lên và những làn khói nồng bắt đầu vấn vít cùng vớikhói trà thơm.- Bởi vì đâu phải bao giờ người ta cũng có thể hiểu được người khác.Người khách trẻ lên tiếng. Làn da trắng xanh của anh nổi bật trên nền chiếc áolen cổ cao nền xanh đen và trên lớp da trắng đó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Những người uống trà Ngô Thị Kim Cúc tiểu thuyết Việt Nam tác phẩm lãng mạn truyện ngắn lãng mạn truyện ngắn tình yêu truyện về cuộc sốngTài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 435 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 206 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 74 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 58 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 48 0 0 -
108 trang 39 0 0
-
112 trang 39 0 0
-
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 37 0 0 -
6 trang 37 0 0