Danh mục

Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.77 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân có vay vốn ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình”, nhằm đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến thu nhập của các hộ nông dân có sử dụng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đó có các giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân ở các vùng sinh thái khác nhau, lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN CÓ VỐN VAY Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH Nguyễn Việt Anh, Trần Thị Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Xuân Khoát Đại học Huế TÓM TẮT Qua kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân thông qua mô hình Cobb-Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho thấy: Các yếu tố đầu vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ nông dân. 1. Đặt vấn đề Quảng Trạch là một huyện lớn thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Diện tích khoảng 612 km2, dân số khoảng 199 ngàn người, mật độ trung bình là 325 người/km2. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Các nguồn lực được khai thác sử dụng và đã đạt những kết quả nhất định trong việc nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là huyện nông nghiệp, dân số ở nông thôn chiếm tỷ lệ còn cao so với các huyện khác, nguồn lực lao động và tiềm năng nông nghiệp còn dồi dào và chưa khai thác hết. Nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân có vay vốn ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình”, nhằm đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến thu nhập của các hộ nông dân có sử dụng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đó có các giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân ở các vùng sinh thái khác nhau, lĩnh vực sản xuất khác nhau. 2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp thống kê, phân tích hồi quy, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động của các nhân tố đến thu nhập hỗn hợp (TNHH) của các hộ nghiên cứu. Mô hình có dạng như sau: 5 Y  e  1 X 2 2 X 3 3 X 4 4 X 5 5 X 6 6 X 7 7 X 8 8 X 9 9 e  10 D 3   11 D 4   12 D 5   13 D 6   14 D1   15 D 2  u i trong đó: Y: Thu nhập X9: Thời hạn vay X2: Trình độ học vấn D1 : Bãi ngang X3: Tuổi D2 : Đồng bằng X4: Lao động nông lâm ngư D3 : Loại hình sản xuất X5: Lượng vốn vay D4 : Chăn nuôi X6: Chi phí đầu vào D5 : Thủy sản X7: Diện tích đất canh tác D6 : Ngành nghề khác X8: Lãi suất Chúng tôi tiến hành điều tra 180 hộ có sử dụng vốn vay của NHNN&PTNT ở 9 xã thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau: vùng núi, vùng bãi ngang và vùng đồng bằng ven biển. Mỗi vùng chọn 60 hộ. 3. Kết quả nghiên cứu Hàm hồi quy Cobb - Douglass cho phép chúng tôi xác định nhiều nhân tố (định lượng và định tính) như: lao động, diện tích, trình độ học vấn, tuổi, chi phí, lãi suất, thời hạn vay, lượng vốn vay, địa bàn sản xuất, loại hộ sản xuất, mục đích sử dụng vốn,... 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất hộ nông dân có vay vốn Số liệu được xử lý, tính toán ở bảng 1 cho biết: Hệ số xác định bội (R2= 0,813), nghĩa là 81,3% sự thay đổi của thu nhập là do các biến độc lập trong mô hình gây ra. Mặt khác giá trị thống kê F bằng 93,034 với độ tin cậy 99% (sai số rất nhỏ), chứng tỏ mô hình được xác định là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu, có ý nghĩa thực tiễn. Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất các hộ nông dân Chỉ tiêu Hệ số hồi quy (βj) Giá trị t (Constant) -1,788 -4,446 *** Logarit trình độ học vấn 0,238 2,678* Logarit tuổi 0,482 3,950*** Logarit lao động NLN 0,242 2,599*** Logarit lượng vốn vay 0,114 2,255** Logarit chi phí đầu vào 0,261 7,066*** 6 Logarit diện tích đất canh tác 0,112 2,962** Logarit lãi suất -0,397 -3,126** Logarit thời hạn vay 0,122 2,054** Số quan sát 180 Bậc tự do: df 8 Hệ số xác định bội (R2) Giá trị F 0,813 93,034*** Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS. Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%. Nhìn chung, các hệ số hồi quy trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy từ 90% đến 99%). Hệ số hồi quy biến số trình độ học vấn của các hộ nông dân có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%, nghĩa là trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập các hộ nông dân có sử dụng vốn vay. Khi các yếu tố đầu vào không đổi, nếu trình độ văn hóa tăng 1% thì thu nhập của các hộ sẽ tăng 0,238%. Hệ số hồi quy của biến tuổi có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%, biến tuổi ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ nông dân và ảnh hưởng theo chiều thuận. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng 1% độ tuổi của lao động thì làm thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,482%. Điều này rất hợp lý trong thực tiễn, các ngành sản xuất trong lĩnh vực nông thôn dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu nên tuổi tác ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất. Hệ số hồi quy biến lao động cũng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% tức là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng 1% số lao động vào lĩnh vực này thì làm tăng 0,242% thu nhập hỗn hợp. Tương tự chi phí đầu vào cũng ảnh hưởng theo chiều thuận với thu nhập, nếu ta tăng 1% các yếu tố đầu vào thì sẽ làm tăng 0,261% thu nhập. Ngoài ra, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ với độ tin cậy 95% là lượng vốn vay, diện tích đất canh tác, lãi suất và thời hạn vay. Tuy nhiên, biến lãi suất cho vay lại tác động ngược chiều với thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân, lãi suất càng tăng trong khi các yếu tố khác không đổi làm cho thu nhập giảm xuống. Lãi suất tăng, tăng chi phí sản xuất làm giảm GO, từ đó làm giảm TNHH. Qua kết quả của bảng hồi quy các yếu tố đến TNHH của các hộ nông dân, nhân tố vốn vay là nhân tố nghiên cứu chính trong tập dữ liệu đưa ra, qua mô hình trên có rất nhiều yếu tố tác động tích cực đến thu nhập của các hộ nông dân với mức ý nghĩa rất cao. Trong đó, nhân tố lượng vốn vay là một trong những nhân tố tác động tích cực đến TNHH. 7 3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất hộ nông dân sử dụng vốn vay có tính đến địa bàn sản xuất (vùng sinh thái) Các hộ nghiên cứu đượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: