Bài viết Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay của thạc sĩ Đặng Tú Lan trình bày về tài nguyên đất đai, máy móc - thiết bị, dân số và vấn đề tỷ lệ tăng dân số, thị trường hàng hóa sức lao động, chính sách giải quyết việc làm của Đảng và nhà nước - chính là những yếu tố có những tác động mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ThS Đặng Tú Lan Tạp chí Lý luận chính trị, 12 - 2002 1. Tài nguyên đất đai Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất, có vai trò đặc biệt không chỉ đối với nông nghiệp, mà còn đối với công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp... Nước ta có diện tích hơn 330.000 km2, đứng thứ 58 trên thế giới; diện tích bình quân đầu người là 0,45ha, đứng thứ 159 trong số gần 200 nước trên thế giới. Hiện cả nước có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, bình quân 0,68 ha/hộ nông nghiệp, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng bình quân một lao động nông nghiệp chỉ có 600 m2. Nhu cầu lao động ở nông thôn cho nông nghiệp tối đa chỉ 19 triệu người. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, sẽ dư thừa tương đối lao động rất lớn, khoảng 10 triệu người (1). Trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhất là ở những vùng nông thôn ven đô thị lớn, thị xã, thị trấn, hai bên trục đường giao thông... Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh, lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên. Tình hình trên dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới và do đó thời gian sử dụng ngày công nông nghiệp rất thấp. Theo tài liệu điều tra, chỉ có 18% lao động nông nghiệp làm 210 ngày/năm, còn lại làm dưới 200 ngày/năm, trong đó 21% chỉ làm việc 90 ngày/năm (mỗi ngày làm bình quân từ 4-5 giờ). Theo tính toán, nếu căn cứ vào quỹ đất và làm thuần nông, lao động nông thôn dư thừa ít nhất 30%, tương đương 8-9 triệu người(2). Hiện nay, nước ta có khoảng 3 triệu ha đất nông nghiệp có khả năng khai thác, 9 triệu ha rừng và đất trống, đồi trọc, 90 vạn ha mặt nước, ao, hồ và hàng vạn ha đất ven biển. Nếu có chính sách tốt, diện tích này sẽ giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp hiện còn nhiều lãng phí. Theo quy hoạch đất dành cho các nông, lâm trường quốc doanh lên tới 1,2 triệu ha, nhưng trên thực tế mới sử dụng khoảng 40%, trong khi đó dân lại thiếu đất để canh tác. Vì vậy, việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới là hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, trước hết là vùng đồng bằng sông Hồng - nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, khoảng 800 người/ km2. 2. Máy móc, thiết bị CNH, HĐH ở nước ta hiện nay được coi là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục tiêu: Đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. CNH, HĐH là quá trình đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất, nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao bằng phương pháp sản xuất công nghiệp, đồng thời chú trọng, phát triển các ngành công nghệ cao. Đó là những công nghệ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ gia công chính xác trong chế tạo máy, tự động hóa, năng lượng mới. Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại nhiều cơ hội để con người phát huy khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy, việc phổ biến các phương tiện tự động hóa sẽ làm cho những nước có sức lao động rẻ và dư thừa bị mất dần ưu thế. Xu hướng hiện nay là tăng lao động khoa học kỹ thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp. Như vậy, trong xã hội hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các quốc gia không lường trước được hiện tượng này của sự phát triển khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nguồn nhân lực. Hiện nay, ngay cả nước Mỹ vẫn còn thừa khoảng 10 triệu chỗ làm việc và hơn 2 triệu người thất nghiệp toàn phần nhưng không thể bố trí được việc làm vì không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật"(3). Vì vậy, khi phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn xảy ra xu hướng gia tăng thất nghiệp của đội ngũ công nhân không lành nghề. Ngay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài, sử dụng công nghệ tiên tiến cũng không tuyển dụng đủ lao động vì tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp. Thực tế cho thấy, trang bị máy móc, thiết bị càng hiện đại thì nguy cơ thất nghiệp càng cao. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung là giải pháp cơ bản để hạn chế thất nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cần có những biện pháp nhằm tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm quốc gia thông qua nhiều hoạt động: đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội... 3. Dân số và vấn đề tỷ lệ tăng dân số Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội đáng phấn khởi. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong những năm trước đây quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Trong thời kỳ 19761980, tỷ lệ tăng nguồn lao động bình quân hằng năm là 3,25%, nhưng tỷ lệ tăng việc làm chỉ là 2,8%. Con số tương ứng của thời kỳ 1981-1985 là 2,87% và 2,67%; còn của thời kỳ 1986-1990 là 3,06% và 2,54%. Trong giai đoạn 19911996 chúng ta đã giải quyết được trên 6 triệu việc làm. Năm 1997 giải quyết được 1,2 triệu và năm 1998 là 1,4 triệu(4). Tuy nhiên, trên thực tế, số người bước vào độ tuổi lao động hằng năm vẫn lớn hơn nhiều so với chỗ làm việc có thể tạo ra, đó là một sức ép lớn. Ngoài ra, còn phải kể đến sức ép của số lao động bị mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế, của sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế nước ta. Chỉ tính riêng trong kh ...