Danh mục

Những phương pháp mới điều trị bệnh loãng xương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.88 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Loãng xương là tình trạng mất xương liên quan đến tuổi và là một trong những nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở người lớn tuổi. Một vài nguyên nhân cơ bản khác dẫn đến loãng xương như chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít vận động,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những phương pháp mới điều trị bệnh loãng xương Những phương pháp mới điều trị bệnh loãng xương (Calcik2)-Loãng xương là tình trạng mất xương liên quan đến tuổi và là một trong những nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở người lớn tuổi. Một vài nguyên nhân cơ bản khác dẫn đến loãng xương như chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít vận động, hút thuốc lá và một số do nguyên nhân di truyền. Mọi người thường không nhận ra triệu chứng của bệnh cho đến khi xương bị gãy. Do đó, bệnh loãng xương không được chẩn đoán và điều trị sớm. Tháng 4 năm 2012, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Sheffield (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa những gen đặc biệt với tỉ lệ mất xương theo tuổi. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ở nữ giới có một gen bị lỗi thì có khối lượng xương thấp hơn và mất đi gần 10 lần xương so với nữ giới không bị lỗi gen. Gen bị lỗi này ảnh hưởng đến một thụ thể P2X7, thụ thể liên quan đến việc tạo năng lượng phân tử ATP. Tế bào xương giải phóng lượng ATP khác nhau tùy theo áp lực mà tế bào xương phải chịu. Điều này giải thích vì sao vận động là rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương. Vận động đối với phòng bệnh loãng xương “Có rất nhiều bằng chứng thuyết phục chứng tỏ rằng vận động là tốt cho xương. Bạn hãy nhìn vào xương cánh tay của một người chơi tennis, việc vận động đã giúp xương trở nên to hơn và khỏe hơn. Nhưng chúng ta không nhất thiết phải trở thành những người chơi thể thao chuyên nghiệp để giúp cho xương to và khỏe. Chúng ta chỉ cần dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày cho các bài tập hoặc hoạt động chịu sức nặng, bao gồm những hoạt động như đi bộ nhanh, chạy, nhảy, đánh gofl, chơi tennis hay bóng rổ” – tiến sĩ Alison Gartland, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, đi xe đạp hay bơi lội là tốt cho tim và duy trì sự linh hoạt nhưng không thực sự giúp cho xương chắc khỏe. Xương trở nên khỏe hơn khi bạn nhấc hoặc mang đồ vật – đó là những hoạt động miễn phí hằng ngày như xách đồ khi đi shopping, làm vườn và làm việc nhà.. Phương pháp điều trị bệnh loãng xương trong tương lai Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện mới có thể giúp xác định nguy cơ mắc các bệnh về xương ở nữ giới như bệnh loãng xương và từ đó có thể áp dụng phương pháp mới để điều trị căn bệnh này. Tiến sĩ Gartland nói rằng: Đã có thuốc ức chế thụ thể P2Y13 trên tế bào trong phòng thí nghiệm và thuốc cho một vài thụ thể khác đối với ATP đang được thử nghiệm lâm sàng và sử dụng trong những điều kiện khác. Chỉ trong chừng 5 tới 10 năm tới, những phát hiện mới này sẽ được áp dụng trong việc điều trị bệnh loãng xương. Bạch truật - vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương Bệnh loãng xương gặp ở cả hai giới, nữ nhiều hơn nam, chủ yếu ở thời kỳ tiền mãn kinh. Bạch truật là vị thuốc hỗ trợ loãng xương thể thận dương hư. Theo y học cổ truyền, “thận chủ cốt”, tỳ vị là nguồn cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể. Do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động, do tuổi tác, tỳ vị bị tổn hại, tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể. Thể thận dương hư: Người bệnh có biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng... Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng một trong các bài thuốc: Bài 1: ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế chi 6g, thiên niên kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bài 2: bạch truật (sao vàng hạ thổ) 12g, đỗ trọng 10g, cỏ xước 16g, cây lá lốt 12g, nam tục đoạn 16g, hy thiêm 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, ba kích 16g, khởi tử 12g, cao lương khương 10g, quế chi 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Thể thận âm suy tổn: Người bệnh thấy mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi. Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng một trong các bài thuốc: Bài 1: hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bài 2: hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đương quy 12g, khởi tử 12g, tang thầm 12g, khiếm thực 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, đại táo 10g, hoàng bá 12g, mẫu lệ (chế) 16g, ngân hoa 10g, cỏ mực 16g, quy bản (sao) 12g, tang diệp 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Mỗi lần uống thuốc pha thêm vào 20ml mật ong. Thể tỳ hư: Người bệnh gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Bài thuốc: bạch truật ...

Tài liệu được xem nhiều: