Danh mục

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TUỒNG TRUYỀN THỐNG

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 43.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơn nửa thế kỷ, với lịch sử chỉ là chặng đường ngắn, song bằng ấy thời gian mà nghệ thuật tuồng đã đạt được những thành tích như hiện nay thì thật là đáng kể. Tuồng không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà còn là một di sản văn hoá quý báu luôn được coi trọng, được tạo mọi điều kiện để giữ gìn và phát triển. Nghệ thuật tuồng đã mạnh dạn từng bước loại trừ bảo thủ, gạn lọc tinh hoa, không ngừng nâng cao về mọi mặt để cùng hoà nhập, góp phần vào công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TUỒNG TRUYỀN THỐNG NHỮNG SUY NGHĨ VỀ TUỒNG TRUYỀN THỐNG Hơn nửa thế kỷ, với lịch sử chỉ là chặng đường ngắn, song bằng ấy thời gian mà nghệ thuật tuồng đã đạt được những thành tích như hiện nay thì thật là đáng kể. Tuồng không chỉ là một bộ môn nghệ thuật mà còn là một di sản văn hoá quý báu luôn được coi trọng, được tạo mọi điều kiện để giữ gìn và phát triển. Nghệ thuật tuồng đã mạnh dạn từng bước loại trừ bảo thủ, gạn lọc tinh hoa, không ngừng nâng cao về mọi mặt để cùng hoà nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. 1. Nghệ thuật tuồng cung đình - một kho báu Chúng ta thử ngoảnh nhìn về quá khứ để thẩm định đúng về nghệ thuật tuồng truyền thống cung đình. Điểm nổi bật của tuồng cung đình là một loại tuồng cổ, mẫu, luôn gắn với chủ đề quân quốc, đề cao việc giữ nước, sự mất còn của xã tắc giang sơn, tôn vinh trung nghĩa, ngợi ca bảo vệ nền tảng đạo lý kỷ cương của xã hội phong kiến Quân xử thân tử, thần bất tử bất trung, thờ vua là thờ nước, thờ nước chính là thương dân, vua còn nước còn, nước còn dân yên, vua mất là nước mất, nước mất là dân suy. Cũng chính vì vậy mà ở tuồng cung đình tuyệt nhiên không có những vở nói về cuộc sống dân gian (tuồng đồ). Các nhân vật chính diện của tuồng cung đình, không chỉ biểu hiện cái đạo trung quân, vua và nước không thể là hai, trung với vua là ngay với nước, mà nhân vật trung tâm của tuồng cổ còn luôn giáo dục cho người xem một đạo lý lớn nhất đó là lòng yêu nước, xả thân vì nghĩa. Nghĩa nước non, chúa tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bè bạn trong hầu hết các vở tuồng đều được thể hiện bằng những hành động cứu nước, gác cái riêng để vì cái chung, phất cao cờ đại nghĩa. Đó chính là cái nghĩa mà ở sân khấu tuồng cung đình luôn luôn thăng hoa bằng những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời nhất. Nghệ thuật tuồng cổ nói chung, cung đình nói riêng là tuồng thầy, mẫu mực, được xây dựng với mục đích cao đẹp như vậy đã và đang mãi mãi được ngành tuồng, trước cũng như nay bảo tồn phát triển. 2. Về việc bảo tồn phát triển nghệ thuật tuồng Hôm nay chúng ta bảo tồn, kế thừa, phát triển những tài sản văn hoá của dân tộc cũng là thực hiện điều nghĩa : nghĩa với nước non. Để góp phần củng cố, thiết lập, ca ngợi nền tảng đạo lý của dân tộc, chúng ta phải luôn ý thức xây đắp cho nghệ thuật tuồng ngày một phát triển với sức sống trường tồn. Có lẽ phải dũng cảm nhìn vào hiện thực, xuyên suốt từ Bắc chí Nam hiện nay tuồng chỉ có 7 đơn vị chuyên nghiệp, quá ít so với một đất nước trên 80 triệu dân. Hơn nữa, lượng đã ít mà chất cũng chẳng cao. 7 đơn vị chia vùng cát cứ mỗi mảng mỗi bè, ở đâu cũng tự cho mình là tài là giỏi, là cội nguồn, là gốc gác. Tình trạng bế quan làm cho nghệ thuật tuồng ngày một xuống cấp, khiến diễn viên hát chẳng tới bờ, tới góc, múa chẳng thượng hạ, tả hữu, trong ngoài, dưới trên. Kể từ sau năm 1975, ngày đất nước thống nhất tuồng lại bị chia năm xẻ bảy rồi được đặt những cái tên tựa như nó thuộc quyền sở hữu riêng : tuồng Bình Định, tuồng Quảng Nam, tuồng Bắc, tuồng Huế, tuồng Phú Khánh, tuồng Thanh Hoá, tuồng Sài Gòn.... Một nước Việt Nam mà lắm thứ tuồng vậy sao ? Không ! Tên như vậy chỉ là theo địa danh mà thôi. Theo tôi cái tên đặt lập lờ ấy quả là rất nguy, nó tạo kẽ hở cho những ai mang nặng tư tưởng bảo thủ ích kỷ, hẹp hòi làm cho nghệ thuật tuồng phát triển lệch lạc, mất mát, yếu đi. Ta cứ để vậy sao, hay ta cương quyết không thể cho phép một số ít người cứ mãi vin vào cái gọi là phát triển văn hoá vùng, rồi để tuồng hát tự do, theo tiếng địa phương mỗi miền. Ví dụ : tai bắt tai mà dấp da dấp dảy; thời xáng chong xao chẳng thấy vui. Tôi nghĩ, trăm hoa đua nở là khái niệm chung cho ngành văn hoá nghệ thuật chứ không phải nặng cho nghệ thuật tuồng. Tuồng nếu có nhiều chỉ là nhiều vườn hoa, song chỉ một giống hoa mà thôi. Có thể vườn này hoa tốt, vườn kia hoa chưa tất, đây đậm sắc tươi màu, mà kia thì kém màu thua sắc. Đúng! Có thể là vậy bởi nó còn phụ thuộc vào từng mảnh đất và cả cách chăm bón vun trồng nữa. Tuồng cũng thế, theo tôi chỉ là một, phần khác nhau chỉ là tiểu tiết, còn hay dở là ở nghệ sĩ diễn viên, một là thầy dở thì trò dở, hai là học nghề còn sơ sài chưa chín; ba là sự nuôi dưỡng đầu tư còn thiếu sự quan tâm bốn là lao động sáng tạo nghệ thuật trên mảnh đất chưa hợp với lối sống tình cảm của dân chính vùng đó. Ta thấy : tuồng ở Bình Định, sống trên mảnh đất võ thuật quả là phù hợp, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới nghệ thuật. Bởi vậy khi nghệ sĩ tuồng Bình Định biểu diễn thì thấy rất rõ trong hát, múa và diễn chất võ thuật hừng hực sôi nổi còn tuồng ở Quảng Nam Đà Nẵng, một đơn vị sinh hoạt lao động nghệ thuật trên vùng đất các chí sĩ, cho nên khi diễn dù là vở tuồng chiến đi nữa thì cũng không thể nào làm mất đi cái tính trữ tình. Bây giờ ta lại xem xét nghệ thuật này ở một đơn vị tại Thủ đô, đó là nhà hát Tuồng Trung ương. Tuồng ở đất Bắc, nơi mà nó chịu mọi sự giao lưu trên diện rộng, lại sống trên vùng đất châu thổ sông Hồng, do vậy ngoài Bắc diễn tuồng ta thấy dễ c ...

Tài liệu được xem nhiều: