Danh mục

Những Tấm Gương Xưa - Chữ Trung - Trung là gì

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chữ Trung Trung là gì ? Sách Trung Dung giảng rằng: - Lấy điều mong ở con mà thờ cha, lấy điều mong ở tôi mà thờ vua, lấy điều mong ở em mà thờ anh ( Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, sở cầu hồ thần dĩ sự quân, sở cầu hồ ấu dĩ sự trưởng). Sách Luận Ngữ nói rằng: - Mình muốn đứng vững thì làm cho người đứng vững như mình, mình muốn thông suốt thì làm cho người thông suốt như mình (Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạc nhi đạt nhân). Như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Tấm Gương Xưa - Chữ Trung - Trung là gì Chữ Trung Trung là gì ? Sách Trung Dung giảng rằng: - Lấy điều mong ở con mà thờ cha, lấy điều mong ở tôi mà thờ vua, lấy điều mong ở em mà thờ anh ( Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, sở cầu hồ thần dĩ sự quân, sở cầu hồ ấu dĩ sự trưởng). Sách Luận Ngữ nói rằng: - Mình muốn đứng vững thì làm cho người đứng vững như mình, mình muốn thông suốt thì làm cho người thông suốt như mình (Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạc nhi đạt nhân). Như thế là Trung. Nói tóm lại: Lấy điều mình muốn kẻ khác làm cho mình, đem làm cho người, đó là Trung. Nói một cách vắn tắc hơn, thì Trung là hết lòng mình đối với người (Tận kỷ chi vị Trung). Ý nghĩa của chữ Trung rộng rãi như thế. Nhưng sau khi chế độ phong kiến có qui định chặt chẽ rồi thì chữ Trung bị thu hẹp trong vòng vua tôi. Và vì vua tượng trưng cho Nước, nên trung với vua tức là Yêu nước vậy. (Trung quân ái Quốc). Vì có quan niệm như thế, nên đã nhiều người vì vua mà hy sinh quyền lợi riêng, hy sinh tánh mạng, không chút tiếc. Tận trung để báo quốc. Như Thạch Thác đã giết con vì trung với chúa. Thạch Thác làm tôi nước Vệ. Vệ Hoàn Công tánh nhu nhược. Thạch Thác liệu không thể giúp nên việc lớn được, bèn từ chức lui về vườn. Vệ Hoàn Công có một người em khác mẹ tên là Chu Hu, tánh rất hung bạo. Thạch Thác cũng có đứa con tên là Thạch Hậu tinh thông võ nghệ và thường giao du với Chu Hu. Khi Thạch Thác còn tại triều, Chu Hu và Thạch Hậu sợ uy, không dám nghĩ chuyện quấy. Sau khi Thạch Thác cáo quan, chúng không còn kiêng nể ai nữa, bèn mưu việc soán ngôi. Kế đó vua Bình Vương nhà Châu băng hà, Vệ Hoàn Công sắm sửa đi điếu tang. Thạch Hậu bàn cùng Chu Hu: - Ngày mai công tử bày tiệc tiễn hành. Tôi cho quân sĩ phục ở phòng tiệc. Lúc đương ăn uống, công tử hạ sát nhà vua. Triều thần có ai kháng cự, tôi sẽ ra tay. Chu Hu theo lời và giết được Hoàn Công. Cung quán đã bị Thạch Hậu bao vây, triều thần không ai dám trái lệnh. Chu Hu lên ngôi nước Vệ, phong Thạch Hậu làm Thượng Đại Phu. Em ruột Hoàn Công là công tử Tấn trốn sang nước Hình. Chu Hu cướp ngôi anh, lòng nhân không phục. Để ra oai, Chu Hu cử binh đánh Trịnh. Tuy thắng trận, vẫn không chinh phục được lòng dân. Thạch Hậu bè nói cùng Chu Hu: - Muốn cho dân phục mình phải bắt những kẻ dân phục về làm phò tá. Trước kia cha tôi làm thượng khanh, ai cũng mến đức. Nay xin Chúa Công triệu cha tôi vào dự quốc chánh, thì ngôi báo ắt vững. Chu Hu nghe lời, cho người mang vàng bạc đến rước. Thạch Thác giả đau, từ chối. Thạch Hậu vâng lệnh Chu Hu về triệu một lần nữa. Thạch Thách hỏi: - Triệu ta làm gì ? Thạch Hậu tỏ nỗi lòng kính trọng của Chu Hu rồi nói: - Vì lòng dân trong nước chưa phục, Chúa Công sợ ngôi báu không vững nên muốn nhờ phụ thân chỉ giáo. Thạch Thác đáp: - Mỗi chu hầu lên ngôi phải có mạng vua nhà Châu mới chánh đáng. Nay Tân quân muốn mọi người tùng phục thì phải vào chầu vua nhà Châu, Khi nhà Châu chấp thuận, ban áo mão, thì ai còn dám không vâng mạng. Thạch Hậu nói: - Lời phụ thân nói rất phải. Song vô cớ vào chầu có bị nghi ngờ chăng? - Việc đó không khó. Trần Hầu là người được vua nhà Châu yêu chuộng. Vừa rồi lại đem quân giúp Vệ đánh Trịnh. Tân quân cứ sang Trần, nhờ Trần Hầu vào tâu trước với vua Châu, rồi Tân quân sẽ đến triều kiến sau, thì việc ắt thành tựu. Thạch Hầu về thưa lại cùng Chu Hu. Chu Hu cả mừng, vội sắm sửa lễ vật cùng Thạch Hầu sang Trần. Thạch Thác với quan Đại Phu nước Trần là Tử Hàm vốn là bạn thân. Để trừ bọn loạn tặc, Thạch Thác cắt máu viết bức huyết thư kể tội Chu Hu và Thạch Hậu, sai người tâm phúc đem sang nhờ Tử Hàm dân lên Trần Hầu, xin bát trị tội để làm gương. Trần Hầu xem thư, hỏi Tử Hàm. Tử Hàm thưa: - Kẻ phản loạn của nước Vệ chẳng khác kẻ phản loạn của nước Trần, không thể dung được. Chu Hu và Thạch Hậu đến. Trần Hầu lập kế bắt đem giam Chu Hu nơi Bộc Ấp, Thạch Hầu nơi Trần Đô, rồi sai người sang Vệ báo tin cùng Thạch Thác. Thạch Thác từ ngày cáo lão không hề đi đâu nửa bước. Khi được tin nước Trần, vội vã vào triều thương nghị. Các quan đề nói: - Đó là việc lớn của quốc gia, chúng tôi một lòng trông cậy vào ý kiến của Ngài vậy. Thạch Thác nói: - Hai đứa phản loạn này không thể dung thứ được. Tội đáng chém đầu. Vậy có ai vì nước cáng đáng việc ấy? Quan Thái Tể Xủ bước ra thưa: - Loạn thần tặc tử, nhân nhân đắc nhi tru chi. Xin giao việc ấy cho tôi. Các quan đồng thanh nói: - Việc ấy mà giao cho Thái Tể là phải lắm. Nhưng xét ra Chu Hu mới là chánh phạm, còn Thạch Hậu chỉ là kẻ a tòng, tưởng nên châm chế. Thạch Thách nghe nói nổi giận hét: - Chu Hu làm loạn chính là nơi con tôi mà ra. Nay các quan nghị như thế là nghi tôi có tình riêng với nó hay sao ? Thôi, tôi phải thân hành đến chém đứa loạn thần ấy thì mới dám nhìn đến Lăng miếu của tiền nhân tôi. Nhụ Dương Kiên liền bước ra thưa: - Xin lão quan bớt giận. Để tôi đi thay lão quan. Thạch Thác bèn sai Thái Tể Xú sang Bộc Ấp chém Chu Hu và Nhụ Dương Kiên qua Trần Đô chém Thạch Hậu, rồi sai người sắm xa giá đến nước Hình rước ...

Tài liệu được xem nhiều: