Danh mục

Những Tấm Gương Xưa - Lời Nói

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.71 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời NóiTrời sanh hai lỗ tai để nghe, hai con mắt để nhìn, hai lỗ mũi để thở, thế mà chỉ sanh có một lỗ miệng, lại bắt kiêm nhiệm đến hai chức vụ là ăn và nói . Do đó, Xưa kia có một anh chàng thường chê hoá công không công , mà cũng không tuyệt xảo . Một hôm anh chàng mua được một xâu nem chua đem về nhà, rồi xách chai đi mua rượu, định sẽ rủ vài ba ông bạn để đánh chén mua vui. Nhưng khi mua rượu về thì không thấy xâu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những Tấm Gương Xưa - Lời Nói Lời NóiTrời sanh hai lỗ tai để nghe, hai con mắt để nhìn, hai lỗ mũi để thở, thế mà chỉsanh có một lỗ miệng, lại bắt kiêm nhiệm đến hai chức vụ là ăn và nói .Do đó, Xưa kia có một anh chàng thường chê hoá công không công , mà cũngkhông tuyệt xảo . Một hôm anh chàng mua được một xâu nem chua đem về nhà,rồi xách chai đi mua rượu, định sẽ rủ vài ba ông bạn để đánh chén mua vui. Nhưngkhi mua rượu về thì không thấy xâu nem bèn hỏi chị vợ. Vợ Đáp:- Nem mới chua, ngon quá, nên vui miệng em ăn hết rồi.Nói đoạn kéo chồng ra chỉ đống lá. Anh chàng tức mình nện vợ một tát. Chị vợliền nổi tam bành lên .... Mà người đàn bà khi nổi tam bành lên thì, chao ôi, tất cảnhững giông tố ở trong lòng đều tuôn ra nơi cửa miệng. Anh chàng hãi hùng trốnmất, Sau đó anh ta giác ngộ rằng:- Đấng tạo hoá thật là chí công chí minh. Chỉ có một lỗ miệng mà ăn đến thế ấy,nói như thế ấy, huống hồ cơ quan ăn, cơ quan nói mà cũng sanh cả cặp như cơquan thấy, nghe, ngửi thì ai chịu nổi, ai sống nổi với chúng.Lời nói của anh chàng kia thật chí lý thay !Cho nên từ xưa đến nay ai cũng sợ lỗ miệng. Nói sợ lỗ miệng thì không đúng lắm.Phải nói là ai cũng sợ khả năng chuyên môn của cơ quan ấy, nghĩa là sợ việc ănvà việc nói, tức là sự đưa vô, đưa ra của lỗ miệng.Hai việc đều đáng sợ, nhưng sự đưa vô, tức là ăn không dễ sợ bằng sự đưa ra, tứclà nói. Bởi vì có đói mới ăn được và có thức ăn mới có thể ăn. Không đói, khôngthức ăn, thì dù có tham ăn cho mấy cũng không ăn được. Đến việc nói, thì khôngnói có, có nói không, muốn hại ai thì đặt đủ điều để vu cáo, muốn bưng bợ ai thìhòn chì cũng chuốt ngót cho thành bạc trắng đồng đen. Cụ Nguyễn Công Trứ cócâu:Lúc ghét dệt thêu ngay hoá vẹo,Khi thương tô điểm méo nên tròn.Thật là dễ sợ !Vì sợ lời nói làm hại cho bản thân, làm hại cho kẻ khác, nên cố nhân rất thận trọnglời nói. Để giới ngôn, người nước Lỗ đúc một pho tượng bằng đồng cao gần mộttrượng, lỗ miệng khoá ba ống khóa. Người nước Tề sang thấy, không hiểu ý nghĩara sao mới tìm người mà hỏi, nhưng không ai chịu nói rõ . Sau cùng gặp một ônglão bảo cho biết rằng:- Bức tượng ấy cụ thể hóa câu cách ngôn tam giam kỳ khẩu nghĩa là lỗ miệngkhoá ba khóa .Người nước Tề lại hỏi :- Tại sao lại khoá đến ba khóa ?Ông lão đáp :- Nếu chỉ khoá một thì khóa ở nơi nào ? Khóa ở nơi mép bên hữu ư ? Thì giữamiệng và mép bên tả hở . Khóa ở mép bên tả ư ? Thì giữa miệng và mép bên hữahở . Khoá ở giữa miệng ư ? Thì hai bên mép hở . Khóa một thì hở hai nơi . Khóahai thì còn hở một. Mà miệng đã hở ít hay hở nhiều gì cũng đều có hại. Muốn thậtkín thì phải khóa ba khóa vậy .Giữ mồm giữ mép đến thế thật là triệt để .Xem những sự tích xưa còn để lại thì chúng ta thấy rằng người đời xưa cũng nhưđời nay đều thích nói , và thích nói nhiều.Nói, mục đích để truyền sang người ý muốn của mình. Như vậy cần chi phải nóinhiều cho hao hơi, mà chỉ tìm cách nói làm sao cho lời nói của mình lọt vào taingười nghe là đạt được mục đích. Như cách nói của Trần Tử Ngang sau đây là mộtTrần Tử Ngang là một thi nhân đời Đường. Thơ của Trần làm rất nhiều và rất hay,nhưng ít người biết đến.Năm Vĩnh Thuần (682) đời Vua Đường Cao Tôn, Trần đem thi phẩm của mình raKinh Đô, nhưng tìm mãi không được người giới thiệu. Một hôm ra chợ thấy mộtngười bán một cây Hồ Cầm mà giá đòi đến một vạn quan tiền. Ai nấy đều ngơngác hỏi nhau ; Đàn này quý ở chỗ nào mà giá đắt đến thế ? . Một người giàunhất kinh đô nghe đồn đến xem, nhưng không dám mua. Trần không mặc cả, dốctúi bỏ ngay vạn quan, mua cây đàn. Thiên hạ xúm lại hỏi duyên cớ. Trần đáp :- Đó là một vật quý nhất đời . Nhưng nay tôi có việc gấp phải đi. Nếu ai muốn biếtthì ngày mai đến nơi tôi trú ngụ ở xóm Tuyên Dương, tôi sẽ giải thích rõ .Sáng hôm sau, thiên hạ kéo đến nhà trọ của Trần đông như hội. Rượu thịt đãikhách đã bày sẵn. Khi chén đã cạn, Trần nâng cây đàn lên nói rằng:- Tôi là Trần Tử Ngang, quê ở Tứ Xuyên, có hơn một trăm bài thơ đưa đến Kinhđô mà chẳng ai biết cho. Còn cây đàn Hồ Cầm này là một vật nhỏ mọn thì xúmnhau lại xem ! Than ôi ! Chốn văn vật này, ngờ đâu không một ai biết người biếtc ủa !Nói xong đập cây đàn vỡ tan, rồi lấy thơ mình ra phân phát cho mọi người. Chỉtrong một ngày, những bài thơ của Trần Tử Ngang phát ra đã truyền tụng khắp đâyđó . Quan Tư Không Vương Thích nức nở khen rằng văn chương đáng đứng đầuthiên hạ .Năm ấy, Trần đi thi đỗ tiến sĩ, làm chức Tả Thập di.Được ít lâu, vua Cao Tôn băng hà, Vũ Hậu chấp chính. Trần được thăng Lân ĐàiChính sự. Vũ Hậu giết hại Tôn thất, làm nhiều điều dâm loạn, không ai dám hémôi, chỉ có Trần dâng sớ can gián, lời lẽ chính đáng, được Vũ Hậu nghe theo.Nói cho nghe theo, chẳng những lời nói phải khéo léo, cách nói phải hoà nhã, màcòn phải nhắm đối tượng. Đức Khổng Tử dạy rằng :- Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã. Trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngữthượng dã .Nghĩa là: từ bậc trung trở lên thì có thể dùng lời cao ...

Tài liệu được xem nhiều: