Thuốc chữa viêm da trên bớtKhi trẻ có biểu hiện viêm da cần đến khám bác sĩ da liễu.Con tôi 2 tuổi. Từ khi sinh ra, phía sau đầu cháu đã có một đám màu hồng nhạt giống như bớt lẩn dưới tóc. Thế nhưng gần đây trên đám hồng này còn đóng vẩy trắng. Cháu rất ngứa và hay đưa tay lên gãi. Xin quý báo tư vấn giúp con tôi bị bệnh gì, chữa thế nào?Theo như mô tả thì con bạn bị bớt máu phẳng bẩm sinh. Ngay khi mới sinh ra bớt máu phẳng biểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4 Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4: Thuốc chữa viêm da trên bớt Khi trẻ có biểu hiện viêm da cần đến khám bác sĩ da liễu. Con tôi 2 tuổi. Từ khi sinh ra, phía sau đầu cháu đã có một đám màuhồng nhạt giống như bớt lẩn dưới tóc. Thế nhưng gần đây trên đám hồng nàycòn đóng vẩy trắng. Cháu rất ngứa và hay đưa tay lên gãi. Xin quý báo tư vấngiúp con tôi bị bệnh gì, chữa thế nào? Theo như mô tả thì con bạn bị bớt máu phẳng bẩm sinh. Ngay khi mới sinhra bớt máu phẳng biểu hiện bằng các dát màu hồng nhạt hoặc đỏ. Các dát này bằngphẳng với mặt da, không đau, không ngứa, không bong vảy. Bớt máu phẳng làmột tổn thương da lành tính. Ở đa số các trường hợp khi trẻ lớn lên đến tuổitrưởng thành thì các vết đỏ này biến mất. Vì vậy, bớt máu phẳng thường khôngcan thiệp y tế khi các cháu còn nhỏ tuổi. Một số trường hợp các vết đỏ xuất hiện ởcác vị trí thẩm mỹ thì có thể can thiệp sớm hơn. Con bạn tự nhiên xuất hiện cácvảy trắng phía trên vết đỏ là có biểu hiện của viêm da trên bớt máu. Bạn có thể sửdụng thuốc bôi tại chỗ là fobancort (hoặc fucicort). Bôi đúng vết viêm da, khôngđược thoa vào da lành, bôi ngày 2 lần, sáng và tối. Một đợt chỉ bôi từ 7 - 8 ngày.Không được bôi kéo dài vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như teo da, giãn mạch.Không gãi, không cạo trước khi bôi. Khi gội đầu phải xoa rất nhẹ nhàng không càomạnh làm xước da. Tốt nhất bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễuđể có chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất. Đường dùng thuốc ở trẻ em Con tôi gần 2 tuổi, cháu hay bị ốm, sốt, mỗi lần đi khám bác sĩ lại cho dùngthuốc khác nhau, lúc thì uống, lúc thì cho đặt hậu môn, tiêm, xịt họng... Xin quýbáo cho biết tại sao lại như vậy và mỗi đường dùng thuốc như vậy tác dụng khácgì nhau? Nguyễn Minh Anh (Hà Nội) Tương tác thuốc ở cơ thể trẻ emcó những nét khác biệt cơ bản với ngườilớn vì trẻ đang trong quá trình pháttriển, mức độ trưởng thành của các tổchức cũng chưa hoàn thiện. Tùy theotình trạng, điều kiện cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định cách đưa thuốc vào cơ thểkhác nhau. Với đường uống: thuốc sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của đường tiêu hóanhư dịch tiêu hóa, độ rỗng của dạ dày, nhu động ruột, trong đó đáng chú ý mức độbài tiết dịch vị và acid HCl ở trẻ em tính theo kilôgam thể trọng thấp hơn rất nhiềuso với người lớn, nhất là ở trẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh. Mức độ này chỉ đạt đượcđộ tương đối ổn định khi trẻ trên 2 tuổi. Bên cạnh đó tốc độ làm rỗng dạ dày ở trẻem, nhất là trẻ sơ sinh rất chậm, khoảng 6 - 8 tháng mới đạt được như người lớn,vì vậy phần lớn các thuốc dùng đường uống cho trẻ dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thuchậm hơn, do vậy ở lứa tuổi này người ta khuyến cáo nên dùng đường tiêm tĩnhmạch để thuốc hấp thu tối đa và ổn định hơn. Với đường tiêm bắp: trẻ nhỏ cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơvẫn còn thấp, vì vậy khả năng hấp thu chậm; hơn nữa tiêm bắp cũng gây một điềuphiền toái khác là làm trẻ rất đau, vì vậy khuyến cáo là hạn chế dùng cách đưathuốc này. Với đường trực tràng (đặt hậu môn): có ưu điểm trong các trường hợp trẻ bịnôn hoặc các trường hợp mà trẻ không uống thuốc được. Hấp thu qua đường trựctràng khá tốt và nhanh, nên cần lưu ý đến tình trạng ngộ độc thuốc có thể xảy ranếu không tính toán liều cẩn thận. Và khi trẻ bị tiêu chảy thì không được dùngthuốc qua đường trực tràng. Đường hấp thu qua da: với trẻ em cũng hay được dùng, nhưng da trẻ rấtmỏng nên khả năng hấp thu qua da rất lớn. Nếu da bị tổn thương khả năng hấp thucàng tăng, do đó dễ dẫn đến ngộ độc; ngoài ra, da trẻ em rất nhạy cảm nên cần đểý đến các phản ứng kích thích tại chỗ. Hấp thu qua niêm mạc hô hấp: ngày nay với các thuốc dạng xịt, khí dungthì phương thức này càng được sử dụng nhiều do niêm mạc hô hấp mỏng, nhiềumạch máu nên khả năng hấp thu thuốc tốt. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều các thuốc comạch sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Dùng corticoid kéo dài có ảnh hưởng đến chiều cao? Bệnh hen phế quản ngày càng xuất hiện nhiều, nhất là ở trẻ em. Đây là mộthội chứng viêm đường hô hấp mạn tính với tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuấttiết ở tế bào phế quản làm tắc nghẽn phế quản nên có những cơn khó thở, khò khè.Thông thường những biểu hiện này khó có thể phục hồi tự nhiên mà phải dùngthuốc điều trị cấp sau đó dùng liều duy trì để dự phòng. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho các hàm lượngthuốc phù hợp với từng người. Thông thường là các thuốc dạng xịt có chứacorticoid, ngoài ra còn được chỉ định dùng trong rất nhiều bệnh khác. Nhưng khi dùng corticoid kéo dài, rất nhiều tác dụng không mong muốn cóthể xảy ra, trong đó có thể là tình trạng ức chế sự phát triển xương và sụn. Để giảmhậu quả của tác dụng này nên người ta hạn chế v ...