Người ta có sử dụng một số chất chống lão hóa (chống gốc tự do) như: acid alphalipoic, coenzym Q10, betacaroten, vitamin E, vitamin C, selenium. Tuy nhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả thì còn là vấn đề. Các chất chống gốc tự do (GTD) tạo thành mạng lưới, kích hoạt lẫn nhau nên cần dùng chúng dưới dạng phối hợp. Công thức thường dùng hiện nay là phối hợp 4 chất: betacaroten (15mg), vitamin E (400 IU), vitamin C (500mg), selenium (50mcg). Công thức tối ưu được đề nghị gồm 4 chất acid alphalipoic (50-100 mg),...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7 Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 7: Dùng chất chống lão hóa như thế nào? Người ta có sử dụng một số chất chống lão hóa (chống gốc tự do) như:acid alphalipoic, coenzym Q10, betacaroten, vitamin E, vitamin C, selenium. Tuynhiên, sử dụng thế nào cho hiệu quả thì còn là vấn đề. Các chất chống gốc tự do (GTD) tạo thành mạng lưới, kích hoạt lẫn nhaunên cần dùng chúng dưới dạng phối hợp. Công thức thường dùng hiện nay là phốihợp 4 chất: betacaroten (15mg), vitamin E (400 IU), vitamin C (500mg), selenium(50mcg). Công thức tối ưu được đề nghị gồm 4 chất acid alphalipoic (50-100 mg),vitamin C (500-1000mg), vitamin E (400 IU), coenzym Q10 (30-50mg). Hàm lượng các chất phải cao (như trên) mới chống được GTD. Những sảnphẩm có chứa các chất trên nhưng hàm lượng thấp chỉ có ý nghĩa bổ sung vitaminvà vi chất giúp cho quá trình chuyển hóa. Khi cần tăng cường quá trình chuyểnhóa chỉ nên dùng các biệt dược chứa vitamin muối khoáng vi lượng (pharmaton,polivitamin...) nhưng khi cần chống GTD thì dùng hỗn hợp các chất chống GTDvới hàm lượng cao (vivace, belaf...). Cần xác định rõ mục đích khi chọn thuốc đểtránh nhầm lẫn về hàm lượng. Tuy có nhiều trong rau xanh nhưng betacaroten dễ nhạy cảm với ôxy, bịmất đi một phần khi nấu nướng, lại là chất tan trong dầu nên khó hấp thu; trongthuốc thường dùng dưới dạng hỗn dịch. Selenium dưới dạng hữu cơ trong thựcphẩm tốt hơn, ít độc hơn dạng vô cơ, dễ bị mất khi nhiệt độ cao, khó kiểm soát,dùng liều thấp không có hiệu lực, dùng liều cao độc; trong thuốc thường dùngdạng men khô có hàm lượng selenium ổn định. Khi mua các sản phẩm chống GTDcần xem kỹ thành phần có đúng các dạng đó không? Dùng quá liều chất chống GTD là có hại. Ví dụ: dùng thừa selenium sẽ bịrụng lông, tóc, móng. Dùng quá liều cho người có thai càng hại hơn. Do vậy chỉđược dùng chất chống GTD trong liều lượng cho phép. Các nhà khoa học xem chất chống GTD như là một loại thức ăn bổ dưỡnghơn là thuốc. Dùng đúng liều thì không có hại, có thể dùng kéo dài. Chất chống GTD dùng để chống lão hóa, hỗ trợ trong phòng chống bệnh vàkhông thay cho các thuốc đặc hiệu. Hiểu tiềm năng và giới hạn này sẽ dùng chúnghiệu quả hơn, tránh sự ngộ nhận, nhầm lẫn. “Nước ăn chân” dùng thuốc gì? Thời tiết nóng ẩm và những cơn mưa, những trận bão lụt của mùa hè... làmôi trường thuận lợi cho bệnh “nước ăn chân” phát triển, đặc biệt ở những ngườira mồ hôi chân, đi giầy kín, người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môitrường ẩm ướt: phải lội bùn, làm việc trên ruộng nước, chống lụt bão... Nước ăn chân, còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường bắt đầu xuất hiện ởgiữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4 với biểu hiện bong xước da, có màu hơi vàng, chảydịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân, sau đó lan sang các kẽ ngón chân kháchay lên mu bàn chân hoặc xuống lòng bàn chân. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáykhó chịu. Có thể dùng các thuốc sau: - Dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic,acid salicylic, iod và cồn 70 độ), ngày bôi 1 đến 2 lần. Cấm dùng để uống. - Cồn ASA (thành phần gồm: aspirin, natri salicylat pha trong cồn 70 độ).Dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng cóbệnh, ngày bôi 1-2 lần. - Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten,ketoconazol, ticonazol... Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi3-4 lần /ngày. Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như:griseofulvin, nizoral, hoặc sporal... Ngoài ra, ở nước ta nhiều cây thuốc cũng được sử dụng để điều trị nấm: rễcây táo rừng, trầu không, kim ngân, chút chít, ké đầu ngựa, lá muồng trâu... Có thểvò nát một trong các thứ trên, xát nhẹ vào chân hoặc nấu thành nước để ngâm châncũng có kết quả rất tốt. Có nên dùng tetracyclin tra mắt thường xuyên? Tôi năm nay đã 76 tuổi, bị viêm kết mạc. Bác sĩ đã từng cho nhỏ thuốccloramphenicol 0,4%, thuốc ticoldex, nhưng vẫn không khỏi. Có lần tôi đọc báothấy nói nhỏ cloramphennicol 0,4% thường xuyên thì bị thiếu máu bất sản, cònnhỏ ticoldex nhiều với một chất kháng viêm steroid có hoạt tính cao làdexamethason thì dễ bị tăng nhãn áp và bị glôcôm góc đóng, nên không dám dùng.Tôi bèn dùng mỡ tetracyclin 1% tra mắt thường xuyên. Xin tòa soạn cho biết dùngmỡ tetracyclin 1% tra mắt thường xuyên có hại gì không? Nguyễn Trọng Thái(Phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Ở tuổi 76 thì đa phần các bệnh nhân sẽ có biểu hiện viêm kết mạc - bờ mihoặc tương tự như vậy, xin giải thích ngay để bác hiểu: - Bờ mi bị viêm do tình trạng nhiễm độc mạn tính ánh nắng mặt trời, tìnhtrạng tăng tiết bã nhờn hay tắc các tuyến ngoại tiết của mi và sụn mi. Viêm bờ miđược biết đến là bệnh mạn tính, ha ...