Những thách thức trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ta hiện nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 327.81 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Những thách thức trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ta hiện nay đề cập những thách thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ta hiện nay NHỮNG THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGUYỄN HUY PHÒNG Viện Văn hóa và Phát triển - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) không thể không nhắc tới vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của đội ngũ thầy cô giáo - nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp “trồng người”. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) đạt được những kết quả đáng tự hào, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình trong và ngoài nước cũng như những đòi hỏi từ chính người học và thực tiễn cuộc sống, đặt ra nhiều vấn đề cần khắc phục trong đào tạo, bồi dưỡng GV. Nghiên cứu này đề cập những thách thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ khoá: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.1. VỀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Theo thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, năm học 2007-2008, “cả nước có khoảng 1.069.100 nhà giáo (bao gồm:171.900 giáo viên mầm non; 344.900 giáo viên tiểu học; 312.400 giáo viên trung học cơsở; 136.600 giáo viên trung học phổ thông; 15.100 giáo viên các trung tâm giáo dụcthường xuyên; 14.500 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; 20.200 giáo viên các trườngdạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề và 53.500 giảng viên đạihọc, cao đẳng). Về chất lượng đội ngũ nhà giáo, hầu hết nhà giáo có trình độ đào tạo đạtchuẩn và trên chuẩn, cụ thể: giáo viên mầm non đạt 90%; giáo viên tiểu học đạt 97,8%;giáo viên trung học cơ sở đạt 98,6%; giáo viên trung học phổ thông đạt 97,5%; giáoviên trung cấp chuyên nghiệp đạt 94,66%; giáo viên dạy nghề đạt 58,88%; giáo viên caođẳng nghề đạt 82,83%; giáo viên trung cấp nghề đạt 73,16% và giảng viên đại học, caođẳng đạt 92,93%. Số chưa đạt chuẩn giảm dần hàng năm” 1. Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, nhiều cơ sở giáo dục, trường học đào tạogiáo viên sư phạm được mở rộng quy mô, số lượng, thu hút được đông đảo học sinh,sinh viên đăng ký. Tính đến tháng 9 năm 2013, theo số liệu thống kê của Bộ GD và ĐT,“cả nước có 94 cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó, có 9 trườngĐHSP; 1 trường ĐH giáo dục, 28 trường ĐH có khoa, ngành đào tạo SP; 31 trườngCĐSP; 22 trường CĐ có khoa, ngành đào tạo SP và 3 trường trung cấp sư phạm. Trong1 Dẫn theo Nguyễn Hải Thập, Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dungcăn bản nghiên cứu khi xây dựng luật viên chức (Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn) 373TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017số các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông có 93 cơ sở đào tạo giáo viên mầmnon, 90 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học, 90 có sở đào tạo giáo viên THCS và 38 cơ sởđào tạo giáo viên THPT. Quy mô đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông hiện naykhoảng 367.000 sinh viên (chiếm khoảng 15,5% tổng quy mô sinh viên chính quy dàihạn của cả nước). Năm học 2012-2013 mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non,phổ thông tuyển mới khoảng 66.700 học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung. Trongcùng năm, đã có khoảng 31.200 giáo viên mầm non, phổ thông tốt nghiệp (trong đó:giáo viên trình độ đại học khoảng 12.600 giáo viên THPT; giáo viên trình độ đại học vàcao đẳng gồm: khoảng 9.100 giáo viên THCS, khoảng 4500 giáo viên TH, khoảng 25.000 giáo viên mầm non)” . Còn theo số liệu mới nhất, hiện cả nước có 108 cơ sở đào tạo giáo viên mầm nonvà giáo viên phổ thông, bao gồm 9 trường ĐH sư phạm, 1 trường ĐH giáo dục, 31 khoa,ngành sư phạm trong các trường ĐH đa ngành, 35 trường cao đẳng sư phạm, 19 khoa,ngành Sư phạm trong các trường CĐ đa ngành, 3 trường trung cấp sư phạm và 10trường trung cấp chuyên nghiệp. Sự phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên đã đáp ứng được tình trạngthiếu hụt đội ngũ giảng dạy ở các cấp học, tạo nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng tốt nhucầu của xã hội. Trình độ GV không ngừng được nâng cao, các chính sách của Đảng,Nhà nước về giáo dục có nhiều đổi mới, nhằm khuyến khích động viên GV yên tâm,yêu nghề, gắn bó với môi trường giáo dục. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cánbộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổthông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” (Quyết định số 732/QĐ- ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở nước ta hiện nay NHỮNG THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGUYỄN HUY PHÒNG Viện Văn hóa và Phát triển - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) không thể không nhắc tới vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của đội ngũ thầy cô giáo - nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp “trồng người”. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) đạt được những kết quả đáng tự hào, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình trong và ngoài nước cũng như những đòi hỏi từ chính người học và thực tiễn cuộc sống, đặt ra nhiều vấn đề cần khắc phục trong đào tạo, bồi dưỡng GV. Nghiên cứu này đề cập những thách thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ khoá: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.1. VỀ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Theo thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, năm học 2007-2008, “cả nước có khoảng 1.069.100 nhà giáo (bao gồm:171.900 giáo viên mầm non; 344.900 giáo viên tiểu học; 312.400 giáo viên trung học cơsở; 136.600 giáo viên trung học phổ thông; 15.100 giáo viên các trung tâm giáo dụcthường xuyên; 14.500 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; 20.200 giáo viên các trườngdạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề và 53.500 giảng viên đạihọc, cao đẳng). Về chất lượng đội ngũ nhà giáo, hầu hết nhà giáo có trình độ đào tạo đạtchuẩn và trên chuẩn, cụ thể: giáo viên mầm non đạt 90%; giáo viên tiểu học đạt 97,8%;giáo viên trung học cơ sở đạt 98,6%; giáo viên trung học phổ thông đạt 97,5%; giáoviên trung cấp chuyên nghiệp đạt 94,66%; giáo viên dạy nghề đạt 58,88%; giáo viên caođẳng nghề đạt 82,83%; giáo viên trung cấp nghề đạt 73,16% và giảng viên đại học, caođẳng đạt 92,93%. Số chưa đạt chuẩn giảm dần hàng năm” 1. Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, nhiều cơ sở giáo dục, trường học đào tạogiáo viên sư phạm được mở rộng quy mô, số lượng, thu hút được đông đảo học sinh,sinh viên đăng ký. Tính đến tháng 9 năm 2013, theo số liệu thống kê của Bộ GD và ĐT,“cả nước có 94 cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó, có 9 trườngĐHSP; 1 trường ĐH giáo dục, 28 trường ĐH có khoa, ngành đào tạo SP; 31 trườngCĐSP; 22 trường CĐ có khoa, ngành đào tạo SP và 3 trường trung cấp sư phạm. Trong1 Dẫn theo Nguyễn Hải Thập, Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dungcăn bản nghiên cứu khi xây dựng luật viên chức (Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn) 373TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017số các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông có 93 cơ sở đào tạo giáo viên mầmnon, 90 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học, 90 có sở đào tạo giáo viên THCS và 38 cơ sởđào tạo giáo viên THPT. Quy mô đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông hiện naykhoảng 367.000 sinh viên (chiếm khoảng 15,5% tổng quy mô sinh viên chính quy dàihạn của cả nước). Năm học 2012-2013 mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non,phổ thông tuyển mới khoảng 66.700 học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung. Trongcùng năm, đã có khoảng 31.200 giáo viên mầm non, phổ thông tốt nghiệp (trong đó:giáo viên trình độ đại học khoảng 12.600 giáo viên THPT; giáo viên trình độ đại học vàcao đẳng gồm: khoảng 9.100 giáo viên THCS, khoảng 4500 giáo viên TH, khoảng 25.000 giáo viên mầm non)” . Còn theo số liệu mới nhất, hiện cả nước có 108 cơ sở đào tạo giáo viên mầm nonvà giáo viên phổ thông, bao gồm 9 trường ĐH sư phạm, 1 trường ĐH giáo dục, 31 khoa,ngành sư phạm trong các trường ĐH đa ngành, 35 trường cao đẳng sư phạm, 19 khoa,ngành Sư phạm trong các trường CĐ đa ngành, 3 trường trung cấp sư phạm và 10trường trung cấp chuyên nghiệp. Sự phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên đã đáp ứng được tình trạngthiếu hụt đội ngũ giảng dạy ở các cấp học, tạo nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng tốt nhucầu của xã hội. Trình độ GV không ngừng được nâng cao, các chính sách của Đảng,Nhà nước về giáo dục có nhiều đổi mới, nhằm khuyến khích động viên GV yên tâm,yêu nghề, gắn bó với môi trường giáo dục. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cánbộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổthông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” (Quyết định số 732/QĐ- ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bồi dưỡng giáo viên Phát triển năng lực giáo viên Giải pháp bồi dưỡng giáo viên Nâng cao chất lượng giáo dục Đổi mới giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 431 2 0 -
5 trang 234 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 169 0 0 -
9 trang 159 0 0
-
11 trang 109 0 0
-
5 trang 97 0 0
-
120 trang 95 1 0
-
8 trang 95 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
5 trang 91 0 0