Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 444.17 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết định nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II NHỮNG TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG NÓI TRONG TIẾNG VIỆT Ths. Trần Thị Ngân Giang Bộ môn Việt Nam học Tóm tắt: Khảo sát và nghiên cứu THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ nói trong câu, trong lời nói; chúng tôi thống kê được 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt trên 400 THTCĐ biểu thị sự nói năng nói chung. Bước đầu xem xét nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Từ khóa: tổ hợp từ cố định, hoạt động nói năng, đơn vị từ vựng biểu thị. 1. Đặt vấn đề Tổ hợp từ cố định là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Nó biểu đạt những ý nghĩa khác nhau của hoạt động con người. Các tổ hợp từ cố định thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ. Việc nắm bắt được ý nghĩa của tổ hợp từ cố định giúp cho việc nghiên cứu, học tập ngôn ngữ được dễ dàng, sâu sắc hơn. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta dùng lời để truyển đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. Hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ chủ yếu thể hiện bằng sự nói năng. Trong tiếng Việt, nhóm từ ngữ liên quan đến hoạt động nói năng có rất nhiều, chỉ riêng những tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng thôi cũng đã khá phong phú và đa dạng. Để chỉ các mặt khác nhau của sự thể hiện lời nói của hành vi nói năng có rất nhiều loại đơn vị ngôn ngữ để biểu thị; ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào khảo sát những tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ nói trong câu, trong lời nói. Việc khảo sát nghiên cứu này sẽ cung cấp tư liệu và những hiểu biết về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa của một loại đơn vị từ vựng; góp phần vào việc nghiên cứu những từ biểu thị hoạt động nói năng nói chung và nghĩa biểu đạt của các từ chỉ hoạt động nói năng trong tiếng Việt nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông cũng như đại học; bổ sung kiến thức văn hóa dân tộc cho người nước ngoài học tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu còn có thể góp phần bổ sung nguồn từ liệu cho việc nghiên cứu biên soạn từ điển. 2. Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng 2.1. Khái niệm tổ hợp từ cố định Tổ hợp từ cố định (THTCĐ) hay cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại một cách biệt lập với tư cách một đơn vị có sẵn như từ. Xét về nhiều phương diện chúng cũng có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa tương đối ổn định như từ. Chẳng hạn, đây là những THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng: Bắn tiếng, Lên tiếng, Mở mồm, Ngỏ lời, Thổ lộ can tràng, Ba hoa chích choè, Khua môi múa mép, Hở môi, Nhả ngọc phun châu... Trường Đại học Thăng Long 261 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Sở Khanh lên tiếng rêu rao Nọ nghe rằng có con nào ở đây (Nguyễn Du - Truyện Kiều, c.1171) Chúng tôi coi những cụm từ cố định này là những đơn vị tương đương với từ. Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ; và tương đương với nhau về chức năng hoạt động, chức năng tham gia tạo câu. Đặc biệt ở đây là chức năng làm vị ngữ trong câu; mỗi THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ nói trong câu, trong lời nói. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt được phân loại như sau: TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH NGỮ CỐ ĐỊNH THÀNH NGỮ Ví dụ: Thao thao bất tuyệt , Ba hoa thiên địa ... QUÁN NGỮ Ví dụ: hé răng, mở miệng... 2.2. Tập hợp những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng Bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng, hạn chế trong phạm vi những tổ hợp từ cố định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với động từ nói. Sau khi đã gạt ra ngoài những THTCĐ biểu thị sự nói năng, cách nói năng, và liên quan đến sự nói năng, liên quan đến hoạt động nói năng nói chung, chúng tôi đã thống kê được, và lập thành một nhóm các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng như sau: 1. Ấp a ấp úng 36. Lên tiếng 2. Bô lô ba la 37. Mồm loa mép giải 3. Bày tỏ 38. Mồm năm miệng mười 4. Bắn tin 39. Mở mồm 5. Bắn tiếng 40. Mở miệng 6. Bắt chuyện 41. Múa mép khua môi 7. Ba hoa chích choè 42. Nói chuyện 8. Ba hoa thiên địa 43. Ngỏ lời 9. Ba hoa thiên tướng 44. Nhả ngọc phun châu 10. Ba hoa xích đế 45. Nhắn đôi lời Trường Đại học Thăng Long 262 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 11. Bộc bạch nỗi niềm 46. Nhắn gửi 12. Bộc bạch tâm sự 47. Nhắn một lời 13. Bộc lộ nỗi niềm 48. Nhắn nhủ 14. Bộc tuệch bộc toạc 49. Nhai đi nhai lại 15. Chyện trò 50. Nhiều lời 16. Con cà con kê 51. Oang oang lỗ miệng 17. Dài dòng văn tự 52. Oang oang như lệnh vỡ 18. Dốc bầu tâm sự 53. Tào lao thiên đế 19. Đưa tin 54. Thơn thớt đầu lưỡi 20. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II NHỮNG TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG NÓI TRONG TIẾNG VIỆT Ths. Trần Thị Ngân Giang Bộ môn Việt Nam học Tóm tắt: Khảo sát và nghiên cứu THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ nói trong câu, trong lời nói; chúng tôi thống kê được 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt trên 400 THTCĐ biểu thị sự nói năng nói chung. Bước đầu xem xét nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Từ khóa: tổ hợp từ cố định, hoạt động nói năng, đơn vị từ vựng biểu thị. 1. Đặt vấn đề Tổ hợp từ cố định là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Nó biểu đạt những ý nghĩa khác nhau của hoạt động con người. Các tổ hợp từ cố định thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ. Việc nắm bắt được ý nghĩa của tổ hợp từ cố định giúp cho việc nghiên cứu, học tập ngôn ngữ được dễ dàng, sâu sắc hơn. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta dùng lời để truyển đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. Hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ chủ yếu thể hiện bằng sự nói năng. Trong tiếng Việt, nhóm từ ngữ liên quan đến hoạt động nói năng có rất nhiều, chỉ riêng những tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng thôi cũng đã khá phong phú và đa dạng. Để chỉ các mặt khác nhau của sự thể hiện lời nói của hành vi nói năng có rất nhiều loại đơn vị ngôn ngữ để biểu thị; ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào khảo sát những tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ nói trong câu, trong lời nói. Việc khảo sát nghiên cứu này sẽ cung cấp tư liệu và những hiểu biết về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa của một loại đơn vị từ vựng; góp phần vào việc nghiên cứu những từ biểu thị hoạt động nói năng nói chung và nghĩa biểu đạt của các từ chỉ hoạt động nói năng trong tiếng Việt nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông cũng như đại học; bổ sung kiến thức văn hóa dân tộc cho người nước ngoài học tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu còn có thể góp phần bổ sung nguồn từ liệu cho việc nghiên cứu biên soạn từ điển. 2. Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng 2.1. Khái niệm tổ hợp từ cố định Tổ hợp từ cố định (THTCĐ) hay cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại một cách biệt lập với tư cách một đơn vị có sẵn như từ. Xét về nhiều phương diện chúng cũng có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa tương đối ổn định như từ. Chẳng hạn, đây là những THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng: Bắn tiếng, Lên tiếng, Mở mồm, Ngỏ lời, Thổ lộ can tràng, Ba hoa chích choè, Khua môi múa mép, Hở môi, Nhả ngọc phun châu... Trường Đại học Thăng Long 261 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Sở Khanh lên tiếng rêu rao Nọ nghe rằng có con nào ở đây (Nguyễn Du - Truyện Kiều, c.1171) Chúng tôi coi những cụm từ cố định này là những đơn vị tương đương với từ. Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ; và tương đương với nhau về chức năng hoạt động, chức năng tham gia tạo câu. Đặc biệt ở đây là chức năng làm vị ngữ trong câu; mỗi THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ nói trong câu, trong lời nói. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt được phân loại như sau: TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH NGỮ CỐ ĐỊNH THÀNH NGỮ Ví dụ: Thao thao bất tuyệt , Ba hoa thiên địa ... QUÁN NGỮ Ví dụ: hé răng, mở miệng... 2.2. Tập hợp những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng Bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng, hạn chế trong phạm vi những tổ hợp từ cố định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với động từ nói. Sau khi đã gạt ra ngoài những THTCĐ biểu thị sự nói năng, cách nói năng, và liên quan đến sự nói năng, liên quan đến hoạt động nói năng nói chung, chúng tôi đã thống kê được, và lập thành một nhóm các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng như sau: 1. Ấp a ấp úng 36. Lên tiếng 2. Bô lô ba la 37. Mồm loa mép giải 3. Bày tỏ 38. Mồm năm miệng mười 4. Bắn tin 39. Mở mồm 5. Bắn tiếng 40. Mở miệng 6. Bắt chuyện 41. Múa mép khua môi 7. Ba hoa chích choè 42. Nói chuyện 8. Ba hoa thiên địa 43. Ngỏ lời 9. Ba hoa thiên tướng 44. Nhả ngọc phun châu 10. Ba hoa xích đế 45. Nhắn đôi lời Trường Đại học Thăng Long 262 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II 11. Bộc bạch nỗi niềm 46. Nhắn gửi 12. Bộc bạch tâm sự 47. Nhắn một lời 13. Bộc lộ nỗi niềm 48. Nhắn nhủ 14. Bộc tuệch bộc toạc 49. Nhai đi nhai lại 15. Chyện trò 50. Nhiều lời 16. Con cà con kê 51. Oang oang lỗ miệng 17. Dài dòng văn tự 52. Oang oang như lệnh vỡ 18. Dốc bầu tâm sự 53. Tào lao thiên đế 19. Đưa tin 54. Thơn thớt đầu lưỡi 20. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động nói trong tiếng Việt Biểu thị hoạt động Tổ hợp từ cố định Hoạt động nói năng Đơn vị từ vựng biểu thị Ngôn ngữ tiếng ViệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 62 0 0
-
121 trang 36 0 0
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Học tập phong cách ngôn ngữ : Phần 1
121 trang 32 1 0 -
Modern Vietnamese (Tập 4): Phần 2
100 trang 30 0 0 -
Một số phương pháp phát hiện tin tức giả mạo trong ngôn ngữ tiếng Việt
12 trang 27 0 0 -
Modern Vietnamese (Tập 4): Phần 1
87 trang 27 0 0 -
NP gì cũng... và NP nào cũng...
10 trang 27 0 0 -
Từ ghép tiếng Việt nhìn từ triết lí âm dương
3 trang 27 0 0 -
Giáo trình 越語語言學概論 (Ngôn ngữ tiếng Việt) (2) – Phần 2
13 trang 26 0 0 -
Giáo trình 越語語言學概論 (Ngôn ngữ tiếng Việt) (1) – Phần 1
23 trang 24 0 0