Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu về những bài hát đồng dao, vè, những hình ảnh ngộ nghĩnh hồn nhiên của mỗi đứa trẻ là linh hồn cho mỗi trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian vui nhộn của các dân tộc Việt Nam, Nga và tại các nước khác trên thế giới đã ngấm sâu vào tâm hồn trẻ thơ, và trở thành nét văn hóa rất riêng của mỗi dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những trò chơi dân gian Nga và Việt NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGA VÀ VIỆT Vũ Thị Hà – Lớp 4N-08 Mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ và đã từng chơinhững trò trẻ con. Những vòng quay của con quay hay những bước nhảy, đuổibắt… tất cả những trò chơi dân gian đó như là một bức tranh sinh động của cuộcsống. Dù ở Việt Nam hay các quốc gia khác trên thế giới thì những trò chơi dângian như những dòng phù sa bồi đắp cho tâm hồn mỗi đứa trẻ. Những bài hátđồng dao, vè, những hình ảnh ngộ nghĩnh hồn nhiên của mỗi đứa trẻ là linh hồncho mỗi trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian vui nhộn của các dân tộcViệt Nam, Nga và tại các nước khác trên thế giới đã ngấm sâu vào tâm hồn trẻthơ, và trở thành nét văn hóa rất riêng của mỗi dân tộc. Trò chơi dân gian cónhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượngngười chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luậtriêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà khôngchán. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về sự tương đồng và khác biệt giữanhững trò chơi dân gian của hai dân tộc Việt Nam và Nga. 1. Các trò chơi dân gian tập thể có nét tương đồng của Nga và Việt 1.1. Trò chơi Nhảy dây (Ужище) a) Mục đích:Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 122 Nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý, sự khéo léo dẻo dai, sức mạnhvà sức bật của đôi chân. b) Chuẩn bị: - Chuẩn bị một đoạn dây dài khoảng 10-20m. c) Cách chơi: Có hai người đứng ở hai đầu cầm dây quay mọi người lần lượt vào nhảy(hoặc một đội) ai chạm vào dây sẽ phải làm thay cho người đưng quay dây vàngười kia sẽ tiếp tục vào chơi… Trong khi nhảy thì cả nhóm hát vang bài: “Con sều là con con sều Bú tí mẹ ru mà đi hậu quay Ai về là ai ai về Mua con búp bê học lớp 1c Mà đi hậu dừng” Kết thúc bài hát buộc người chơi phải nhảy ra khỏi vòng dây. Ai còn ở lạihoặc chạm dây đều coi là phạm quy và phải làm thay người quay dây. Các emcũng có thể thay bằng nhiều bài hát ngắn, vui nhộn nào đó. Trò chơi này cũng rấtđược phổ biến ở Nga. 1.2. Trò chơi Mèo đuổi chuột (Кошкa-мышкa) a) Mục đích: Giúp các em vận động nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy sự thông minh,sáng tạo của trẻ con. b) Chuẩn bị : - Chọn sân chơi sạch sẽ, thoáng mát, bằng phẳng.Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 123 - Tập hợp các em thành một vòng tròn rộng, quay mặt vào nhau, các emnắm chặt tay nhau và dang tay tạo thành những lỗ hổng để “mèo” và “chuột”chui qua khi đuổi nhau. - Chọn một em đóng vai ‘‘mèo”, một em đóng vai ‘‘chuột”. Hai em nàyđứng cách nhau 3 mét ở phía trong vòng tròn. c) Cách chơi: Khi có lệnh của quản trò thì các em đứng thành vòng tròn nắm tay nhaulắc lư và nhún nhảy chân. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy,mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột chạy. Haingười này chạy và mọi người cùng hát: “Mèo đuổi chuột. Mời bạn ra đây. Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng. Chuột luồn lỗ hổng, chạy vội chạy mau. Mèo đuổi đằng sau, trốn đâu cho thoát” Sau từ ‘‘thoát”, ”chuột” chạy luồn qua các lỗ hổng còn “mèo” thì phảinhanh chóng luồn qua các lỗ hổng mà “chuột” đã chạy để bắt chuột. Khi đuổikịp, ‘‘mèo” đập nhẹ tay vào người ‘‘chuột” và coi như là “chuột” bị bắt, trò chơidừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác để trò chơi lại được tiếptục. ‘‘Thế rồi chú chuột, lại đóng vai mèo, co cẳng đuổi theo, chú mèo hóachuột’’. Chú ý: Khi chưa đọc đến từ “thoát” cả “chuột” và “mèo” đều chưa đượcchạy, ai chạy trước là phạm quy và thay bằng một người khác. Khi cả chuột vàmèo chạy qua các lỗ hổng các em đứng thành vòng tròn không được hạ tayxuống để cản đường.Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 124Mỗi trò chơi dân gian đều có thể có nhiều dị bản. Đây là một cách chơi khác : Sốlượng người chơi từ 5 trở lên. Đầu tiên, một đứa trẻ sẽ làm mèo và sẽ bị bịt mắt,tất cả những đứa trẻ khác sẽ làm chuột, chúng chạy vòng quanh con mèo và cóđối thoại như sau:Những con chuột hỏi: - Mèo đang đứng ở đâu?Con mèo trả lời: - Đang ở trên cầu.Những con chuột hỏi: - Thế mèo uống gì?Con mèo trả lời: - Nước hoa quả.Những con chuột liền chạy đi và la lên: - Đi tìm và bắt chúng tao đi!!! Những con chuột chạy vòng quanh và vỗ tay rầm rộ, con mèo bịt mắt cầnphải bắt được một con chuột nào đó, và con chuột bị bắt sẽ trở thành con mèo. Ởnước Nga trò chơi này cũng diễn ra tương tự. Đây là hướng dẫn trò chơi: ...