Danh mục

Những trở ngại thực hiện quản trị theo mô hình chất lượng toàn diện – nghiên cứu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đà Nẵng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.01 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này phát triển thang đo lường và trên cơ sở đó đánh giá những trở ngại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Đà Nẵng đối với việc thực thi quản trị theo mô hình chất lượng toàn diện. Thang đo 5 nhân tố với 18 biến quan sát được xác định là tin cậy và giá trị để đánh giá các trở ngại trong nghiên cứu này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những trở ngại thực hiện quản trị theo mô hình chất lượng toàn diện – nghiên cứu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đà Nẵng NHỮNG TRỞ NGẠI THỰC HIỆN QUẢN TRỊ THEO MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN – NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI ĐÀ NẴNG BARRIERS TO SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES (SMEs) IN DANANG FOR THE IMPLEMENTATION OF MANAGEMENT WITH TOTAL QUALITY MODEL TS. Nguyễn Thị Bích Thủy CN. Lê Thị Thủy Tiên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Trong nền kinh tế thị trường hiện tại, các công ty không ngừng vươn lên để đạt được một lợi thế cạnh tranh bền vững, từ đó giúp họ cải thiện hiệu quả hoạt động. Trong số ít các lợi thế cạnh tranh có tính bền vững thì chất lượng là một yếu tố rất quan trọng. Phần lớn người tiêu dùng coi chất lượng có tầm quan trọng ít nhất cũng tương đương với giá trong việc đưa ra các quyết định mua hàng. Quản trị chất lượng toàn diện được các chuyên gia trong lý thuyết và thực tiễn đề cập như là phương pháp tiếp cận tổng thể về quản trị chất lượng để từ đó đáp ứng được chất lượng đầu ra, sự thỏa mãn của khách hàng. Quản trị theo mô hình chất lượng toàn diện đã được xem như là một cách để chuyển đổi nền kinh tế của một số quốc gia trở nên có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với những quốc gia khác. Mặc dù có những lợi ích to lớn nhưng mô hình này không dễ đạt được trong thực tế. Bằng cách kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu này phát triển thang đo lường và trên cơ sở đó đánh giá những trở ngại đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Đà Nẵng đối với việc thực thi quản trị theo mô hình chất lượng toàn diện. Thang đo 5 nhân tố với 18 biến quan sát được xác định là tin cậy và giá trị để đánh giá các trở ngại trong nghiên cứu này. Từ khóa: Chất lượng toàn diện, doanh nghiệp nhỏ và vừa, rào cản, Đà Nẵng Abstract In the current market economy, businesses are constantly rising in order to achieve a sustainable competitive advantage, helping them to improve operational efficiency. In a small number of sustainable competitive advantages, quality is a very important factor. The majority of consumers consider quality at least important equivalent to price in the purchase making decision. Total quality management is mentioned in theory and practice by experts as the overall approach of quality management from which to meet the output quality and customer satisfaction. Management by total quality model is considered as a way to transform the economies of some countries to acquire more competitive advantage than others. Despite having huge benefits, this model is not easy to achieve in practice. By using combination between quantitative and qualitative research, this study developed a scale of measurement and, on that basis, assessed barriers to small and medium enterprises (SMEs) in Danang for the implementation of management with total quality model. A scale of 5 factor with 18 items was defined as reliability and value to assess barriers in this study. Key words: total quality, Small and Medium Enterprise, barrier, Danang 441 Giới thiệu Trong bối cảnh cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thị trường toàn cầu, thực hiện hệ thống quản trị chất lượng toàn diện (TQM) đã trở thành văn hóa kinh doanh thiết yếu và là một công cụ sống còn đối với cả ngành công nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ. Thực tế đã chứng minh rằng thực hiện thành công TQM sẽ giúp các tổ chứcđạt được kết quả mong muốnnhư tăng hiệu suất, lợi nhuận và cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Từ những năm 1980, TQM đã rất phổ biến trong các ngành công nghiệp và nhiều tổ chức đã ứng dụng mô hình này vào hoạt động quản trị (Hendricks và Singhal, 1996; Gunasekaran, 1999; Hansson và Eriksson, 2002). Quản trị chất lượng toàn diện là một phương pháp quản trị trong đó tất cả mọi người, mọi phương diện hoạt động của tổ chức tập trung vào liên tục cải tiến chất lượng để liên tục thỏa mãn khách hàng, từ đó đảm bảo cho sự phát triển và thành công lâu dài của tổ chức. Ngoài sự hài lòng của khách hàng bên ngoài, TQM thực hiện đảm bảo được lợi ích của xã hội và tất cả các nhân viên – khách hàng nội bộ của tổ chức (Karani và Okibo, 2012). TQM đã được chấp nhận bởi nhiều tổ chức trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ, do đó nó đã gây được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu (Gharakhani & ctg, 2013). Trên thế giới, TQM đã được áp dụng thành công bởi rất nhiều các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đối với các DNNVV thì việc áp dụng TQM còn khá mờ nhạt, mặc dù các DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó cũng là do việc thực hiện TQM luôn gặp những trở ngại. Nghiên cứu này sẽ tổng hợp tài liệu và trình bày những trở ngại của việc thực hiện hệ thống quản lý theo mô hình chất lượng toàn diện, thực hiện áp dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Đà Nẵng. Cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: -Những gì là g trở ngại đối với DNNVV ở Đà Nẵng trong việc thực hiện quản trị theo mô hình chất lượng toàn diện với thực trạng hoạt động quản trị như hiện nay? - Mức độ của các trở ngại này như thế nào? 1. Tổng quan lý thuyết TQM và đặc trưng của TQM TQM được định nghĩa là một triết lý quản trị và được dẫn dắt bởi những thành tựu liên tục về sự hài lòng của khách hàng thông qua cải tiến liên tục ở tất cả các quá trình của tổ chức (Robbins, 2001). Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) xác định TQM là một phương pháp quản trị đối với một tổ chức,trong đó tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viênvà hướng tới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: